06/05/2018, 09:39

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên ...

Xem nhanh nội dung

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Trị

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Trong những tác phẩm đặt sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Năm 1978). Truyện viết về những ngày chiến đấu gian khổ, khó khăn của chiền trường miền Nam. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.

Thật vậy, nhan đề “Những đứa con trong gia đình” mang một hàm ý sâu xa của tác giả. Truyện kể về những đứa con trong gia đình có truyền thống cách mạng là gia đình hai chị em Chiến và Việt. Gia đình ấy cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.. Nguyễn Thi đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo: Việt – một anh giải phóng quân sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội và cha mẹ anh đều bị chết dưới tay kẻ thù. Chính mối thù nợ nước, nợ nhà không đội trời chung đó đã thúc đẩy anh tham gia cách mạng. Trong một trận đánh, Việt bị thương, lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại rất nhìêu lần. Mỗi lần ngất đi tỉnh lại, quá khứ và hiện tại lại đan xen nhau trong tiềm thức của anh. Ở lần tỉnh lại thứ 4, kí ức về mẹ hiện về. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không cho. Anh nhờ chú Năm giúp đỡ. Chú đồng ý cho hai chị em Việt đi tòng quân. Chị Chiến thu xếp mọi công việc trước khi hai chị em lên đường…Trở về với thực tại, sau 3 ngày tìm  kiếm, anh Tánh và đồng đội đã đưa Việt về điều trị  tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục.

Có thể thấy, truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt. Nguyễn Thi đã để cho đứa con tinh thần của mình hồi tưởng lại đứt quãng sau mỗi lần anh ngất đi tỉnh lại ở chiến trường. Tuy dòng cảm xúc không được trôi chảy mạch lạc song ở mỗi lần Việt tỉnh dậy lại là một câu chuyện chứa nhiều ý nghĩa sâu sa. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta sẽ phân tích từng nhân vật một. Ở mỗi nhân vật mà nhà văn nhắc tới đều có một biểu tượng riêng về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Trong đó, tình yêu gia đình làm nền tảng để cho gia đình Việt tuôn chảy một tình yêu bất diệt với quê hương.

Những thành viên trong gia đình đều rất gan góc, dũng cảm, có lòng căm thù giực sâu sắc. Ở họ giàu tình nghĩa thủy chung, son sắt với quê hương, với cách mạng. Mỗi một nhân vật trong truyện đều được Nguyễn Thi tả rất đặc sắc, hấp dẫn người đọc.

Trước hết, nhân vật Việt được coi là trung tâm của câu chuyện hiện lên thật chân thực và sắc nét. Anh là đứa con tiêu biểu của gia đình. Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Khi những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người việt yêu úy nhất : ông nội, ba mẹ. Gia đình chỉ còn lại chị Chiến, chú Năm, thằng út em với người chị nuôi đi lấy chồng xa. Việt hăng hái tham gia tòng quân giết giặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương. Ở Việt ta luôn thấy được đó là “cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị. Qua dòng hồi ức của Việt khi ngất đi tỉnh lại, ta còn thấy được, anh là một người tính tình trẻ con, vô tư, nghịch ngợm của tuổi mới lớn. Anh hay tranh giành với chị mình chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định Thủy, anh có hành động “đá trái dừa rụng xuống mương” khi chị không cho đi tòng quân, sợ câu chuyện “con ma cụt đầu” mà chị hay kể. Đặc sắc nhất là cảnh hai chị em thu xếp mọi thứ để lên đường tòng quân. Khi ấy, Việt chỉ “lăn kềnh ra ván cười khì khì” trong khi chị Chiến lo toan mọi thứ. Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm là một hành động chứng tỏ Việt đã trưởng thành, sẵn sàng đối đầu với quân địch. Cái cách Việt thương chị mình cũng rất đáng yêu “ Giấu chị như giấu của riêng”… Ta còn bắt gặp một hình ảnh Việt gan dạ, quả cảm khi đi bộ được hai năm , anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch hay lúc anh bị thương, lạc đồng đội, anh không hề sợ mà vẫn rất bình tĩnh, với tưu thế hội tụ đủ phẩm chất của người lính cụ Hồ, anh “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng.

Có thể thấy, Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Việt – đứa con cưng tình thần của ông với những tính cách đáng yêu, dễ mến, vô tư đời thường, ga dạ quả cảm trong chiến đấu.

Nhà văn tiếp tục lia ống kính của mình để khắc họa hình tượng nhân vật Chiến – chị của Việt – một người con gái cũng giống như Việt trải qua hòan cảnh bi thương nhưng sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi. Ở chị ấy được thừa hưởng những nét đẹp từ người mẹ. Đó là người con gái gan dạ, đảm đang, tháo vát nhưng cũng căm thù giặc sâu sắc. Chiến tòng quân ra chiến đấu trong một tiểu bộ đội nữ địa phương. Chị chiến đấu dũng cảm, coi cái chết cũng chỉ như “chết giấc” với câu nói bất khủ “Nếu giặc còn thì tao mất” và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương. Chiến vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chị để chăm lo, lấp đầy khỏang trống cho các em. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện trong nhà đã được cô sắp xếp đâu vào đó khiến cho chú Năm cũng phải hết sức ngạc nhiên mà thốt lên: “ Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của người đi trước đối với lớp người trẻ kế cận họ. Việc cô ngăn không cho em đi tòng quân không phải vì sợ Việt tranh cướp công lao của cô mà cô hiểu rất rõ, với vai trò của người đi trước, co đã tham gai kháng chiến, cô hiểu rất rõ sự tàn khốc của chiến tranh nó ghê ghớm đến nhường nào, cô sợ Việt bị thương. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu ruột thịt máu mủ sâu sắc đến nhường nào. Nó là phương thuốc hữu hiệu nhất để gắn kết mỗi thành viên trong gia đình lại với gần nhau hơn.

