Phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng
Đề bài: Em hãy phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O-hen-ri Ô- hen-ri (1862-1910), ông là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. nhiều truyện ngắn của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như Căn gác xép, tên cảnh sát và gã lang thang, quà tặng các đạo sĩ…các truyện ...
Đề bài: Em hãy phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O-hen-ri Ô- hen-ri (1862-1910), ông là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. nhiều truyện ngắn của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như Căn gác xép, tên cảnh sát và gã lang thang, quà tặng các đạo sĩ…các truyện ngắn của O- hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên được tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những người nghèo khổ. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng cũng là một truyện ...
Đề bài: Em hãy phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O-hen-ri
Ô- hen-ri (1862-1910), ông là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. nhiều truyện ngắn của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như Căn gác xép, tên cảnh sát và gã lang thang, quà tặng các đạo sĩ…các truyện ngắn của O- hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên được tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những người nghèo khổ. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng cũng là một truyện ngắn như thế.
Truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô-hen-ri viết về những người họa sĩ nghèo sống trong khu tập thể dành cho những người nghệ sĩ. Trong đó, câu chuyện về cô họa sĩ nghèo Giôn-xi và tấm lòng của cụ Bơ-men khiến cho chúng ta vô cùng cảm động. Cả Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những người họa sĩ nghèo, ngay trong phần mở đầu tác phẩm tác giả đã giới thiệu chi tiết “Xiu và Giôn-xi hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ- men cũng là một họa sĩ nghèo sống ở tầng dưới”.
Cô họa sĩ nghèo Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng khiến cho Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây tường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
Giôn-xi dường như đã vô cùng tuyệt vọng và không còn chút hi vọng nào về sự sống của mình, cô nằm đó như chờ tử thần đến đón, hàng ngày cô đều bảo người bạn của mình vén rèm cửa sổ để nhìn những chiếc lá thường xuân. Trải qua nhữn trận bão lớn nhưng thật kì lạ, vẫn còn một chiếc lá thường xuân vẫn kiên trì, bền bỉ bám trên bức tường cũ.
Giôn-xi nhìn thấy được khát vọng sống mãnh liệt của cây thường xuân nên đã nhận ra sự bi quan của mình là vô cùng tiêu cực, cô có thêm động lực sống và khát khao được sống: “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi…Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một cái tội. Giờ thì chị có thể cho em xin một tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ…”.
Như vậy, chiếc lá thường xuân đã cứu sống Giôn-xi, làm cháy lên khát vọng sống ở người con gái dường như đã quá tuyệt vọng ấy. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, suốt đời khát khao tạo ra được một kiệt tác có giá trị, nhưng suốt bốn mươi năm cụ chưa thực hiện được. và tác phẩm cuối cùng của cụ, chiếc lá tầm xuân cuối cùng trên bức tường không chỉ khẳng định tài năng của người nghệ sĩ mà còn là tác phẩm có giá trị nhất, bởi nó đã cứu sống được một con người.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
CHIEC LA CUOI CUNG
GIÔN-XI
CỤ BƠ-MEN