24/05/2017, 13:01

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ngữ văn 12

Phan tich bai tho Dat nuoc cua Nguyen Khoa Diem – Đề bài: Đất nước là một đề tài của rất nhiều nhà văn Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để thấy một đất nước Việt Nam qua các thời kì đầy mạnh mẽ và đổi mới. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật ...

Phan tich bai tho Dat nuoc cua Nguyen Khoa Diem – Đề bài: Đất nước là một đề tài của rất nhiều nhà văn Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để thấy một đất nước Việt Nam qua các thời kì đầy mạnh mẽ và đổi mới. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật trẻ trung sôi nổi, Nguyễn Duy sắc sảo hóm hỉnh, Xuân Quỳnh đằm thắm yêu thương thì Nguyễn Khoa Điềm lại góp vào một giọng thơ tâm tình trầm tĩnh, lắng ...

– Đề bài: Đất nước là một đề tài của rất nhiều nhà văn Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn để thấy một đất nước Việt Nam qua các thời kì đầy mạnh mẽ và đổi mới.

Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật trẻ trung sôi nổi, Nguyễn Duy sắc sảo hóm hỉnh, Xuân Quỳnh đằm thắm yêu thương thì Nguyễn Khoa Điềm lại góp vào một giọng thơ tâm tình trầm tĩnh, lắng sâu, một phong cách thơ trữ tình chính luận. Tiêu biểu cho giọng thơ ấy là bài thơ Đất Nước trích trường ca mặt đường khát vọng. Không những thế qua bài thơ ấy tác giả còn nêu rõ cội nguồn của đát nước, tư tưởng đất nước của nhân dân.

Thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim đã tìm đến đề tài đất nước như một quy luât muôn thuở để bày tỏ lòng nòng nàn yêu nước của mình. Đinh nghĩa đất nước đã có từ rất lâu trong lịch sử từ cao dao dân ca đến nam quốc sơn ha cùng bình cáo đại ngô. Nếu như trước đây định nghĩa về đất nước gắn liền với biên cương, bờ cõi, lãnh thổ, gắn với những triều đại lịch sử thì sau này Nguyễn Đình Thi viết:

                       “ Nước Việt Nam từ máu lửa
                          Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

Chế Lan Viên viết:

                       “ Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn ngàn năm
                         Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?”

Còn Nguyễn Khoa Điềm lại chọn cho mình một cách định nghĩa đất nước rất đôi giản dị, gần gũi, bình thường. Có thể nói đất nước cảu Nguyễn Khoa Điềm ở muôn mặt đời thường.

phan tich bai tho dat nuoc ngyen khoa diem

Chín câu thơ đầu mở ra một suy tư của nhà thơ về cội nguồn đất nước:

                  “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
                     Đất nước có từ ‘ ngày xủa ngày xưa” mẹ thường hay kể
                     Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
                     Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
                     Tóc mẹ thì bới sau đầu
                     Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
                     Cái kèo, cái cột thành tên
                     Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
                     Đất Nước có từ ngày đó…”

Giọng điệu thủ thỉ trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một không khí trầm lắng ngược dòng thời gian trở về với cội nguồn sâu sa của đất nước. Đất nước có từ những câu chuyện của mẹ, những câu chuyện cổ tích ấy bắt đầu bằng những cái ngày xửa ngày xưa. Đất nước hiện lên với phong tục tập quán của nhân dân. Đó là miếng trầu ngày nào bà ăn, miếng trầu làm đầu câu chuyện. Miếng trầu ấy là trầu trong sự tích trầu cau, là miếng trầu giao duyên của những chàng trai cô gái. Có thể nói miếng trầu bà ăn đã có bốn nghìn năm tuổi.  Đó là truyền thống đánh giặc của ông cha ta với sự tích ông gióng ngày nào nhổ tre bên đường để đánh tan giặc Ân. Cây tre ấy cứ thế mà đi vào lịch sử cũng như văn học của người Việt ta. Tre anh hùng giữ nước, tre lao động, tre kiên cường. Đất nước cứ thế hình thành một cách tự nhiên như vậy. không những thế đát nước tồn tại trong chính những thói quen tên goi, tập tục của nhân dân ta. Đó là những thói quen tóc bới sau đầu của mẹ, hình ảnh của người phụ nữ Việt nam với búi tóc dày dặn sau đầu thể hiện sự đảm đang, cần mẫn. Đất nước hiện lên trong hình ảnh của hạt gạo một nắng hai sương. Tình cảm cha mẹ được ví như gừng cay muối mặn. từ những cái kèo, cái cột mà làm nên đất nước.

Như vậy có thể thấy đất nước của nhà thơ không phải là sự tiếp nối của những triều đại, cũng không phải bằng sự truyền ngôi của các vị vua mà đất nước hiện lên từ những gì thân quen nhất. đó là phong tục là con người Việt ta, trong những hình ảnh thấp thoáng một bóng hình đất nước, tuy nhỏ bé nhưng tinh thần lại vượt lên trên tất cả mọi hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đây chính là điểm mới về cách nhìn đất nước chỉ có ở Nguyễn Khoa Điềm.