Ta thấy Chiến hiện lên thật giản dị, thật đẹp dưới cái nhìn phác họa đầy lí tưởng của tác giả. Ở cô gái trẻ ấy hội tụ mọi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam “đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Chính những sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ ấy đã góp phần vào thắng lợi của dân tộc.

Thật là thiếu xót nếu như không có nhân vật chú Năm. Chính chú Năm là hiện thân của truyền thống, là khúc thượng nguồn trong “dòng sông truyền thống” của gia đình Việt. Chú là người ghi lại tất cả những sự kiện diễn ra trong gia đình. Ở chú Năm hiện lên một hình ảnh người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm. Chú cũng biết hò và Việt là nơi gửi gắm những câu hò của chú. Chú Năm ghi chép cẩn thận và đầy đủ tội ác của giặc đối với dòng họ, gia đình mình và chiến công của các thành viên trong gia đình. Khi Chiến và Việt chuẩn bị lên đường, chú đã giao cuốn sổ cho hai chị em. Cuốn sổ đó tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa. Nó là thước phim ghi lại một cách chaan thực, chi tiết nhất những chiến tích crua gia đình và tội ác của quân giặc. Nó dấy lên lòng căm thù giặc, món nợ lớn nhất phải trả. Cùng với chú Năm, má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. Là người phụ nữ gan góc, rất mực thương chồng con và có lòng căm tù giặc sâu sắc. Mỗi lần bọ lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông vượt biển”. Má Việt đã ngã xuống song hình ảnh người phụ nữ ấy luôn bất tử trong lòng các con.

“Những đứa con trong gia đình” đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…, Nguyễn Thi đã dựng nên một gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà. Qua đó, tác giả giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêu thương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng.

Tóm lại, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện không những phác họa thành công hình tượng của người con yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Ông xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi – Bài làm 2

Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi là truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện ngắn này được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng( tháng 2/1966). Sau này truyện được in trong "Truyện và kí" (xuất bản 1978).

Truyện hấp dẫn người đọc trước hết ở nghệ thuật kể chuyện. Truyện ngắn được kể theo ngôi thứ ba – người kể tự giấu mình dưới góc nhìn của nhân vật Việt. Bằng cách này, truyện đã đem đến màu sắc trữ tình đậm đà, tạo điều kiện cho tác giả xâm nhập sâu để dẫn dắt câu truyện. Không chỉ độc đáo ở ngôi kể, truyện còn có diễn biến câu truyện linh hoạt, không bị phụ thuộc vào trật tự không gian, thời gian. Mỗi câu truyện được kể là một lần Việt tỉnh lại sau cơn mê. Việt mê man tỉnh lại nhiều lần, các câu chuyện được ghép nối với nhau từ hiện thực chiến trường trở về quá khứ rồi từ quá khứ lại trở về thực tại. Việt tỉnh dậy lần hai, hai mắt không nhìn thấy gì chỉ nghe tiếng ếch râm ran, Việt lại nhớ về những ngày cùng chú Năm đi bắt ếch về nhậu. Lần thứ ba, Việt nghe tiếng máy bay trên đầu, cảm thấy ban ngày, ánh nắng rọi xuống, Việt lại nhớ về ngày đi lấy ná bắn chim. Lần thứ tư, Việt tỉnh lại, những kỉ niệm về má, chú Năm, chị Chiến, ùa về.  Đoạn trích trong sách giáo khoa chính là câu chuyện của lần tỉnh thứ tư. Sự biến chuyển không gian linh hoạt, khiến cho câu chuyện không dừng lại, bó buộc trong một không gian nhỏ hẹp.

Nội dung của truyện ngắn tập trung đi sâu vào thể hiện những vẻ đẹp của từng thành viên trong gia đình: ba, má, chú Năm, chị Chiến và Việt, còn có chị Hai là con nuôi của ba má nữa. Toàn bộ nội dung của lần tỉnh dậy lần thứ tư này đều là những kỉ niệm gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của nhân vật theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. "Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên". Hình ảnh má chợt ùa về trong tâm trí. Việt nhớ má: "Ước gì bây giờ lại được gặp má". Việt nhớ lại sự ân cần của má. "Ví như lúc má bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng về để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn". Nhưng dòng hồi ức ấy không được bao lâu. Nó bị đứt quãng bởi "mấy giọt mưa lất phất trên cổ". Mấy giọt mưa ấy làm "Việt choàng tỉnh hẳn". Đã là đêm thứ hai Việt nằm ngoài chiến trường. Việt sợ bóng tối nơi này. Những hình ảnh yêu thương giúp Việt bớt sợ nhưng chúng chỉ "kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi". Nỗi sợ của Việt không lâu bởi loạt đạn súng lớn kéo anh trở về thực tại. "Những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhở không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ tiếng trống đình dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi". Những tiếng súng lại thôi thúc Việt chiến đấu. Trận đánh đang gọi Việt đến. Rồi Việt lại nhớ về chi Chiến với cái thuở đăng kí tòng quân. Chị Chiến không cho Việt đi, Việt giành đi với chị dù chưa đủ tuổi. Bởi cái ý nghĩ đi bộ đội đã thôi thúc Việt từ hồi má chết rồi. Hình ảnh chị Chiến trong đầu Việt là trong cái đêm trước ngày lên đường, chị lo toan mọi việc trong nhà mặc cho Việt vô tư lăn kềnh ra ván cười khì. Cũng chính hôm nay, Việt mới cảm thấy mình thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt có cảm giác rõ ràng như thế. Rồi Việt lại nhớ tới câu hò của chú Năm. "Giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú". Hay "câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. Hình ảnh có ý nghĩa nhất trong đoạn trích là hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm. Hình ảnh này đã gợi không khí thiêng liêng tập quán lâu đời cỉa thôn quê Việt. Trong không khí thiêng liêng ấy, Việt đã thành người lớn. Việt đã cảm thấy "mối thù thằng Mỹ có thể rờ thấy được nó đang đè nặng ở trên vai". Hình ảnh này đã chứa nhiều ý nghĩa vừa có ý nghĩa tâm linh vừa trĩu nặng căm thù vừa chứa chan tình yêu thương. Kết thúc đoạn trích, Việt đã tìm được đồng đội, được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến.

Với bút pháp nghệ thuật dày dặn điêu luyện thể hiện qua đoạn trần thuật sự hồi tưởng của nhân vật Việt, cùng với tài năng miêu tả tâm lý tính cách sắc sảo kết hợp với ngôn ngữ phong cách góc cạnh đậm chất Nam Bộ, "Những đứa con trong gia đình" kể về những đứa con trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 3

1. Nguyễn Thi tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn) quê ở miền Bắc (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) nhưng vào Nam từ năm 1943, tham gia Cách mạng tháng Tám, tiếp đó sung vào lực lượng vũ trang, vừa cầm súng chiến đấu, vừa hoạt động văn nghệ. Ông có một cuộc đời vất vả, éo le, nhiều bất hạnh: sớm mồ côi cha, mẹ đi bước nữa, xa quê hương từ nhỏ, vừa làm vừa tự học. Năm 1954, Nguyễn Thi tập kết ra Bắc công tác một thời gian rồi lại tình nguyện vào Nam chiến đấu. Ông hi sinh dũng cảm trong chiến dịch Mậu Thân, mùa xuân 1968.

Cuộc đời và số phận đã rèn đúc nên ở Nguyễn Thi nhiều phẩm chất đáng quý :

– Tinh thần một nhà văn – chiến sĩ với đầy đủ hai nghĩa : cầm bút và cầm súng ;

– Một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc ;

– Gắn bó máu thịt với miền Nam, am hiểu sâu sắc từ cảnh vật, phong tục, con người đến lời ăn tiếng nói của đồng bào nơi Thành đồng Tổ quốc. Tuy quê miền Bầc nhưng Nguyễn Thi xứng đáng hơn ai hết với danh hiệu : nhà văn tiêu biểu của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ác liệt.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một trong những bằng chứng nổi bật nhất về những phẩm chất ấy của Nguyễn Thi.

Truyện ngắn, nói chung, phải giải quyết những yêu cầu nghệ thuật quan trọng sau đây :

– Sáng tạo tình huống truyện độc đáo. Mỗi truyện ngắn thường xoay quanh một tình huống, giống như cái tứ của một bài thơ ;

– Diễn tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật;

– Trần thuật hấp dẫn với những chi tiết chọn lọc một cách nghiêm ngặt. Chi tiết trong truyện ngắn nhiều khi có sức nặng như những "nhãn tự" trong một bài thơ tứ tuyệt.

– Ngôn ngữ tinh luyện, không được có câu thừa, chữ lép.

Trong thực tế, không phải truyện ngắn nào cũng giải quyết được tốt mọi khâu nghệ thuật. Có truyện hay ở khâu này, có truyện trội lên ở khâu khác.

Nhưng Những đứa con trong gia đình, có thể nói, đã đạt được phẩm chất xuất sắc ở mọi khâu nghộ thuật nói trên.
Tác phẩm kể cũng hơi dài. Nhưng dung lượng của nó quá lớn – tuy chỉ kể chuyện một gia đình mà muốn bao quát nhiều thế hộ miền Nam đứng lên đánh giặc, thậm chí cả truyền thống chống xâm lược của dân tộc qua bao thế kỉ – nên tuy không ngắn mà vẫn cô đặc, súc tích.

