24/05/2017, 12:13

Phân tích Hai đứa trẻ để thấy yếu tố hiện thực

Đề: Phân tích Hai đứa trẻ để thấy yếu tố hiện thực và tấm lòng nhân đạo trong văn Thạch Lam. ''Câu chuyện đã khép lại nhưng vẫn để lại trong ta bao suy nghĩ. Câu chuyện được xây dựng theo phương pháp lãng mạn nhưng đã chất chứa bao hiện thực của cuộc sống...'' BÀI LÀM Hai ...

Đề: Phân tích Hai đứa trẻ để thấy yếu tố hiện thực và tấm lòng nhân đạo trong văn Thạch Lam. ''Câu chuyện đã khép lại nhưng vẫn để lại trong ta bao suy nghĩ. Câu chuyện được xây dựng theo phương pháp lãng mạn nhưng đã chất chứa bao hiện thực của cuộc sống...''

BÀI LÀM

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có cốt truyện, nó chi ghi lại một góc đời thường của những sô phận cơ hàn, nhưng thê mà Hai đứa trẻ đã toát lên yếu tố hiện thực và tấm lòng nhân đạo cao cả của Thạch Lam qua mẩu chuyện lãng mạn nhưng rất hiện thực.

Câu chuyện mở ra cho ta một buổi chiều tà một phố huyện nhỏ bé xa xôi, nơi chị em Liên đang trải qua những ngày thơ ấu khó khăn...

“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru. Phương tây dỏ rực... dám mây ánh hồng...”

Giọng văn mở đầu riêng nó cũng đã đủ toát lên cái vẻ êm ả và hiu quạnh của một buôi chiều như bao buổi chiều ở một phô huyện đìu hiu, nghèo nàn. Chị em Liên đang dọn hàng sau một ngày buôn bán ế ẩm. Nhưng không chỉ có chị epi Liên, mà còn những chị Tí, bác Siêu... cũng phải trải qua những chuỗi ngày đen tối nhất. Chị Tí ngày “mò cua bắt ốc”, tối đi bán nước, cuộc sống nó cứ bắt đầu như thê và vẫn kết thúc như thế, cứ như cái vòng lẩn quẩn mà họ không sao tìm ra lối thoát. những con người, những con đường... tất cả đều hiện lên với cái vé xơ xác của nó, gợi lên cho ta một cuộc sống ngột ngạt tôi tăm. Chỉ bằng giọng vàn êm ả, không thôi, cả cuộc đời chung của những số phận riêng đã hiện lèn ngột ngạt, khó chịu: “Chiếc chõng long nan”, “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị...” cùa phiên chợ bốc lên, những chi tiết nhỏ nhặt ấy đã miêu tả được cuộc sống đó. những cuộc đời nghèo khó của chị em Liên, của chị Tí, của những đứa trẻ con nhà nghèo hiện lên rất thực, không lãng mạn chút nào. Giọng văn cứ trôi đều đều, gợi lên cái chết cứng của không

gian và thời gian để phố huyện nghèo nàn ấy hiện lên rõ nét. Và đặc biệt, giữa không khí phố huyện tĩnh lặng đến ghêsợ đó, lại vang lên tiếng cười của một bà già điên, vượt qua không gian nhỏ nhoi để lột trần cuộc sống mỏi mòn bế tắc của một con người và của bao con người. Đây là một chi tiết khá đặc sắc của Thạch Lam, nhà văn đã dùng nó đê miêu tả chính xác vẻ ảm đạm thê lương những cuộc đời vô vọng. Và đây là lúc Thạch Lam thầm kín bày tỏ tấm lòng êm mát sâu kín của mình đôi với những cuộc đời râ"t thực đó... Ân sau những nỗi buồn cuộc đời chị em Liên là tình thương của Thạch Lam đôi với những số phận nghèo nàn. Đó là tình yêu thương đồng loại giữa những cuộc sống đói rách, đó là tâm lòng thương xót của Liên khi thấy “những trẻ em nhà nghèo nhặt nhạnh” những gì có thế được, nhưng “không có tiền để cho”... chi tiết vừa hiện thực, vừa lãng mạn, muôn nói lên lòng thương người thầm kín của tác giả, mộc mạc, đơn sơ nhưng rất thiêng liêng cao cả.

Đó là thực tại, còn tương lai của họ cũng chẳng tươi sáng chút nào. Những con đường cát “mấp mố củng chẳng khác gì cuộc đời họ, những con đường nhỏ bé, đầy rác rưởi sẽ đưa chị em Liên, chị Tí, bác Siêu... về đâu. Chi tiết “con đường con” của Thạch Lam rất thực đã nêú lên cái tương lai ảm đạm nhưng cũng rất thực của bao người khôn khô kia. An đằng sau cái lãng mạn, chan chứa tình người của câu văn nhẹ nhàng là một hiện thực lớn lao về cuộc sống tôi tăm cơ cực của bao người. Con đường kia họ đã đi bao lần trong phố huyện nhỏ bé này, sáng đi kiếm sông, chiều tôi lại về, cũng trên con đường đó. Tương lai mở ra trước mắt họ chỉ là con đường vòng nhỏ hẹp không lối thoát kia. Đó là hiện thực khủng khiếp đang đe dọa cuộc đời những con người lầm than.