Tiếp theo nhà thơ  đưa ra định nghĩa về đất nước rất giản dị mà lại độc đáo vô cùng. Nếu như ai đó định nghĩa đất nước ta cong cong hình chữ S, đất nước là tia chớp, đất nước thon thả giọt đàn bầu thì Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước lại rất lạ. cái lạ của nhà thơ chính là nhà thơ đi vào triết tự từ “ đất” và “nước” rồi lại hợp lại để làm rõ định nghĩa về đất nước. Từ đó đất nước hiện lên vừa riêng tư cụ thể gần gũi lại vừa cao cả thiêng liêng mà lớn lao. Nhà thơ đi từ không gian đến thời gian và đến bề dày lịch sử để nói lên định nghĩa của mình.

Trước tiên là không gian về đất nước. không gian ấy mở ra không hào nhoáng, sang trọng, kì vĩ mà hiện lên rất đỗi thân thuộc với mỗi chúng ta. Những hình ảnh rất đỗi mộc mạc giản dị, mọi thứ như trở về với thuở ban sơ:

                   “ Đất là anh đến trường
                      Nước là nơi em tắm
                      Đất nước là nơi ta hò hẹn
                      Đất nước là nơi em đánh rơi trong nỗi nhớ thầm
                      Đất là nơi “ con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
                      Nước là nơi “ con cá ngư ông móng nước biển khơi””.

Không gian mở ra trong sự triết tự đất là nơi người con trai đến trường còn nước là nơi cô gái hằng ngày vẫn tắm. có thể nói đất nước hiện lên trong tình yêu của đôi trai gái. Đất nước là nơi hò hẹn của tình yêu nam nữ tuổi đôi mươi, đó là một tình yêu có đất nước chứng giám. Đất nước còn hiện lên trong không gian riêng tư, không gian trong tinh thần của chàng trai cô gái. Đó là không gian của nỗi nhớ. Câu thơ khiến chúng ta nhớ đến bài ca dao tình nghĩa ngày nào, những hình ảnh thi liệu của nhà thơ thật đậm chất ca dao, cổ xưa. Từ đó đất nước cũng hiên lên thật mộc mạc giản dị, thi vị mà nên thơ. Không gian đó còn là không gian sống của nhân dân ta. Không gian sinh sống đất và nước, đó là nới con chim phượng hoàng và con cá ngư ông ngày nào. Toàn cảnh đất nước, không gian hiện lên không phải những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, không phải những vị vua mà chính là không gian sống của nhân dân.

Đất nước không chỉ hiện lên trong không gian mà còn cả thời gian nữa:

                 “ thời gian đằng đẵng
                    Không gian mênh mông
                    Đất là nơi Chim về
                    Nước là nươi Rồng ở
                    Lạc Long Quân Âu Cơ
                    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
                               …..
                  Đất nước vẹn tròn to lớn”

Đất nước hiện lên trên khoảng thời gian từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai. Quá khứ hiện lên đầy thiêng liêng với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết ấy hay chính là nguồn gốc giống nòi nhân dân ta. Hai người sinh ra dân tộc ta và cho đến bây giờ những ai đã mất đi và những ai còn sống sẽ giữ gìn gánh vác, dậy dỗ con cái mai sau. Hiện tại với tình yêu của đôi trai gái và dân tộc. Tương lai là những đứa con sẽ mang đất nước mình phát triển đi xa đến những ngày tháng mờ mộng. Bởi vì trong anh và em đều có một phần đất nước, vì đất nước là máu thịt của ta. Và đặc biệt phải biết hóa thân cho dáng hình sứ xở

Đó là côi nguồn của đất nước, tiếp đó nhà thơ bắt tay vào làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân của mình. Nếu như đất nước xưa thời phong kiến là của vua chúa chứ không phải của dân thì ở đây đất nước là của nhân dân. Chính nhân dân đã làm nên đất nước:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn trống mái
Gót ngựa của Thánh Giong đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình xây đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, bà Đên, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống cha ông
Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

Trải dài trên hình đất nước chữ S xinh xắn là hàng loạt các địa danh nổi tiếng của đất nước ta trải dài từ bắc chí nam. Ai đã làm nên những địa danh ấy. đó chính là nhân dân. Những người vợ nhớ chồng góp nên núi Vọng  Phu đẹp như thế, cặp vợ chồng góp hòn trống mái, những con rồng, con voi, đến Thánh Giong…. Mỗi địa danh đều gắn với một huyền thoại huyền tích ngày xưa, những con người không tên tuổi đã làm nên những huyền thoại làm nên vẻ đẹp của cả một đất nước bốn ngàn năm văn hiến. vẻ đẹp đất nước hay cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn con người Việt. đó là vẻ đẹp của người vợ chung thủy nhớ thương chồng, nhớ đến mức, ngóng nhiều đến mức hóa đá. Đó còn là người anh hùng năm nào đã đuổi giặc ra khỏi bờ cõi hay là những người học trò nghèo thể hiện sự ham học cần cù của nhân dân ta. Thêm nữa là những người dân nào đã làm nên tên Ông Đốc, Ông Trang, bà Đen, Bà Điểm… nhà thơ đã nhìn không gian đất nước bằng những danh lam và tâm hồn con người Việt. điểm mới của nhà thơ đó là không nhắc lại sự trù phú tốt đẹp của thiên nhiên mà chú ý đến nhiều tên gọi giản dị. như vậy tác giả không nhìn đất nước bằng dáng vẻ bề ngoài mà đi khám phá sâu hơn ở lớp trầm tích bên trong để thấy được sự hóa thân của nhân dân trong từng thắng cảnh. Để bây giờ đi tới đâu cũng thấy bóng hình của ông cha ta.