2. Thiên truyện được kể như lời tự thuật của nhân vật chính tên là Việt. Nói cho đúng, người thuật truyện là tác giả, nhưng kể theo quan điểm, tâm lí và ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật. Người ta gọi thế là lời trần thuật nửa trực tiếp. Lợi thế của lối trần thuật này là, cùng với câu chuyện được thuật lại, tính cách nhân vật cũng được khắc hoạ đậm nét. Mặt khác câu chuyện dù không có gì đặc biệt cũng trở nên mới lạ, hấp dẫn vì được kể qua lăng kính của tư tưởng và tâm lí, cá tính nhân vật.

Phần chủ chốt của thiên truyện được thuật kể khi Việt rơi vào tình huống bị trọng thương, lạc đồng đội, phải nằm lại giữa chiến trường còn mịt mù khói súng và xác giặc ngổn ngang. Lời thuật kể không liền mạch, mà khi đứt (Việt ngất đi), khi nối (Việt tỉnh dậy). Ta biết đây là một anh tân binh rất trẻ xuất thân từ một gia đình nng dân nghèo vùng đồng bằng Nam Bộ : "Việt tỉnh dậy lần thứ hai khi trời lất phất mưa. Tiếng máy bay tắt hẳn, chỉ còn hơi gió lạnh đang lùa trên má. Ếch nhái kêu dậy lên. Việt lắng nghe, đúng là những con ếch nái bụng tròn vo, mắt thổi lồi, hay ngồi liếm mép kêu uôm uôm… Có ai đi soi ếch gần đây không ? Ở quê Việt, những đêm như đêm nay, đèn soi nhấp nháy đầy đồng".

Ta còn biết anh vừa dùng thủ pháo diệt được một xe tăng địch, sau đó bị trọng thương, phải nằm lại một mình giữa chiến trường. Tuy thân thể sưng tấy, đau nhức : "Chín ngón tay bị thương, chỉ còn một ngón cái hơi nhúc nhích", anh cũng cố lấy răng giật mạnh cơ bẩm, đưa được một viên đạn lên nòng và đẩy họng súng về hướng dịch, sẵn lòng tiêu diệt thằng giặc Mĩ nào mò tới.

Nhưng hồi ức cúa Việt không chỉ xoay quanh cảnh ngộ hiện tại của bản thân mình mà mở ra không gian, thời gian khá dài rộng, làm hiện lên nhiều khuôn mặt, nhiều cuộc đời, nhiều số phận, từ chị Chiến, chú Năm, đến ba, má, rồi ngược lên tới ông nội, bà nội,… Biết bao cái tang đau đớn và những mối thù chồng chất được chú Năm ghi chép tỉ mỉ trong một cuốn sổ gia đình : thím Năm bị ca nông Mỏ Cày bắn chết, ông nội bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, má Việt đi đấu tranh về bị trúng đạn trái phá ở đầu xóm, tía Việt đi du kích, đêm ngủ ngoài bờ sông, bị lính Tây bót Kinh Ngang bắt chật đầu,… Một cuốn sổ gia đình mà như tập trung oán thù của cả miền Nam dưới ách Mĩ – nguy, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh tiếp nối của bao thế hệ chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ, đúng như các câu thơ Tố Hữu : "Lớp cha trước, lớp con sau – Đã thành đồng chí chung câu quân hành".

3. Qua dòng hồị ức của Việt, thấy nổi bật lên mấy nhân vật thật là khoẻ khoắn, lực lưỡng và đầy góc cạnh.

Trước hết là nhân vật mà Việt gọi là chú Năm. Một nhân vật rất Nam Bộ. Cuộc đời, khi đi bè, khi chèo ghe mướn, khiến chú hiểu rộng, biết nhiều. Những hiểu biết của chú là chiếc cầu nối giữa số phận một gia đình với số phận đất nước, giữa truyển thống một gia đình với truyền thống dân tộc : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẻ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyên con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

Mỗi lần "nhậu vào ba hột" chú lại cao hứng cất tiếng hò. Lúc đó, cùng với tiếng hò, trong "đôi mắt mở to, đọng nước" của chú lại hiện lên, khi là "tấm áo vá quàng" hay "con sông dài cá lội", khi thì "người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng Tháp Mười". Đúng là tiếng hò đã nối dài "con sông gia đình" với biển cả mênh mông của đất nước,…

Má Việt là người đàn bà gan góc từ thời con gái. "Đôi vai lực lưỡng", "đôi bắp chân tròn vo lúc nào cũng dính sình đất", má lội hết đồng này sang bưng khác, vừa đi làm mướn nuôi con, vừa hoạt động cách mạng. Có một hình ảnh thật dữ dội của người đàn bà này : một tay bồng con, một tay cắp rổ, cứ đuổi riết theo thằng lính quận, vừa chửi vừa đòi đầu chồng bị nó chặt và xách đi.

Còn chị Chiến và Việt cũng rất xứng đáng là những đứa con của một gia đình cách mạng. Đúng như chú Năm nói: "Việt là thằng nhỏ gan, chị Chiến là đứa con gái không khác mẹ một chút nào". Hai chị em đều xung phong đi bộ đội để trả thù cho ba má.