Giữa lúc tôi tăm ấy, quá khứ xa xăm ấy đã hiện về với chị em Liên như thứ ánh sáng mơ hồ hắt ra từ những ngọn đèn leo lét. Thạch Lam đã sử dụng thứ ánh sáng kia rất đặc biệt, đó là ánh sáng hiu hắt của quá khứ, đang hội tụ về thực tại. Ánh sáng leo lót soi rọi con đường cát “mấp mố kia là chi tiết tả thực pha chút lãng mạn, nhưng đều tập trung vào việc miêu tả những cuộc đời thật kia. Giữa lúc tôi tăm không ai câm chị em Liên mơ tưởng về những ánh đèn rực rỡ năm nào, nó là niềm an ủi cho thực tại, hi vọng của tương lai. Thật không quá lãng mạn chút nào! Ánh sáng leo ỉét của những ngọn đèn tỏa ra một vùng không gian nhỏ bé, SOI rọi về quá khứ mơ hồ đem đến cho người đọc hôm nay niềm xúc động lạ. Chỉ với lòng nhân đạo bao la, một quan niệm nhân bản thật sâu sắc tác giả mới có thê cho ta chi tiết xúc động đến thế! Tìm thấy mình trong quá khứ đê rồi an ủi động viên mình trước thực tại đau buồn, đó là cái cỞ rất chính đáng để chị em Liên thức đợi chuyến tàu đêm nay. Tiêng còi tàu hụ từ xa như là âm thanh của quá khứ vọng về thực tại để đưa chị em Liên cố gắng thu vào tất cả hình ảnh chuyến tàu như đi từ quá khứ, mang đến cho chị em cô kỉ niệm sáng rực ở Hà Nội có đen sáng lấp lánh. Ta lại gặp những ánh đèn, của năm xưa đang mơ hồ soi đến. Tác giả đã sử dụng ánh

sáng thật khéo léo, để làm nổi bật sự tương phản của bóng đêm thực tại và quá khứ lấp lánh. Chị em Liên lại được nhìn những người “từ Hà Nội” về, con tàu “đồng kền sáng lấp lánh” soi rọi cả một vùng trời mơ ước trong tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ. Giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn là ở đây, bằng tất cả tấm lòng yêu thương, nhà văn đã đem đến cho họ một chút gì đó để hi vọng mà đáng sống.

Nhưng rồi kí niệm đẹp nào rồi cũng trôi qua, con tàu lao vùn vụt từ quá khứ về đến thực tại, rồi lại lao nhanh vào đêm tối xa xăm, để lại cho chị em Liên ánh sáng của ngọn đèn tàu với bao luyến tiếc. Chuyến tàu đã đem lại cho Liên những kỉ niệm về “Hà Nội nhiều đèn” rực rờ ánh sáng của năm nào, đưa hai đứa trẻ ngây thơ đến sống với một “thế giới khác hẳn” nào đó. Liên cảm thấy mình sông giữa “sự xa xôi không biết”, ánh sáng leo lét cuối cùng của quá khứ, hơi ấm của quê hương đã khép lại tâm hồn nhỏ bé của Liên, đưa cô đến một giấc mơ tuyệt vời.

Câu chuyện đã khép lại nhưng vẫn để lại trong ta bao suy nghĩ. Câu chuyện được xây dựng theo phương pháp lãng mạn nhưng đã chất chứa bao hiện thực của cuộc sống lam lũ, đói rách. Chính với những cảu văn nhẹ nhàng, Thạch Lam đã đi vào cuộc sống nghèo nàn, cùng quẫn không lối thoát của chị em Liên, của chị Tí... Đằng sau những câu văn nhẹ nhàng đó là tấm lòng sâu kín của tác giả với bao số phận nghèo khó. Với lòng nhân đạo bao la, Thạch Lam đã xây dựng một câu chuyện mang tính nhân văn rất cao. Ông đã đem đến cho họ ánh đèn rực rỡ của quá khứ năm nào, nhà văn đã đem đến cho chị em Liên một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” mà giờ đây là quá khứ tuyệt vời bao người đang khát vọng...

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam mang giá trị nhân bản rất sâu sắc, được xây dựng theo thủ pháp lãng mạn pha lẫn yêu tố hiện thực, và bao trùm lên tất cả là tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Đó là câu chuyện của một thời đã qua, nhưng hôm nay vẫn để lại trong ta bao điều tốt đẹp đáng trân trọng và ta hi vọng rằng sẽ chẳng bao giờ còn những em thơ mòn mỏi chờ chuyến tàu đêm nữa. cuộc sống mới đang đến và sè đến với mọi người.

Nguồn:
0