24/05/2017, 12:13

Bài văn phân tích đoạn văn Cha con nghĩa nặng hay nhất

Đề: Phân tích đoạn văn Cha con nghĩa nặng trích tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh BÀI LÀM Đoạn văn gồm hai cảnh: Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ và Trần Văn Sửu gặp lại con. Cho nên, có thể phân tích theo tuyến nhân vật: Trần Văn Sửu - Hương thị Tào, Trần ...

Đề: Phân tích đoạn văn Cha con nghĩa nặng trích tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

BÀI LÀM

Đoạn văn gồm hai cảnh: Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ và Trần Văn Sửu gặp lại con.

Cho nên, có thể phân tích theo tuyến nhân vật: Trần Văn Sửu - Hương thị Tào, Trần Văn Sửu - thằng Tí. Sau đó đánh giá.

TRẦN VAN SỬU - HƯƠNG THỊ TÀO

Sau khi lỡ tay làm vợ chết, Trần Vàn Sửu bỏ trốn. Sau mười một năm lẩn trốn, vì quá nhỞ thương con, anh mạo hiểm trở về. Anh gặp lại cha vợ là Hương thị Tào rồi sau đó gặp lại con trai anh là thằng Tí.

-  Tính cách nhân vật Trần Văn Sửu thể hiện trong đoạn trích và trong suốt tác phẩm đều nhất quán, chân thật, chất phác, thương vợ con. Do lỡ tay làm vợ chết, mười một năm trôn đi biệt xứ, cô đơn, đến lúc gặp lại cha vợ là Hương thị Tào. Trần Văn Sửu không nhắc gì đến tội lỗi của người vợ hư hỏng, lại tha thiết thổ lộ với cha VỢ: “con thương vợ con lắm”. Trong đoạn sau khi gặp lại con trai anh lại khuyên: “con không nên phiền trách má con... mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhỞ làm chi”. Anh còn nhắc nhở thêm: “Phỉ quên đi, đừng có nhỞ nữa... mà má con làm quấy, thì sự chết đó đã chuộc hết cái quấy rồi...”.

Anh đã bộc bạch nỗi niềm xót xa cay đắng ấy một cách đơn giản và đầy xúc động qua những giọt nuớc mắt chân thành (khóc rấm rứt, bệu bạo, khóc than...)

-  Nhân vật Hương thị Tào cũng thể hiện nét đẹp tâm hồn của người nông dân Nam Bộ. Ông là cha vợ, dù con rể lỡ tay giết chết con gái mình, nhưng ông không phải là kẻ rốì trí hẹp tâm mà oán hận Trần Văn Sửu. Ông vẫn dành cho anh sự cảm thông, tha thứ: “Thôi, chuyện củ bỏ đi”. Sau đó, trước tâm tình đau đớn của con rể, ông không cầm lòng được, Hương thị Tào nghe mây lời thảm thiết ấy thì cảm động quá, chịu không nổi nên ông cũng khóc.

Ông hết lòng lo cho hạnh phúc của hai cháu. Những tính toán của ông thiết thực, cụ thể hoàn toàn vì tương lai của hai đứa: gả chồng cho con Quyên chỗ khá giả, cưới vợ cho thằng Tí chỗ tử tế...

Tình huống đặt ra đối với Hương thị Tào là nên hay không nên đáp ứng nguyện vọng tha thiết của con rể. Sau khi giảng giải lời hơn lẽ thiệt, ông đuổi con rể đi vì sợ Sửu xuất hiện sẽ nguy hiểm cho anh và làm hỏng đại sự trăm năm của con Quyên, thằng Tí, quyết định đúng đắn của nhân vật chứng tỏ tầm nhìn xa gắn với tình thương yêu, bảo bộc con cháu của bậc cha ông.

TRẦN VÂN SỬU - THẰNG TÍ

Nếu đoạn trước nghiêng về đối thoại, đoạn này lại nghiêng về hành động nhiều hơn, thể hiện hai tâm lòng cao quý.

-   Lòng thương yêu con của anh Sửu

Vì hạnh phúc của con, anh nhất quyết hi sính cuộc sống riêng. Anh định nhảy xuống sông tự tử.

Được gặp gỡ và trò chuyện với thằng Tí, nhận ra lòng hiếu thảo của con, anh cảm thây thỏa mãn, muốn xa con vĩnh viễn để nó được hạnh phúc. Anh thật là người cha có nghĩa.

-   Lòng hiếu thảo của Tí

Nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tí dứt khoát chạy theo cha cho bằng được để mời về. Cha nhất định đi, Tí quyết đi theo “đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con về”. Tí muôn cha được sông an vui thanh thản lúc tuổi già. Nó thật là đứa con có hiêu.

-   Cuối cùng cha nhất quyết đi, con nhất quyết không rời cha. Cha

nghe lời con, không vì nghĩ đến hạnh phúc của mình mà nghe theo con chẳng qua là đành lòng nhượng bộ con, nghĩa là cũng vì con mà thôi! Tình thương cao cả đã chiến thắng, Cha con nghĩa nặng đã rạng rỡ           

ĐÁNH GIÁ

-   Tình huống nghệ thuật có kịch tính cao, làm rõ chủ đề:

•     Anh Sửu và cha đối thoại, tưởng như bí mật riêng tư, không dè thằng Tí đã nghe đầy đủ nên đã hiểu rõ lòng thương của cha.

•     Tí chạy theo cha, mong gặp cha nhưng Sửu lại lầm tưởng bị làng tổng rượt bắt nên co dò chạy. Con sợ mất cha nên dốc sức đuổi.

•     Đang lúc đau đớn nhỞ cảnh gia đình cũ, rồi an tâm về tương lai các con, Sửu chui đầu qua lan can cầu định tự tử thì gặp được Tí. Cha con cảm động, sung sướng ôm nhau mà khóc.

-   Đặc điểm ngôn ngữ:

•     Ngôn ngữ ít trau chuốt, gần với ngôn ngữ đời thường của nông dân Nam bộ.

•     Câu biền ngẫu:

Trển trời trăng thanh vằng vặc, dưới sông dòng bích nao nao.

Cảnh im lìm, mà lòng lại bồi hồi.

-   Về nội dung, đoạn trích diễn đạt thành công tình cảm thiêng liêng của con người, đó là tình cha con. Sau khi vô tình giết vợ và bỏ trốn, Trần Văn Sửu phải luôn luôn đôi mật với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể tránh được sự truy nã nhưng đạo lí thì không trôn được tình phụ tử. Lẫn trốn cả đời thì lỗi đạo làm cha, còn trở về có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cuối cùng Trần Văn Sửu đã mạo hiểm trở về, nghĩa là tình phụ tử đã chiến thắng.

Nguồn:
0