Nhìn chung các nhân vật đều có một tính cách rất thống nhất, có thể nói là rất Nguyễn Thi: giàu tình nghĩa với gia đình và Tổ quốc, trên vai mang nặng thù nhà nợ nước, lòng căm thù ngùn ngụt đối với quân xâm lược, gan góc vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt nhất của chiến tranh, quyết hi sinh đến cùng cho cách mạng. Tiêu chí đạo đức cao nhất của họ là cầm súng giết giặc – chú Năm nói dứt khoát như thế : "thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu". Và tất cả đều có một cái gì rất Nam Bộ : thật thà bộc trực, chất phác, hồn nhiên.

Tuy vậy, mỗi người đồng thời lại là một cá tính riêng không lẫn với nhau được, gắn liền với lứa tuổi và giới tính.

Chú Năm có cuộc đời cơ cực và từng trải, là con người của một gia đình, đồng thời là con người của bốn phương.

Má Việt là một bà mẹ thương con vô cùng. Trước kẻ địch, má giống như gà mẹ xoè cánh bảo vệ con mình. Giặc bắn doạ, "hai bàn tay to bản của má phủ lên đầu đàn con", mắt "sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông vượt biển". Đây là một người mẹ, đồng thời là một chiến sĩ. Má trông ngày trông đêm mong cho con mau lớn để trả thù cho ba nó. Má có một ý nghĩ độc đáo và đúng là ý nghĩ của người mẹ khi nghĩ đến cái chết: "người chết có cái vui của người chết, nếu không người ta sanh ra còn làm gì?".

Chiến và Việt tuy là hai chị em nhưng tuổi xấp xỉ nhau nên đều chưa hết chất con nít. Cái gì cũng giành nhau. Đi bắt ếch thì giành nhau phần nhiều hơn ; bắn chết được một thằng Mĩ thì giành công cho mình ; vào bộ đội cũng giành nhau đi trước,… khiến chú Năm lần nào cũng phải đứng ra phân xử. Nhưng chị vẫn là chị, em vẫn là em. Những lần giành nhau hơn thua, cuối cùng bao giờ chị cũng nhường em. Có những chi tiết nhỏ mà phân biệt ngay được giới tính: chị đi đánh giặc, trong túi vẫn có một cái kiếng, còn em thì đi đâu cũng giắt theo một cái ná thun,…

Nhưng ý thức về vai trò làm chị của Chiến phát triển hẳn lên trong cái đêm trước ngày chị em nhập ngũ. Đây là giây phút người chị phải tỏ ra có trách nhiệm thật sự với gia đình, với các em, với nhà cửa, ruộng vườn, với bàn thờ của má. Lời chị khuyên em bỗng trở nên nghiêm trang, già dặn hẳn lên:

– "Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu".

– "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!".
Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy "chị Chiến bữa nay nói in như má vậy!".
Chiến bàn với em thu xếp nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc, gửi lại ruộng vườn, chuyển bàn thờ má,… Mọi sự tính toán đâu ra đấy khiến chú Năm cũng phải thán phục: "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non",…
Cuộc đối thoại của hai chị em, phải nói là một đoạn văn rất đặc sắc. Một đằng là giọng điệu nghiêm trang, thể hiện ý thức trách nhiệm của người chị, một đằng vẫn quen thói nghịch ngợm, vô tâm vô tính như con nít, phát ra những câu rất ngớ ngẩn:

Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Nãm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng út cũng học ở đây. Mầy chịu không ?
Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay :

– Sao không chịu ?

– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen ?

– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết".

4. Thiên truyện đầy ắp những chi tiết sống động, không có một chi tiết nào thừa : nếu không góp phần thổ hiện một khía cạnh tư tướng của tác phẩm thì cũng tô đậm thêm một đặc điểm tính cách, một nét cá tính nào đấy.

Chẳng hạn, cái chi tiết má Việt xin giang xuồng mà ba Việt nhất định không cho. "Má liền phóng xuống sông lội…". Một hành động tỏ rõ cái gan góc khác thường của má ngay từ thời con gái. "Vậy mà nên vợ nên chồng. Bởi vì chiều hôm đó má gánh cơm đi tặng bộ đội "tẩm vông" thì lại gặp ba trong hàng ngũ đó". Chi tiết này nói rằng, có một thời, tình yêu, tình vợ chồng hầu như thống nhất làm một với tình đồng chí, tình đồng đội.

Cuốn sổ gia đình luôn trong tay chú Năm cũng là một chi tiết nhiều ý nghía : đó là một thứ gia phả thiêng liêng muốn truyền cho con cháu muôn đời sau, đừng có giây phút nào được quên thù nhà nợ nước, và phải làm sao xứng đáng với dòng máu anh hùng của tổ tiên.