Không chỉ đào sâu về mặt không gian nhà thơ còn đi vào khai thác chiều sâu lịch sử:

         “Em ơi em
           Hãy nhìn rất xa
           Vào bồn nghìn năm đất nước
           Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
           Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta
           Cần cù làm lụng
           Khi có giặc người con trai ra trận
           Người con gái trở về nuôi cái cùng con
           Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
                                 ……
           Họ đã sống và chết
           Giản dị và bình tâm
           Không ai nhớ mặt đặt tên
           Nhưng họ đã làm ra đất nước”

Thói quen của chúng ta là nhắc đến lịch sử với những người anh hùng tên tuổi như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…còn Nguyễn Khoa Điềm lại khác. Dường như ông muốn kể nhiều hơn về những người anh hùng vô danh. Bằng giọng điệu thủ thỉ của lời con trai nói với người con gái đất nước hiện lên với những chiến công mà những người vô danh ấy được hiện lên một cách chân thật, chân tình. Những người nông dân ấy cũng giống như em và anh, người đi biên ải xa xôi đánh giặc, người con lại là hậu phương vững chắc cho người ra trận. thế nhưng những người con trai con gái ấy chết đi mà không ai nhớ mặt đặt tên, không được liệt vào danh sách những người có công với đất nước. Tuy vậy họ chính là người làm nên đất nước, họ sống giản dị và ra đi một cách bình tâm.

Không những thế họ còn để lại một những phương thức canh tác truyền thống rất đáng khen ngợi mà cho đến ngày nay nhân dân ta vãn gìn giữ nét truyền thống đó:

           “ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
              Họ tuyền lửa từ mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
                                 …….
              Để Đất Nước này Đất Nước Nhân dân
              Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao huyền thoại”

Họ để lai những truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Có thể nói họ là những người nông dân hiền lành thật thà chất phác , ngày bình họ làm ăn tăng gia sản xuất trên những cánh đồng, thời chiến họ ra chiến trường để bạo vệ nền hòa bình. Chính họ đã làm nên đất nước cả thời bình và thời chiến. Và để rồi đất nước mãi mãi là của nhân dân!. Điểm mới của nhà thơ ở đây là nhắc đến những con người vô danh chứ không nhắc đến những người anh hùng.

Nhà thơ không dừng lại ở đó mà tiếp tục khám phá những nét văn hóa của dân tộc ta qua những câu thơ cuối bài:

              “ dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”
                Biết quý công cầm vàng những ngày lăn lội
                 Biết trồng tre chờ ngày thành gậy
                 Đi trả thù mà không sợ dài lâu
                 Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
                 Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
                 Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
                 Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

Qua những câu thơ ta thấy nhà thơ đã trích ra những câu nói có trong ca dao. Đó phải chăng là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. “ yêu em từ thuở trong nôi” là nét đẹp thủy chung tình nghĩa, quý công cầm vàng thể hiện quý công sức lao động của mình, trồng tre thành gậy để trả thù mà không sợ dài lâu thể hiện nét đẹp ý chí chiến đấu bất khuất. nét đặc biệt ở đây chính là nhà thơ đã khéo sử dụng câu ca dao vào thơ mình vừa mang nét truyền thống lại vừa mang nét hiện đại. ông két thúc bài thơ bằng hình ảnh dòng sông với câu hỏi bắt nước từ đâu cũng như chúng ta cội nguồn ở đâu. Một bức ảnh dòng sông muôn màu đẹp đẽ khép lại như sự tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.

Tóm lại nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho chúng ta một đất nước tươi đẹp mà rất đỗi bình dị gần gũi. Đất nước chẳng đâu xa mà nó ở ngay chính tỏng không gian và thời gian, văn hóa chúng ta. Chính những người nhân dân vô danh đã làm nên đất nước cho đến tận ngày nay. Với giọng điệu tâm tình như lời của mẹ chàng trai nói với một cô gái hình ảnh đất nước cú thế đi vào tâm trí người đọc như một bức thư thủ thỉ yêu thương về cội nguồn đất nước. đặc biệt phải kể đến tư tưởng rất mới mẻ của nhà thơ đó là tư tưởng đất nước của nhân dân.

0