28/05/2017, 20:34

Soạn bài Trong lòng mẹ Trích hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

Soan bai Trong long me cua Nguyen Hong – Soạn bài Trong lòng mẹ Trích hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng Câu 1: Bố cục Phần 1: Từ đầu đến “và mày cùng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”: Nội dung của phần này là cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé ...

Soan bai Trong long me cua Nguyen Hong – Soạn bài Trong lòng mẹ Trích hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng Câu 1: Bố cục Phần 1: Từ đầu đến “và mày cùng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”: Nội dung của phần này là cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của đứa bé về người mẹ bất hạnh. Phần 2: Đoạn còn lại: Nội dung của đoạn này là cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú ...


Câu 1: Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến “và mày cùng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”: Nội dung của phần này là cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của đứa bé về người mẹ bất hạnh.
Phần 2: Đoạn còn lại: Nội dung của đoạn này là cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.


Câu 2: Hoàn cảnh của chú bé Hồng
–    Mồ côi cha từ bé
–    Bị mẹ bỏ rơi để đi tha hương cầu thực vì quá nghèo túng
–    Hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà cô ruột. Chúng không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.


Câu 3: Nhân vật người cô
Trong tác phẩm, tác giả Nguyên Hồng đã làm nổi bật nhân vật người cô độc ác và cay nghiệt. Qua câu nói: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa không?” đã thấy được sự cay nghiệt và ngoa ngoắt của người cô ruột. Rõ ràng trong lời nói ấy chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, thậm chí là ác độc.


Qua lời nói đó, chính bản thân bé Hồng cũng nhận ra được sự giả dối, ý nghĩ cay độc trong giọng nói của người cô và nó cũng thể hiện rất rõ nét trên nét mặt ấy. Tác giả đã đưa ra một câu nói của bé Hồng khiến người đọc phải suy nghĩ: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
Nhưng trước câu trả lời đầy thông minh và dứt khoát ấy của bé Hồng, người cô vẫn không tha, giọng vẫn ngọt nhưng vẫn hàm ý mỉa mai và đầy giả dối: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?


Sự tấn công dồn dập của người cô cho thấy sự cay nghiệt và không hề buông tha cho cậu bé. Khi nói những câu nói ấy, người cô không chỉ thể hiện sự độc ác mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, mỉa mai, nhục mạ cậu bé tội nghiệp.
Từ những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy người cô ruột của bé Hồng là một người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn, ngay cả ruột thịt của mình mà vẫn không buông tha.


Câu 4: Nhân vật bé Hống
Khi mới trả lời người cô, mới đầu, bé đã nhận ra ngày được ý nghĩ của người cô qua câu nói đầu tiên, nó được thể hiện rõ nét qua giọng nói và nét mặt. Đó là một sự thông minh và tinh ý của một cậu bé mới 8 tuồi, hơn hết là tình yêu thương dành cho người mẹ tội nghiệp của em.
Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng cậu bé như thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Đến khi người cô mỉa mai, nhục mạ thì hai hàng nước mắt đã rơi. Điều đó cho chúng ta thấy sự kìm nén nỗi đau của nhân vật, một sự tức tưởi đang dâng lên trong lòng.


Tâm trạng, uất ức của đứa bé lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng của người mẹ.
Khi gặp được mẹ, đó là một sự biến chuyển lớn trong tâm trạng của cậu bé. Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng. Biểu hiện rõ nhất của tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi Mợ ơi!, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã vào cánh tay mẹ.


Câu 5: Nghệ thuật
Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm, khiến người đọc có một cảm giác vô cùng khó tả. Đó là hoàn cảnh đáng thương của cậu bé Hồng, câu chuyện về sự âm thầm chịu đựng những thành kiến của người mẹ, lòng thương yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho con cái của mình.

 

0