Nhưng mang sức nặng đặc biột là cái chi tiết chị em Việt, trước khi nhập ngũ, khiêng bàn thờ má sang gửi nhờ bên chú Năm : "Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về". Mối thù thằng giặc Mĩ trở thành một hình khối cụ thể, một trọng lượng thật sự "có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai" hai đứa con chuẩn bị lên đường giết giặc. "Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế". Một chi tiết gợi biết bao xúc cảm. Nó nói rất nhiều vể tấm lòng của Việt – một cậu thiếu niên tính tình còn hết sức trẻ con, hầu như chưa bao giờ biết sống với nội tâm mình. Nay bỏng lắng nghe lòng mình và "thấy thương chị lạ". Có lẽ trong giờ phút thiêng liêng, cùng chị gánh mối thù của má trên vai, nghĩ đến má bao nhiêu, càng thương chị bấy nhiêu, cũng "bước chân bịch bịch", vất vả như đời má ngày xưa…

Nguyễn Thi đã hi sinh anh dũng trên chiến trường miền Nam. Ông cũng xuất thân trong một gia đình cách mạng. Ông viết Những đứa con trong gia đình cũng bằng một dòng máu mang truyền thống đó.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 4

Là một truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam 1945 – 1975, Những đứa con trong gia đình hiển nhiên mang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn (xem thêm phần viết về tính sử thi ở bài Rừng xà nu). Tuy vậy, nói đến tác phẩm này, người ta không thể không nói đến tính hiện thực sâu sắc của nó. Nguyễn Thi quả là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa đích thực. Trong khi chịu sự chi phối của bối cảnh sáng tạo chung, ông vẫn kiên trì theo đuổi những nguyên tắc sáng tạo của mình, cố gắng tái hiện cho được diện mạo chân thực của hiện thực thông qua những tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình. Để xây dựng các tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình đó, ông rất chú ý tới mối quan hệ giữa tính cá thể, cá biệt và tính khái quát của hình tượng. Sự chính xác và sống động của các chi tiết luôn được đề cao. Chi tiết nào cũng gây ấn tượng, như được lấy "trực tiếp" từ đời sống, nóng hổi, giàu sức biểu hiện, giàu tính thẩm mỹ. Chính công việc chuẩn bị tư liệu chu đáo, cẩn thận, việc ghi chép miệt mài những điều mắt thấy tai nghe vào sổ tay đã hỗ trợ đắc lực cho Nguyễn Thi ở phương diện này. Đọc từng trang viết của ông, ta cảm nhận được một trữ lượng dồi dào những kinh nghiệm sống thấp thoáng ở phía sau. Truyện ngắn mà nhiều khi có sức chứa của một tiểu thuyết lớn. Tham vọng khái quát của nhà văn luôn được thể hiện thông qua cách ông sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, nhưng tham vọng đó không hề khiến ông quên đưa ra những đường nét chạm khắc rạch ròi về nhân vật, bối cảnh. Sự hứng thú quan sát, miêu tả ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, sự vận dụng đầy ý thức ngôn ngữ Nam Bộ trong trần thuật có mối liên hệ lô gích với động cơ sáng tạo này. Ngoài ra, việc học tập kinh nghiệm của các nhà tiểu thuyết hiện đại phương Tây trên vấn đề tái hiện dòng ý thức của nhân vật cũng được chú ý đúng mức, tạo nên những trang viết xuất thần, hiếm quý (đoạn miêu tả dòng hồi tưởng, suy nghĩ của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại trên trận địa là một ví dụ cụ thể, điển hình).

Tuy là một truyện ngắn hoàn chỉnh, có cấu trúc chặt chẽ, nhưng rất có thể, với chính Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình vẫn còn mang nhiều tính tư liệu. Phải chăng, trong khát vọng sáng tạo của nhà văn, đây mới chỉ là bước chuẩn bị cho một công trình đồ sộ hơn, xứng tầm với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà ông mong muốn được hoàn thành. Cảm nhận được điều đó, độc giả ngày nay không thể không thấy tiếc nuối khi nghĩ về sự ra đi quá sớm của Nguyễn Thi – một hiện tượng "bùng nổ về tài năng" (đánh giá của Nguyên Ngọc) trong thế hệ các nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Thi là một nhà văn – chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tác đã để lại nhiều bài học lớn cho cả một thế hệ nhà văn thời chống Mĩ. Ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong di sản văn học viết về chiến tranh của ông, có tác phẩm đã hoàn chỉnh, có tác phẩm mới ở dạng phác thảo nhưng tất thảy đều ngồn ngộn chất sống và giàu tính thẩm mĩ chứng tỏ tác giả của nó là một tài năng văn học lớn.

Từng sống ở Nam Bộ trước Cách mạng và sau này lại tham gia chiến đấu trên chiến trường ấy, Nguyễn Thi rất hiểu con người và cảnh vật nơi này. Có thể nói ông là nhà văn của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Ông đã trút tấm huyết xây dựng họ thành những nhân vật văn học đáng nhớ đầy cá tính, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, sống bộc trực, hồn nhiên, giàu tình nghĩa.

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quân giặc. Chiến và Việt – hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúng đạn đại bác Mĩ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ông Năm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thân thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đình nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khả năng ôm trùm hiện thực rộng lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh ngộ gia đình họ không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, bao gia đình cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong cuộc chiến tranh khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy. Nó luôn tự nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống. 

Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến – Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ – ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây". Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi.

