14/01/2018, 13:10

Phân tích vẻ đẹp hào hóa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Phân tích vẻ đẹp hào hóa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến Tài liệu luyện thi đại học môn Văn Phân tích vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của bài thơ Tây Tiến là một trong những tài liệu phân tích những khía cạnh ...

Phân tích vẻ đẹp hào hóa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Phân tích vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của bài thơ Tây Tiến là một trong những tài liệu phân tích những khía cạnh của bài thơ Tây Tiến, giúp các bạn hiểu sâu thêm tác phẩm đồng thời có thêm tài liệu tham khảo, có thêm cảm hứng, ý tưởng khi nghiên cứu tác phẩm. 

PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP HÀO HOA, BI TRÁNG CỦA BÀI THƠ TÂY TIẾN

Phân tích vẻ đẹp hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

I . ĐẶT VẤN ĐỀ.

       Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Quang Dũng. Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp, những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Cho nên khác với vẻ đẹp của các bài thơ cùng thời, vẻ đẹp của Tây Tiến là vẻ đẹp hài hòa, hào hoa, bi tráng.

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

        Bài thơ mở đầu bằng một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng bao trùm lên cả không gian và thời gian:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

       Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Hai chữ chơi vơi như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

       Khổ thơ là một bằng chứng “thi trung hữu họa” . Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc, địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến . Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình : Khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngút ngàn của núi đèo Tây Bắc . Hai chữ ngửi trời được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, có phần ngộ nghĩnh, tinh nghịch của người lính.

0