Phân tích tránh một số sai lầm, bẫy thường gặp trong các kì thi môn Hóa
Phân tích tránh một số sai lầm, bẫy thường gặp trong các kì thi môn Hóa Tài liệu ôn luyện môn Hóa lớp 12 Phân tích một số sai lầm, bẫy thường gặp trong các kì thi môn Hóa là tài liệu tổng hợp các sai lầm, ...
Phân tích tránh một số sai lầm, bẫy thường gặp trong các kì thi môn Hóa
Phân tích một số sai lầm, bẫy thường gặp trong các kì thi môn Hóa là tài liệu tổng hợp các sai lầm, bẫy thường gặp trong các bài tập, đề thi đại học môn Hóa, giúp các bản hiểu rõ bản chất vấn đề, nắm chắc kiến thức cơ bản cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc trong các kì Quốc gia sắp tới.
PHÂN TÍCH MỘT SỐ SAI LẦM, BẪY THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KÌ THI MÔN HÓA
PHÂN TÍCH, TRÁNH MỘT SỐ SAI LẦM BẪY THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KÌ THI
Sai lầm 1: CẤU HÌNH ELECTRON VÀ VỊ TRÍ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN (VỚI Z ≥ 20)
- Cấu hình electron tuân theo nguyên lí vững bền, quy tắc Hun và nguyên lí loại trừ Paoli.
- Phân lớp (n - 1)d có mức năng lượng cao hơn phân lớp ns, do đó electron sẽ được phân bố vào phân lớp ns trước, phân lớp (n - 1)d sau. Khi phân lớp ns được điền đủ electron (2e) sẽ xuất hiện tương tác đẩy giữa hai electron này làm cho electron trong phân lớp ns có mức năng lượng cao hơn (n - 1)d. Việc phân bố electron vào phân lớp (n - 1)d càng làm tăng hiệu ứng chắc chắn, do đó phân lớp ns lại càng có mức năng lượng cao hơn (n - 1)d.
- Sai lầm của các em học sinh là với nguyên tố có Z ≥ 20, khi viết cấu hình electron thường chỉ quan tâm đến thứ tự mức năng lượng theo nguyên lí vững bền, từ đó sai cấu hình electron và xác định sai vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Ví dụ 1: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc.
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB B. Chu kì 4, nhóm VIIIA
C. Chu kì 3, nhóm VIIIB D. Chu kì 4, nhóm IIA
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối A, 2009)
Phân tích:
X →X2+ + 2e, khi đó các em cho rằng cần điền tiếp 2 electron vào cấu hình của ion X2+, do đó cấu hình của X là 1s22s22p63s23p63d8 ⇒ Chọn phương án C ⇒ Sai
Vì X →X2+ + 2e ⇒ X có 26 electron
⇒ Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23d64s2
Nếu cho rằng electron cuối cùng được điền vào phân lớp s ⇒ X thuộc nhóm VIIIA ⇒ Chọn phương án B ⇒ Sai.
Nếu cho rằng chỉ có các electron lớp ngoài cùng mới là electron hóa trị (không xét phân lớp 3d chưa bão hòa) và electron cuối cùng được điền vào phân lớp s ⇒ Chọn phương án D ⇒ Sai hoặc coi có 8e hóa trị nhưng cho rằng electron cuối cùng được điền vào phân lớp s ⇒ Chọn phương án B ⇒ Sai.
⇒ Đáp án A