Nguyễn Thi rất có biệt tài dựng người, dựng cảnh. Vốn sống của ông phong phú khiến cho các chi tiết mà ông lẩy ra bao giờ cũng như giẫy trên trang sách, rất sinh động. Nhiều nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong truyện nhưng đã kịp để lại một ấn tượng khó quên, cả về hành động lẫn ngôn ngữ. Chú Năm của Chiến, Việt thật dễ nhớ với "giọng hò đã đục và tức như gà gáy" ("Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câu"). Giọng hò của người đàn ông trung niên này tuy không hay nhưng chứa đựng một cái gì đó thật tha thiết khiến cho chị em Chiến, Việt tuy thấy buồn cười nhưng vẫn rất cảm động. Theo như lời kể trong tác phẩm, ông ít nói, nhưng những câu nói của ông được hai chị em nhân vật chính khắc ghi trong tâm khảm. Nó tương tự như những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước, lăn lộn với ruộng vườn và thuỷ chung một dạ với cách mạng. Bên cạnh nhân vật chú Năm, hình ảnh người má của chị em Chiến, Việt cũng hiện lên với những nét chạm khắc rạch ròi. Đó là người đàn bà xốc vác, gan dạ, giỏi thu xếp cả việc chung lẫn việc riêng. Nguyễn Thi đã chọn được nhiều chi tiết thật tài tình để xây dựng chân dung con người ấy. Nào là chuyện bà đi đấu tranh về bị cà nông giặc bắn đuổi theo, một trái rơi bịch trước mặt, không nổ, "bà đén dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về" ; nào chuyện bà bế con, dắt con đi đòi đầu chồng từ ấp trong tới ấp ngoài, vượt qua sông về tới quận ; nào chuyện bà tần tảo sớm hôm làm lụng nuôi con, miệng nói, tay làm, chưa dứt câu dặn con mà chân đã "đẩy xuồng ra tuôt giữa sông"… Đặc biệt, chi tiết bà đối mặt với quân thù hai bàn tay to bản "phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân" hoặc "dùa đàn con lại đàng sau tránh đạn" đã cho ta hình dung đặc biệt rõ nét hình ảnh một người mẹ nơi Thành đồng Tổ quốc những năm đánh Mĩ. 

Hai nhân vật được khắc hoạ đậm nét trong tác phẩm là Chiến và Việt. Chiến là chị. Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào". Ngay cả Việt cũng nhận thấy thế. Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em : "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, "nhìn hai cháu thiệt lâu" rồi nói : "Khôn ! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước". Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước. 

Khác với chị Chiến đã có dáng dấp của một người lớn thực thụ dù đôi lúc còn tranh giành với em, Việt còn giữ nguyên tính chất của một cậu bé. "Cậu Tư" này trong gia đình có điệu cười "lỏn lẻn" rất dễ thương. Cậu ta thường ngày vẫn hay tranh phần hơn với chị, từ chuyện bắt ếch đến chuyện đòi đi bộ đội trước chị. Cậu còn vô tâm vô tính, phó mặc chuyện nhà cho chị "Tôi nói chị tính sao cứ tính mà". Trong khi chị bàn những việc phải làm ngày mai, Việt vẫn đùa nghịch "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" và thú vị quan sát điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng "in hệt má" của chị. Vào bộ đội rồi, cậu ta "giấu chị như giấu của riêng vậy" vì sợ mất chị trước những lời gạ gẫm đùa tếu của anh em. Trong hành trang người lính của mình, ngoài cái võng, bộ quân phục, Việt còn mang theo cái ná thun (súng cao su) – một vật bất li thân từng gắn bó từ ngày cậu "để đầu trần, mình mẩy tèm lem sình đất từ chỗ móc mương lên, lội tắt trong vườn, đi tìm chim". Tuy còn rất trẻ con như thế, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm không thua kém ai. Việt đã dùng thủ pháp tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép của địch. Bị thương, Việt quyết bò đi tìm đồng đội. Nghe tiếng xe, pháo của giặc, Việt nằm chờ với tâm niệm : "Tao sẽ chờ mày ! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày ! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy". Có bao nhiêu là quyết tâm, bao nhiêu là niềm trìu mến với đồng đội, bao nhiêu là sự coi thường, khinh bỉ kẻ thù thể hiện qua lời độc thoại ấy. Quả thực, Việt đã là một người lính chững chạc trong khi còn mang đầy đủ nét thơ ngây, trong sáng, đáng yêu của một cậu bé vừa đến tuổi thành niên.

