Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục- Văn 11
Đề bài: Em hãy phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một nhà văn người tài hoa hơn người, dường như văn chương của ông cũng từ cái tài hoa đó mà sản sinh ra. Và chỉ cần dựa vào một ...
Đề bài: Em hãy phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là một nhà văn người tài hoa hơn người, dường như văn chương của ông cũng từ cái tài hoa đó mà sản sinh ra. Và chỉ cần dựa vào một hình tượng có thật của Việt Nam- Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân cũng đã có thể tạo dựng được câu chuyện về người tử tù có tên là Huấn Cao, nhân vật Huấn Cao cũng đã được xây dựng lên là một nhân vật khí phách kiên cường, nhân cách cao thượng và rất đỗi tài hoa. Bằng việc chỉ cần thông qua vẻ đẹp của viên quản ngục, Nguyễn Tuân dường như cũng đã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với cái xấu xa thấp hèn.
Có thể nói rằng chính thái độ của Huấn Cao cũng chính là cái nhìn của tác giả về mọi thứ xung quanh cũng là những cách đánh giá của tác giả về những chân lí trong cuộc sống hay cả về cái đẹp cái thiện. Nhân vật Huấn Cao trước hết là người hết sức tự trọng, ông đã “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và cả “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Ông Huấn Cao dường như đã coi chữ là thứ vô cùng quý giá và chữ ấy không phải ai muốn ông đều cho. Ông như được xây dựng lên là một con người sống hiên ngang bất khuất, “chọc trời khuấy nước” và hơn thế ông lại có “hoài bão tung hoành”, “đến cái cảnh chết chém” dường như ông cũng chẳng sợ.Huấn Cao đặc biệt khinh bỉ những người đại diện cho quyền lực thống trị. Và chính dưới mắt ông, chúng chỉ là một lũ “tiểu nhân thị oai”.
Có lẽ chính vì vậy mà tuy dưới quyền cai quản của chúng, ông vẫn cố tình tỏ ra khinh bạc. Khi được xuất hiện trước mặt viên quản ngục khi gõ gông nặng lên tới 7,8 tạ,“đánh huỳnh một cái” và “lãnh đạm” cũng như sự “không thèm chấp”. Và sau khi quản ngục khép nép mạnh dạn hỏi Huấn Cao rằng “ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu cấp”. Lúc này ở nhân vật Huấn Cao trả lời với một giọng điệu đầy khinh bỉ đó chính là “người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây”. Lúc này dừng như không muốn không gian xung quanh ông bị chính những cái thấp hèn và dường như những con người chỉ biết cung phụng cho những tầng lớp trong xã hội cũ có thể quấy rầy mình. Ta như đã thấy tâm hồn ông rất thanh cao nhưng ông cũng là người khẳng khái không sợ uy lực của cái xấu. Chính sự kiêu sa là thế, đến khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao dường như cũng chẳng những vui lòng nhận lời cho chữ, mà còn chân thành thốt lên rằng “ ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây là lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Không những cho chữ, những lời khuyên răn chân thành của Huấn Cao giành cho viên quản ngục quả là một người có tấm lòng nhân hậu độ lượng: “tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Ta nhận ra được một triết lí,một triết lí mà cho tới tận bây giờ nó vẫn giữ nguyên giá trị:’cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa thấp hèn và con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp, nếu như giữ được bản chất trong sáng”. Ý tứ sâu xa của Huấn cao thật hay thật sâu sắc
Nhân vật Huấn Cao được xem là con người hết sức tài hoa và dường như tài hoa đến nỗi viên quản ngục coi việc xin được chữ của ông là “có một vật báu trên đời”. Dường như hình tượng Huấn Cao lại như càng trở nên lộng lẫy bởi tư thế hiên ngang đường hoàng đúng là tư thế của người anh hùng. Dường như cũng với bản chất kiên cường, cho dù đã sa cơ thất thế Huấn Cao vẫn có tư thế ung dung, tự tại của một người “chọc trời khuấy nước” và như đã coi khinh cái chết. Nhất là khi ở trong tù, thì ông Huấn Cao vẫn thản nhiên ăn thịt uống rượu “coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”.
Dường như đoạn cho chữ ở cuối truyện có thể xem là một đoạn hay nhất, kết tinh nghệ thuật của toàn tác phẩm. Tác giả Nguyễn Tuân dường như cũng đã sử dụng thủ pháp đối được sử dụng đầy hiệu quả thẩm mĩ. Và chính việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật với lụa trắng, với lụa thơm, và chính với nét chữ tươi tắn đẹp đẽ như vậy như lại được tiến hành trong một vùng tối chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện còn có cả tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Hơn thế đó, ta như nhận thấy được đó chính là một sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” như lại đang ung dung phóng chữ tô chữ tài hoa trên tấm lụa bạch như một nghệ sĩ hoàn toàn tự do. Và cũng hoàn toàn được tự chủ với hình ảnh của thầy thơ lại “run run bưng chậu mực” và chính cả hình ảnh viên quản ngục khúm núm như đã cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, rồi chấp tay vái người tù, như đã “nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ răng làm cho nghẹn ngào nói rằng “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!”. Dường như ở đây là sự chiến thắng của cải đẹp, cái tài hoa và nhân cách đối với xấu xa nhơ bẩn. Và cũng với ý nghĩa tư tưởng của thiên truyện là ở đấy. Ở nhân vật này, chữ “tài” và chữ “tâm” kết hợp hài hòa với nhau. Ông cũng như nhiều nhân vật chính diện của Nguyễn Tuân trong tác phẩm đặc sắc “Vang bóng một thời” dường như cũng đã nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song, ta như bắt gặp ở nhân vật Huấn Cao còn có vẻ đẹp của một con người đầy khí phách và có trách nhiệm đối với thời cuộc.
Huấn Cao là một nhân vật được ví như “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, nhân vật Huấn Cao dường như cũng đã nổi bật lên giữa bao nhiêu thứ hỗn tạp chính là một âm trong trẻo không bao giờ dứt đoạn.
Tác phẩm đặc sắc“Chữ người tử tù” với hình tượng của Huấn Cao và thái độc của ông, có thể nói những diễn biến tâm lí và tính cách của ông thay đổi thay từng chặng. Và thông qua các nhân vật Huấn Cao và viên quan ngục, ta như lại thấy tác giả không hề đối lập tài với tâm, và cả cái đẹp với thiên lương trong sạch của con người. Và tuy được đặt trong một hoàn cảnh vô cùng oái oăm, nhưng khi cái đẹp, cái tài, cái tâm không bị tách rời, thì ta như thấy chất nghệ thuật cảm hóa con người, dù phải sống trong bùn như viên quản ngục nhưng thật sự yêu cái đẹp thì vẫn không mất khả năng hướng thiện của mình.
Nguồn: Văn mẫu hay
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
- phân tích thai độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong chữ người tử tù