24/05/2017, 12:13

Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất

Đề: Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. ''những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì...'' BÀI LÀM Thạch Lam tên là Nguyễn Tường Lân (1910 - 1942) sinh tại ...

Đề: Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. ''những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì...''

BÀI LÀM

Thạch Lam tên là Nguyễn Tường Lân (1910 - 1942) sinh tại Hà Nội, là em trai hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, đậu Tú tài I, viết vãn, làm báo, là một trong những thành viên sáng lập Tự Lực văn đoàn.

Tuy chỉ viết văn khoảng sáu năm, từ 1937 cho đến khi mất, Thạch Lam đã để lại một số truyện ngắn đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế bằng lời văn vừa giản dị, trong sáng, vừa sâu sắc, thăng trầm.

Những sáng tác của ông miêu tả nỗi vất vả của người nghèo trong Nhà mẹ Lê, nỗi tủi nhục của những người bất hạnh trong Tối ba mươi,

đặc biệt là những nét bình thường đôi khi nên thơ của đời sông trong Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng.

Hai đứa trẻ được trích trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn.

Bố cục của truyện có ba phần:

“Tiếng trống thu không... trước cái giờ khắc của ngày tàn”: Hoàng hôn xuống tại một phố huyện buồn.

“Em thắp đèn lên... những cảm giác mơ hồ không hiểu”: Cảnh sống của những kiếp đời nghèo và tâm tình của hai đứa trẻ.

“Trông cầm canh ở huyện... tịch mịch và đầy bóng tối”: Chuyến tàu đêm đi qua và những ước vọng mơ hồ của hai đứa trẻ.

Hiện thực được phản ánh trong truyện:

Đó là cảnh đời tẻ nhạt ở một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tôi. Nhân vật thì bé mọn, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thỞ dài.

-  Mẹ con chị Tí hàng nước chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tôi cho đến đêm.

-  Vợ chồng bác xẩm ngồi bên manh chiếu, góp chuyện bằng mây tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng.

-  Tháp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ một thứ gì đó có thế dùng được của các người bán hàng để lại...

-  Riêng chị em Liên, An cũng âm thầm lặng lẽ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dù rằng ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì.

Bằng năng lực quan sát tinh tế, với tình cảm nhân ái sâu sắc, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sống tôi tăm, tàn lụi ở một phô huyện buồn. Hiện thực cảnh đời này như tái hiện xã hội trì trệ tù hãm ở nước ta thời Pháp thuộc, được tác giả miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, có vẻ khách quan nhưng chứa chan tình cảm yêu thương con người và cảnh vật quê hương.

Tiêng nói nội tâm của nhân vật:

Bằng những chi tiết đời thường, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, với giọng văn có sức gợi mở, khơi sâu cảm giác, tác giả đã diễn tả tiêng nói nội tâm của hai chị em Liên, An thật sắc nét

Vào chuyện, nhân vật xuất hiện với những xúc cảm lãng mạn. Liên cảm thấy buồn man mác không chỉ do bức tranh nhân thế đầy cảm động, mà dường như có cảm giác mơ hồ về cảnh sắc thiên nhiên: Chiều, chiều rồi (...) Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.

Khi trời đã vào đêm, hai chị em như cảm nhận được cái vô biên của không gian: An và Liên lặng ngước mắt nhìn lên các vì sao (...). Vũ trụ thăm thẳm bao la đôi với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...

Nếu không hóa thân vào nhân vật, không có tình cảm nhân ái sâu sắc, nhà văn khó có thể diễn đạt tâm tình của nhân vật một cách tinh tế như vậy.

Một tình yêu quê hương, đất nước toát lên từ những câu văn mềm mại, lời ván uyển chuyến, hình ảnh phong phú và vô cùng gợi cảm.

Những rung cảm về một chiều êm ả như ru với bao âm thanh, đường nét, màu sắc thân quen của quê hương thôn dã.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của phố huyện nhỏ, từng tiếng một vang lên để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Những cảnh tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trôn quê hương đất Việt: Trời bắt đầu đêm, một đèm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát.

Nhất là một tình cảm yêu mến quê hương nhẹ nhàng, đằm thắm: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.

Một thoáng ước mơ:

Cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đối. Bóng tối tạm nhường chỗ cho ánh đèn sáng trưng. Ánh sáng, vẻ tươi vui, giàu sang, những hoạt động ồn ào vụt qua, chỉ để lại cho người dân phố huyện một chút dư âm, dư vị buồn.

Khi đoàn tàu đã khuất vào bóng đêm, ước mơ của Liên vẫn kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn. Ước mơ đó của hai chị em, cũng như những người dân phố huyện, là được thay đổi cuộc đời, được sông trong một cảnh đời khác tốt đẹp hơn.

Tóm lại, những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì. Truyện đã lôi cuốn ta bằng những chi tiết của cuộc sống bình thường, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động, nhất là tình cảm nhân ái thâm vào từng trang truyện.

Thạch Lam từng quan niệm văn chương phải lành mạnh và tiến bộ. Truyện của ông đã đạt được mục đích cao đẹp đó.

Nguồn:
0