05/06/2017, 00:00
Phân tích thảm cảnh mua người trong đoạn trích “Mã Giám sinh mua Kiều”
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống con người bị chà đạp oan uổng. Tiêu biểu nhất cho tình trạng bị chà đạp có lẽ là đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, trong đó, Kiều bị xem như một đồ vật. Đoạn văn đã thể hiện tài quan sát tinh vi, tài miêu tả sinh động và nhất là thể hiện tấm lòng yêu đời, thương ...
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống con người bị chà đạp oan uổng. Tiêu biểu nhất cho tình trạng bị chà đạp có lẽ là đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, trong đó, Kiều bị xem như một đồ vật. Đoạn văn đã thể hiện tài quan sát tinh vi, tài miêu tả sinh động và nhất là thể hiện tấm lòng yêu đời, thương đời của Nguyễn Du.
Sau khi quyết định bán mình chuộc cha. Kiều nhờ mụ mối dắt người mua đến. Đây là cảnh Mã Giám Sinh đến tự giới thiệu và mua người.
Đặc sắc thứ nhất trong cảnh mua người này là hình ảnh kẻ mua người. Bao nhiêu khinh bỉ, ghê tởm đối với bọn buôn người, Nguyễn Du dồn vào việc khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh: Y xuất hiện trước người đọc bằng mấy câu đối đáp cộc lốc của một kẻ hoàn toàn vô giáo dục:
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Thường người có giáo dục, khi được hỏi vấn danh, một nghi thức dạm hỏi, thì người được nói phải tự xưng là “Tiểu sinh”, “Văn Sinh” hoặc một cách gọi nào tỏ ý khiêm nhường. Đằng này Mã Giám Sinh nói trống. Lại nữa Mã Giám Sinh lại không phải là tên. Rõ ràng là trả lời qua quýt, để che giấu tông tích. Còn hỏi quê thì Mã đã nói dối. Y ở Lâm Tri lại nói chệch là Lâm Thanh, để đánh lừa.
Về ngoại hình nhà thơ chú ý tính chất không ra dáng trượng phu của Mã. Tuổi ngoại tứ tuần, tức là đã qua cái tuổi đi hỏi vợ, nhưng cạo sửa mặt mày ra vẻ trai tơ với áo quần bảnh bao kiểu chú rể, không tương xứng chút nào.
Về cử chỉ thì Mã cùng lũ đầy tớ là một bọn hạ lưu, không tôn ti trật tự, cho nên: “Trước thầy sau tớ xôn xao”, âm thanh mạnh ai nấy nói, chẳng ai nhường ai. Đi vào vấn danh mà cũng không giữ được một chút trang nghiêm lễ độ. Đặc biệt ghê tởm là Mã tự cho mình cái quyền “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, chướng tai gai mắt. Điều đó chỉ có thể giải thích là vì y cậy thế có tiền!
Toàn bộ cách ăn nói, cử chỉ, đứng gồi, ăn mặc đều chứng tỏ Mã Giám Sinh là một đứa vô loài, bất nhân.
Nhưng bản chất tàn bạo, thô lỗ của kẻ có tiền Mã Giám Sinh bộc lộ rõ nhất trong cảnh mua người. Khi mụ mối giục Kiều bước ra cho khách xem mặt, thì Mã đã xem xét kĩ lưỡng như xem một đồ vật:
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
Vén tóc, bắt tay là cách giới thiệu hàng cho khách xem rất kĩ. Chưa đủ, Mã còn:
“Đắn đo cân sắc, cân tài.
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”.
Mã còn thử xem Kiều có tài thật không, ép nàng đánh đàn, làm thơ cho hắn thấy.
Hài lòng với Kiều, Mã mới bắt đầu ngã giá. Mấy câu:
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Có hai chi tiết đáng chú ý: “cò kè” thêm bớt rất chi li, và “giờ lâu” tức là mất nhiều thì giờ lắm hắn mới ngã ngũ cái giá hơn 400 lạng. Mã không hề có cảm giác xúc động trước sắc tài của Kiều, trước sau hắn chỉ tính toán có một lỗ lãi, kiếm giá hời! Trong văn học Việt Nam không đâu có một cảnh mua người cụ thể, lạnh lùng, tàn nhẫn như vậy.
Nhưng số phận, tình cảm người bị bán như thế nào? Nhà thơ đã hết lòng thông cảm với nỗi đau của cô gái trẻ phải bán mình chuộc cha. Vừa tức cho cái oan của gia đình, cho đến cái cảm giác thẹn thùng sượng sùng phải chường mặt cho khách xem mặt. Khách bảo gì cô cũng phải làm mà tấm lòng thì sầu thảm như đưa ma cho tuổi trẻ mình. Nhà thơ không nói nhiều, chỉ ba nét:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng,
Ngại ngùng dín gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày”;
“Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai” là đã nói lên toàn bộ nỗi khổ đau, xấu hổ, tủi nhục của Kiều.
Đây là bức tranh chiến thắng của đồng tiền trước tài sắc con người. Câu kết vừa là sự thật phũ phàng, vừa là một lời mai mỉa:
“Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong!”.