Nhìn chung, trong khi xây dựng nhận vật, Nguyễn Thi rất quan tâm đến việc cá thể hoá. Nhân vật nao cũng có những nét riêng, độc đáo hiện lên mồn một trước mắt độc giả. Chú Năm nói khác má Việt và Việt nói khác chị Chiến. Lời nói của ai thể hiện rõ tính cách người đó. Nhưng mặt khác, nhà văn cũng có ý thức nhấn mạnh điểm giống nhau giữa họ. Chẳng thế mà ông nhiều lần qua lời chú Năm, qua lời Việt so sánh Chiến với người má của cô, và để người má ấy nói về Việt : "Đó, lại giống cái thằng cha nó rồi !". Nói lên điểm giống nhau ở đây tức là nói đến nét bền vững trong truyền thống một gia đình giàu tinh thần cách mạng, có lòng căm thù giặc sâu sắc, sống rất mực tình nghĩa thuỷ chung. Đây chính là điểm nút sẽ giúp ta lí giải được sức mạnh tinh thần nào đã giúp các nhân vật vượt qua được những thử thách lớn lao, gay gắt đến như vậy. Mở rộng ra, đấy cũng là điểm nút khiến cho mọi chi tiết, sự việc được mô tả trong tác phẩm quy tụ lại, thống nhất ở tinh thần chung là khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ của người dân Nam Bộ trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Nhiều câu nói thốt ra từ miệng chú Năm hay từ miệng má Việt, vì vậy, có tầm khái quát triết lí, mang âm vang triết lí của cả một dân tộc bất khuất, dù nó được biểu hiện ra trong một hình thức rất mực giản dị – giản dị đến bất ngờ (chẳng hạn câu của má Viêt : "người chết có cái vui của người chết, nếu không, người ta sanh con ra làm gì ?"). ở đây, có thể nhận ra một đặc điểm trong sáng tác của Nguyễn Thi : tính triết lí rất cao nhưng đấy là triết lí của chính cuộc đời – một cuộc đời được tái hiện sinh động qua những biểu hiện mang tính bản chất. Ta có thể chứng minh thêm cho điều vừa nói bằng vào chi tiết "cực đắt" sau đây mà nhà văn đã đưa vào cuối tác phẩm : chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm : "Chị Chiến đứng ra giữa sân, k** cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác". Khó mà không dẫn hết ra đoạn văn đầy xúc động này. Nó đã nói lên hết sức cô đọng về cuộc chiến đấu của chúng ta : có yêu thương, có căm thù, có cái mất mát nhưng có cái vĩnh hằng, có sự quyết liệt nhưng cũng có sự thanh thản, có yếu tố hành động nhưng cũng có yếu tố tâm linh… Và mùi hoa cam, nó chỉ thoảng qua một lần mà thơm mãi. Trong văn Nguyễn Thi, mùi hương "trữ tình" này thường chỉ được dùng rất dè sẻn, nhưng chính vì vậy mà nó vô cùng quý, để lại trong lòng người đọc những cảm nghĩ sâu xa. 

Một thành công nữa rất cơ bản của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình là nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật. Ta đã thấy phần nào điều đó qua việc phân tích cái tài của ông khi lựa chọn các chi tiết đặc sắc làm nổi bật cá tính nhân vật ở trên. Cần đặc biệt lưu ý rằng truyện ngắn này được tổ chức dựa trên dòng hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương trên trận địa. Miêu tả tâm lí của người tỉnh táo đã khó mà ở đậy lại là tâm lí của con người luôn nằm trong trạng thái giữa mê và tỉnh, hiển nhiên nhiệm vụ nghệ thuật đặt ra càng khó bội phần. Nhưng nhà văn đã thể hiện một cách xuất sắc trạng thái "chập chờn cơn tỉnh cơn mê" đó của nhân vật. Bốn lần Việt "tỉnh dậy" trên trận địa, mỗi lần Việt nhớ gì, nghĩ gì đều được nhà văn miêu tả rất cụ thể, tinh tế và chính xác. Thông thường, mạch hồi tưởng của nhân vật trong bước khởi đầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dẫn dụ của ngoại cảnh. Tác giả hiểu điều đó rất rõ. Tâm lí con người tuy phức tạp nhưng vẫn diễn biến một cách có lôgic. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy, nghe tiếng ếch nhái kêu dậy lên, Việt tự nhiên nhớ về những đêm đi soi ếch, nhớ "Khi đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang". Thế là hình ảnh chú Năm hiện lên với những câu hò và cuốn sổ gia đình cùng ý nghĩa của nó. Lần thứ ba Việt tỉnh dậy, tiếng cu rừng nhắc Việt nhớ tới chiếc ná thun, rồi chiếc ná thun nhắc tới hành trang trong chiếc ba lô ngày nhập ngũ, ngày nhập ngũ là ngày má Việt vừa mất, thế là nỗi nhớ "chuyển vùng" sang hình ảnh của người má thân yêu. Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong tiếng súng thôi thúc. Sự thôi thúc ấy khiến Việt liên hệ tới ý nghĩ thôi thúc ngày đi bộ đội, liên hệ chuyện chị em giành nhau nhập ngũ trước, sau đó là chuyện mang bàn thờ má đi gửi bên nhà chú… Nhìn chung nhà văn nắm rất chắc quy luật diễn biến tâm lí con người. Ông đã kh** l** tạo cho tác phẩm một hình thức kết cấu độc đáo tương đồng với "kết cấu" của những giấc mơ chập chờn, từ đó cứ mở rộng dần đối tượng được miêu tả và đi mỗi lúc một sâu vào đời sống tâm hồn của nhân vật.

Trong khi làm sáng tỏ tâm lí nhân vật, nhà văn đã sử dụng một ngôn ngữ trần thuật đặc biệt phù hợp. Đấy là ngôn ngữ của chính nhân vật nói về mình và kể về người khác, mặc dù bề ngoài có vẻ là ngôn ngữ khách quan của người trần thuật. Điều đó thể hi

0