Cảm nhận về bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác
Đề bài:Em hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác Nhắc đền Phan Bội Châu, ta thường nhớ đến một nhà cải cách cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhưng không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc mà PHan Bội Châu còn là một nhà văn, ...
Đề bài:Em hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác Nhắc đền Phan Bội Châu, ta thường nhớ đến một nhà cải cách cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhưng không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc mà PHan Bội Châu còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông đóng góp cho nền văn học dân tộc nhiều tác phẩm hay và có giá trị, một trong số đó có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Vào ngục ở ...
Đề bài:Em hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác
Nhắc đền Phan Bội Châu, ta thường nhớ đến một nhà cải cách cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhưng không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc mà PHan Bội Châu còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông đóng góp cho nền văn học dân tộc nhiều tác phẩm hay và có giá trị, một trong số đó có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Vào ngục ở Quảng Đông cảm tác.
Bài thơ “Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác” được trích trong tập Ngục trung thư, được Phan Bội Châu sáng tác năm 1914, khi nhà thơ bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam. Ngục trung thư có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này để bộc lọ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục.
“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu”
Trong khổ thơ đầu tiên, Phan Bội Châu đã khẳng định mình như một người hào kiệt lẫm liệt với phong thái ung dung, tự tại hơn người, hơn đời. Dù bị bắt giam vào trong ngục nhưng vẫn toát lên được cốt cách của một người anh hùng. Và trong cảm nhận Phan Bội Châu thì ngục tù không phải là một nơi khủng khiếp có thể hủy diệt con người mà chỉ là một điểm dừng chân tạm thời của người anh hùng trong hành trình cứu dân tế thế “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”. Ông tự nhận mình là khách không nhà, thể hiện được tâm hồn phóng khoáng, tâm hồn tự do của người lữ khách. Nhưng trong thời điểm hiện tại ông là người có tội với năm châu.
Cũng viết về đề tài ngục tù, Hồ Chí Minh trong Ngục trung nhật kí cũng đã thể hiện được tâm hồn đẹp của người chiến sĩ cách mạng:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Ở khổ thơ cuối cùng của bài thơ, Phan Bội Châu đã thể hiện được khát vọng to lớn,lí tưởng cứu dân cứu nước của con người dùng cả cuộc đời dâng hiến cho cách mạng:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Câu thơ đã thể hiện được khát vọng mãnh liệt của Phan Bội Châu khi muốn “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”, tức là muốn mở rộng vòng tay của mình để ôm lấy lí tưởng, hoài bão trị nước cứu đời. Đó là khát vọng đẹp của một con người có nhân cách đẹp. “Mở miệng cười ta cuộc oán thù” câu thơ thể hiện được phong thái ung dung, tự tại xóa đi những oán thù để mang theo sức mạnh thực hiện sự nghiệp của cuộc đời mình. Chỉ cần còn sự tồn tại thì khát vọng lập nghiệp sẽ có ngày được thực hiện, những gian nguy không thể cản đường của người anh hùng ấy.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
PHAN BỘI CHÂU
PHAN BOI CHAU
VÀO TÙ Ở QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
QUẢNG ĐÔNG