Tóm lại, đoạn văn đã thể hiện sâu sắc thảm cảnh của con người, và nỗi lòng đau đớn, thông cảm của Nguyễn Du. Đoạn văn thể hiện một tài nghệ quan sát tinh tế, khắc họa sinh động. Nguyễn Dư vĩnh viễn hoá một cảnh tủi nhục của con người để muôn đời ghi nhớ, nhằm tố cáo các thế lực tàn bạo, và đấu tranh cho nhân phẩm của con người.
Đặc sắc thứ nhất trong cảnh mua người này là hình ảnh kẻ mua người. Bao nhiêu khinh bỉ, ghê tởm đối với bọn buôn người, Nguyễn Du dồn vào việc khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh: Y xuất hiện trước người đọc bằng mấy câu đối đáp cộc lốc của một kẻ hoàn toàn vô giáo dục:
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Thường người có giáo dục, khi được hỏi vấn danh, một nghi thức dạm hỏi, thì người được nói phải tự xưng là “Tiểu sinh”, “Văn Sinh” hoặc một cách gọi nào tỏ ý khiêm nhường. Đằng này Mã Giám Sinh nói trống. Lại nữa Mã Giám Sinh lại không phải là tên. Rõ ràng là trả lời qua quýt, để che giấu tông tích. Còn hỏi quê thì Mã đã nói dối. Y ở Lâm Tri lại nói chệch là Lâm Thanh, để đánh lừa.
Về ngoại hình nhà thơ chú ý tính chất không ra dáng trượng phu của Mã. Tuổi ngoại tứ tuần, tức là đã qua cái tuổi đi hỏi vợ, nhưng cạo sửa mặt mày ra vẻ trai tơ với áo quần bảnh bao kiểu chú rể, không tương xứng chút nào.
Về cử chỉ thì Mã cùng lũ đầy tớ là một bọn hạ lưu, không tôn ti trật tự, cho nên: “Trước thầy sau tớ xôn xao”, âm thanh mạnh ai nấy nói, chẳng ai nhường ai. Đi vào vấn danh mà cũng không giữ được một chút trang nghiêm lễ độ. Đặc biệt ghê tởm là Mã tự cho mình cái quyền “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, chướng tai gai mắt. Điều đó chỉ có thể giải thích là vì y cậy thế có tiền!
Toàn bộ cách ăn nói, cử chỉ, đứng gồi, ăn mặc đều chứng tỏ Mã Giám Sinh là một đứa vô loài, bất nhân.
Nhưng bản chất tàn bạo, thô lỗ của kẻ có tiền Mã Giám Sinh bộc lộ rõ nhất trong cảnh mua người. Khi mụ mối giục Kiều bước ra cho khách xem mặt, thì Mã đã xem xét kĩ lưỡng như xem một đồ vật:
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
Vén tóc, bắt tay là cách giới thiệu hàng cho khách xem rất kĩ. Chưa đủ, Mã còn:
“Đắn đo cân sắc, cân tài.
Mã còn thử xem Kiều có tài thật không, ép nàng đánh đàn, làm thơ cho hắn thấy.
Hài lòng với Kiều, Mã mới bắt đầu ngã giá. Mấy câu:
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Có hai chi tiết đáng chú ý: “cò kè” thêm bớt rất chi li, và “giờ lâu” tức là mất nhiều thì giờ lắm hắn mới ngã ngũ cái giá hơn 400 lạng. Mã không hề có cảm giác xúc động trước sắc tài của Kiều, trước sau hắn chỉ tính toán có một lỗ lãi, kiếm giá hời! Trong văn học Việt Nam không đâu có một cảnh mua người cụ thể, lạnh lùng, tàn nhẫn như vậy.
Nhưng số phận, tình cảm người bị bán như thế nào? Nhà thơ đã hết lòng thông cảm với nỗi đau của cô gái trẻ phải bán mình chuộc cha. Vừa tức cho cái oan của gia đình, cho đến cái cảm giác thẹn thùng sượng sùng phải chường mặt cho khách xem mặt. Khách bảo gì cô cũng phải làm mà tấm lòng thì sầu thảm như đưa ma cho tuổi trẻ mình. Nhà thơ không nói nhiều, chỉ ba nét:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng,
Ngại ngùng dín gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày”;
“Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai” là đã nói lên toàn bộ nỗi khổ đau, xấu hổ, tủi nhục của Kiều.
Đây là bức tranh chiến thắng của đồng tiền trước tài sắc con người. Câu kết vừa là sự thật phũ phàng, vừa là một lời mai mỉa:
“Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong!”.
Tóm lại, đoạn văn đã thể hiện sâu sắc thảm cảnh của con người, và nỗi lòng đau đớn, thông cảm của Nguyễn Du. Đoạn văn thể hiện một tài nghệ quan sát tinh tế, khắc họa sinh động. Nguyễn Dư vĩnh viễn hoá một cảnh tủi nhục của con người để muôn đời ghi nhớ, nhằm tố cáo các thế lực tàn bạo, và đấu tranh cho nhân phẩm của con người.