12/02/2018, 14:31

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Bài làm Nhà thơ Hàn Mạc Tử là một trong những cây bút xuất sắc của nền thi ca văn học lãng mạn Việt Nam. Trong thơ của ông thường có nhiều màu sắc, mang những dư vị khác nhau, có khi là những vần thơ trong ...

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Bài làm

Nhà thơ Hàn Mạc Tử là một trong những cây bút xuất sắc của nền thi ca văn học lãng mạn Việt Nam. Trong thơ của ông thường có nhiều màu sắc, mang những dư vị khác nhau, có khi là những vần thơ trong trẻo, vui vẻ, cũng có những lúc là những âm thanh buồn bã, man mác, vương vấn…

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu và cuộc sống. Bài thơ này được viết khi nhà thơ Hàn Mặc Tử đang mắc căn bệnh phong giai đoạn cuối, sống những ngày cuối đời tại bệnh viện ở quê nhà.

Chính vì vậy, trong bài thơ người đọc cảm nhận màu sắc man mác, đậm vẻ u buồn, có chút màu sắc liêu trai trong đó. Bài thơ được tác giả Hàn Mặc Tử mở đầu bằng một câu hỏi, cũng như một lời than trách hờn giận?

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Thôn Vĩ Dạ nằm gần bên cạnh bờ sông Hương một con sông hiền hòa thơ mộng, nổi tiếng của cố đô Huế. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn nhà thơ, tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Câu thơ đầu tiên này vừa là một câu hỏi, nhưng cũng là một lời trách nhẹ nhàng, tình cảm của một người thân hỏi một người đi xa quê hương lâu ngày. Nó cũng có thể là lời tác giả tự hỏi bản thân mình, khi anh đã nhiều năm lưu lạc nơi đất khách quê người mà quên mất quê hương của mình.
Câu thơ gợi cho người đọc hiểu hơn, giúp cho tác giả có thể miêu tả phác họa chi tiết hơn về quê hương Vĩ Dạ của mình.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Những hình ảnh quen thuộc của vùng quê hương Vĩ Dạ với những hàng cau nghiêng nắng, thẳng dài tăm tắp, với những vườn trầu xanh mướt. Trầu cau gắn liền với phong tục tập quán của dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho tình yêu, sự hòa quyện gắn bó, thắm đỏ, thân thiết.

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Nó thường xuất hiện trong những ngày trọng đại của đời người như ngày cưới hỏi, xây nhà, động thổ, giỗ chạp…Con người thắp hương một quả cau và lá trầu thể hiện cho tình yêu gắn bó thắm thiết. Hàng cau trong thơ của Hàm Mặc Tử còn có thêm những tia nắng mới lên thể hiện cho sức sống, cho niềm vui, sự ấm áp…

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chờ trăng về kịp tối nay?”

Trong khổ thơ này cảnh thiên nhiên chứa đựng một chút gì đó muộn phiền, khiến cho cảnh vật và lòng người dường như buồn man mác. Hình ảnh dòng nước buồn , đưa những bắp ngô rung rinh tạo trong lòng người đọc những chuyển động nhẹ nhàng, thể hiện một chút luyến tiếc, nuối tiếc khi không thể nào gặp lại người xưa. Người trong mộng mơ ước đã từ lâu của mình.

Hình ảnh “thuyền ai đậu bến sông trăng đó” là một hình ảnh vô cùng lãng mạn, thể hiện sự thanh bình của hạnh phúc. Nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử lại thể hiện sự lo lắng, bối rối, không biết có thể gặp lại người xưa.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Nỗi nhớ mong da diết, đã khiến cho vị khách đường xa đi cả vào trong giấc mơ của Hàm Mặc Tử. Hình ảnh trong mơ hư hư, thực thực tưởng như rất gần nhưng lại xa cách không thể nào chạm được.

Trong câu thơ hình ảnh chiếc áo dài của nữ sinh Huế xuất hiện khiến cho cả bài thơ trở nên bay bổng, tinh khôi. Nó như một lời ước hẹn của tác giả với người con gái một mối tình tinh khôi, của thời học sinh ngây thơ trong sáng nhưng chưa bao giờ phai nhạt trong tâm tưởng của tác giả.

Giữa mênh mang sương khói, sự hư ảo, huyền diệu như mơ thực trong lòng tác giả. Tác giả lo lắng không biết đối phương có nhớ tới mình hay đã quên từ lâu rồi, nên mối tình kia dang dở.
“Ai biết tình ai có đậm đà?” là một câu hỏi, lời thắc mắc mà chính tác giả muốn hỏi lòng mình, tình kia còn thắm hay đã nhạt phai theo thời gian sự mơ tưởng của tác giả về hình bóng cũ chỉ là một giây phút xao xuyến của riêng tác giả mà thôi.

Tình yêu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh vô cùng đẹp về cảnh nông thôn ở Việt Nam nước ta. Một bức tranh đẹp thơ mộng, thể hiện những tình cảm gắn bó gần gũi của tác giả với cảnh đẹp quê hương đất nước.

Bài thơ này được tác giả viết trong khoảng thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, nên trong mỗi vần thơ đều thể hiện một sự tuyệt vọng, u buồn sâu sắc. Người đọc cảm nhận thấy nỗi buồn trong lòng của tác giả qua những vần thơ lãng mạn nhưng man mác nỗi buồn.

Đông Thảo

0