12/02/2018, 14:31

Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao Bài làm Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là một tuyệt phẩm của văn học hiện thực phản ánh đời sống xã hội phong kiến đầy những bất công, đồng thời khắc họa thành công người nông dân bị bần ...

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

Bài làm

Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là một tuyệt phẩm của văn học hiện thực phản ánh đời sống xã hội phong kiến đầy những bất công, đồng thời khắc họa thành công người nông dân bị bần cùng hóa dồn tới bước đường cùng.

Đọc những trang viết của nhà văn Nam Cao người đọc có thể thấy rõ bức tranh phong kiến thối nát, nhiều điều bất lương ám ảnh người đọc.

Xuyên suốt tác phẩm chính là nhân vật chính Chí Phèo- anh ta vốn là người nông dân chân chất lương thiện nhưng bị xã hội đàn áp, bức bách tới đường cùng trở thành kẻ sát nhân gớm ghiếc ghê sợ.

Nhà văn Nam Cao đã cho nhân vật chính Chí Phèo của mình xuất hiện ngay đầu tiên của tác phẩm bằng những tiếng chửi. Những tiếng chửi đời chửi người nhiều chua xót, mở đầu cho cuộc đời nhiều tăm tối của nhân vật này.

Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

Nhân vật Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người ta tìm thấy rồi truyền nhau nuôi dưỡng, rồi tới khi lớn một chút hắn đi ở đợ cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến là người có tiền và quyền ở làng Vũ Đại, nhưng vì ghen tuông với Chí Phèo vì bà ba nhà lão cứ để ý tới hắn, nên Bá

Kiến đẩy Chí Phèo vào tù trong oan khuất, đẩy một người lương thiện tới đường cùng.
Chí Phèo đã đánh mất dần bản thân, tính lương thiện của mình, bởi sau khi bị chìm trong vũng bùn lầy của cuộc đời hắn đã thay đổi hoàn toàn. Hắn trở về làng sau 7-8 gì đó thành một con người khác.

Nhà văn Nam Cao đã khắc họa rõ từng nét trên khuôn mặt của Chí Phèo phản ánh sự đau khổ của những người nông dân, sự tha hóa của con người khi bị bức bách áp bức bóc lột.

Sau khi đi tù về Chí Phèo xuất hiện với cái đầu trọc, răng trắng hớn, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết. Hình ảnh anh nông dân chất phác, hiền lành lương thiện đã biến mất, sau những năm tháng tù đày.

Xã hội phong kiến đã cướp đi nhân cách bản tính lương thiện và cả những ước mơ làm người lương thiện, hạnh phúc của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà giam, trở thành người biến chất đi rạch mặt ăn vạ, hắn phá tan hạnh phúc của bao nhiêu gia đình trong làng Vũ Đại.

Cả làng Vũ Đại ai gặp hắn cũng tìm cách lảng tránh. Người ta sợ hắn bởi không ai muốn dây phải hủi. Người xưa thường nói thứ nhất sợ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân.

Chính cuộc sống của hắn đã thay đổi hoàn toàn, hắn làm nghề mới nghề rạch mặt mình ăn vạ, đâm thuê chém mướm, để kiếm tiền uống rượu. Chí Phèo bị người dân hiền lành tránh nhé. Sau khi đi tù về hắn tìm tới nhà Bá Kiến gặp tên Bá Kiến

Hắn trở về nơi đã đẩy hắn vào tù, nơi khiến cuộc đời Chí Phèo thành cơ cực. Có lẽ đây chính là nguồn gốc của mọi sự bế tắc của những người dân lương thiện nhưng thấp cổ bé họng.

Nam Cao đã vô cùng thành công khi xây dựng nhân vật Chí Phèo, hình tượng điển hình cho sự tha hóa của những con người sống trong xã hội phong kiến, cùng đường khốn khổ, khiến họ lạc lối.
Nhưng chính nhà văn Nam Cao đã không để cho cuộc đời Chí Phèo dừng lại ở đó tác giả gợi tả sự thèm khát lương thiện, muốn làm một con người sống hiền lành tử tế

Rồi một lần khi uống rượu say Chí Phèo đã bị cảm ốm sốt, rồi Thị Nở một cô gái vừa dở người vừa xấu xí ế chồng đã nấu cho hắn một bát cháo hành. Chính bát cháo hành đó đã kéo Chí Phèo về lại làm người.

Sự xuất hiện của Thị Nở đã kéo đã đánh thức lương tri, đánh thức bản tính lương thiện sẵn có, đánh thức phần lương tri của hắn. Bát cháo hành là giá trị nghệ thuật vô cùng nhân văn to lớn của tác phẩm Chí Phèo.

Sau khi gặp gỡ Thị Nở ở cái vườn chuối định mệnh đó cuộc đời của Chí Phèo đã thay đổi hẳn. Hắn thèm khát một gia đình, thèm khát một người vợ sống cuộc sống bình thường lương thiện, chồng có việc chồng vợ có việc của vợ cùng nhau sum vầy quây quần bên nhau.

Nhưng hạnh phúc giản dị đó Chí Phèo cũng không thực hiện được khi bà cô của Thị Nở không cho vì Chí Phèo là người không cha không mẹ, xuất thân tăm tối, đi tù, là hạng mạt hạng, bần cùng của xã hội chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ ai cũng xa lánh.

Bà cô ruột của Thị Nợ bắt cô phải tuyệt giao với Chí Phèo khiến hắn hận lắm. Hắn muốn đi tìm bà cô của Thị Nở cho con đĩ già một trận nhưng bàn chân hắn lại bước tới nhà Bá Kiến.

Hắn đến nhà Bá Kiến tìm Bá Kiến đòi lương thiện. Ai cho tao lương thiện? Đó chính là câu nói chua xót mà Chí Phèo đã hỏi Bá Kiến, bởi trong sâu thẳm tâm hồn mình Chí Phèo hiểu chính lão Bá Kiến gian ác và cái chế độ tàn bạo kia đã đồn hắn tới đường cùng đánh mất lương thiện.

Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội phong kiến khi đưa người đọc về những tăm tối của người nông dân nước ta thời xưa

Thảo Nguyên

0