29/01/2018, 21:17

Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11

Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 3 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 1 Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, ...

Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 3 Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 1 Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đọan này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ – thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục rửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm. Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc: “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội Trong tù đánh bạc được công khai Bị tù con bạc ăn năn mãi Sao trước không vô quắt chốn này?” Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy! Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại: “Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”. Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục rửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực: “Mới đến nhà lao phải nộp tiền Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên Nếu anh không có tiền đem nộp Mỗi bước anh đi một bước phiền” Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó. “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc” Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn – một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn. Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã sâu cay đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này. Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hòan thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời! Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 2 Ngục trung nhật kí là một tập nhật kí bằng thơ, một mặt ghi chép những điều tác giả quan sát được hàng ngày trong nhà tù hay trên đường bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác, mặt khác ghi lại những diễn biến tâm sự của mình khi đối diện với bản thân hay trước cảnh thiên nhiên. Loại thứ nhất nghiêng về hướng ngoại, thường sử dụng bút pháp tự sự, tả thực. Loại thứ hai, nghiêng về hướng nội, thường sử dụng bút pháp trữ tình. Tất nhiên đấy chỉ là nhìn trên đại thể. Ranh giới giữa hai loại nhiều khi không rõ rệt. Bài Lai Tân có thể xếp vào loại thứ nhất. Bài thơ kết cấu trên hai phần. Phần thứ nhất gồm ba câu đầu – ba câu tự sự : Câu 1 : Ban trưởng ngày ngày đánh bạc. Câu 2 : Cảnh trưởng ăn tiền phạm nhân. Câu 3 : Huyện trưởng chong đèn làm việc công (tức hút thuốc phiện). Phần thứ hai là câu kết : một nhận xét, một lời đánh giá chung về các hiện tượng kể trên. Theo lô gích thông thường, người đọc chờ đợi ở câu kết này một lời phê phán mạnh mẽ, một sự lên án quyết liệt tình trạng thối nát của bọn quan lại ở Lai Tân. Nhưng tác giả đã không làm như thế. Nhà thơ hạ một câu với thái độ dường như dửng dưng, vô cảm : Lai Tân y cựu thái bình thiên. (Trời đất Lai Tân vẫn thái bình) Đây là điều mà trong nghệ thuật văn chương gọi là "tiền văn không đoán được hậu văn" – một câu kết thật bất ngờ. Nhưng đó chính là một cách ra đòn rất hiểm đã tạo nên một sức mạnh đả kích thật là quyết liệt: tình trạng của bọn quan lại đất Lai Tân diễn ra như thế là trong hoàn cảnh hết sức bình thường đấy thôi. Xin đừng hiểu đây là chuyên đặc biệt, bất thường, chuyện của thời loạn. Không, tình hình Lai Tân xưa nay vẫn thế. Guồng máy hành chính ở đây từ trước tới nay vẫn quay đều đều như thế đấy. Ban trưởng ngày ngày cứ đánh bạc, cảnh trưởng lo móc túi phạm nhân, còn huyện trưởng thì đêm đêm chong đèn hút thuốc phiện – bộ máy cai trị đã có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, người nào việc nấy cứ thế mà làm, không ai phải giẫm đạp lên công việc của ai, tất cả đã trở thành nề nếp, trở nên ổn định từ lâu rồi : "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình " ! Ôi, hai chữ "thái bình" hạ xuống, tự nhiên tình trạng thối nát của bọn quan lại Lai Tân bỗng trở thành chuyện bản chất của một chế độ, chuyện phổ biến của bộ máy chính quyền thời Tưởng Giới Thạch. "Thái hình", đúng là một thi nhân (con mắt của bài thơ), sức nặng của nó đặt lên bàn cân có thể ngang bằng với hai mươi sấu chữ còn lại của bài thất ngôn tuyệt cú! Hoàng Trung Thông nói đúng : "Một chữ thái hình mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá, nhưng thực sự là "đại loạn" bên trong" . Nên nhớ rằng, khi Hồ Chí Minh viết bài thơ này (cuối năm 1942) thì phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc (căn cứ vào những ghi chép của tác giả Nhật kí trong tù – mục Đọc sách và Đọc báo thì đến đầu năm 1940, phát xít Nhật đã chiếm của Trung Quốc 15 thành phố, 533 huyện, trong đó có nhiều vùng thuộc tỉnh Quảng Tây). Đặt trong hoàn cảnh ấy càng thấy sự thối nát và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân đã lên đến cực độ. Đất nước bị tàn phá, đồng bào bị chém giết, vậy mà "Trời đất Lai Tân vẫn thái hình" ! Ai đánh giặc cứ đánh, ai chết cứ chết, ở đây vẫn thái bình, nghĩa là cứ dửng dưng "bình chân như vại", cứ hút, cứ đánh bạc, cứ lần túi phạm nhân,… nghĩa là hoàn toàn vô cảm trước tai hoạ của Tổ quốc, của nhân dân. Lai Tân quả là một tiếng cười đả kích rất ác liệt và có thể nói là tiêu biểu cho phong cách châm biếm của thơ Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù: không đao to búa lớn, cứ nhẹ nhàng như không mà sức mạnh đả kích thật mãnh liệt, nhằm thẳng vào tim gan của đối tượng. Lai Tân chỉ là một tiếng cười khẩy thế thôi, mà đã phóng ra một đòn có thể nói là chí tử. Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 3 Lai Tân là bài thơ thuộc mảng trào phúng nói trên của tập Nhật kí trong tù, được sáng tác trên đường tác giả bị giải đi từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ trào lộng Hồ Chí Minh: sắc sảo trong sự phát hiện và lật tẩy bản chất của đối tượng. Về mặt nghệ thuật, do được hưởng thụ hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, tác giả đã để lại dấu ấn độc đáo trong một phong cách vừa hài hước nhẹ nhàng, vừa thâm thuý sâu cay. Ba câu thơ đầu tác giả miêu tả những “hoạt động” cơ bản của các nhân vật quan trọng đại diện cho bộ máy quan lại ở huyện Lai Tân. Những sự thật gây ngạc nhiên: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc; cảnh sát trưởng ăn tiền của phạm nhân; huyện trưởng chong đèn (giả vờ tận tụy hay là hút thuôc phiện?). Người đọc ngạc nhiên vì những kẻ đại diện cho pháp luật lại công khai vi phạm luật pháp. Ban trưởng nhà lao, thay vì phải tích cực ngăn ngừa tệ nạn cờ bạc trong dân chúng và các phạm nhân thì lại say sưa với trò đỏ đen. Cảnh sát trưởng, thay vì phải nghiêm khắc, liêm chính đề cao tinh thần công minh của pháp luật thì lại tìm cách ăn hối lộ, moi tiền của phạm nhân. Còn huyện trưởng, thay vì phải mẫn cán, gương mẫu, xứng đáng là kẻ đứng đầu cho một địa phương thì lại bê trễ, bê tha trong sinh hoạt. Cách miêu tả của tác giả theo tuần tự từ ban trưởng nhà lao cho đến huyện trưởng huyện Lai Tân cho thấy cả một hệ thông quan lại từ dưới lên trên đã bị ruỗng nát từ bên trong… Tuy nhiên, nếu nhìn ở bề ngoài thì ai dám bảo là cái bộ máy quan lại ở đó không đáng tin cậy? Ban trưởng nhà lao vẫn có mặt thường xuyên ở nhà lao như một trưởng ban nhà tù mẫn cán nhất, cảnh trưởng vẫn tích cực bắt giải phạm nhân như một cảnh sát trưởng mẫn cán nhất, huyện trưởng thì chong đèn làm việc đến khuya vì nước vì dân không dám nghĩ tới việc nghỉ ngơi,… Tất cả đều tận tụy với công việc đến cảm động và cũng tận tụy đến thế là cùng? Câu thơ cuối: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình… vì thế, mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, hóm hỉnh mà thâm thuý. Tiếng cười trào phúng hướng vào hai mục đích: Một là, lật tẩy mọi trò che đậy, giả dối của bộ máy quan lại ở huyện Lai Tân. Hai là, phơi bày hiện trạng: Những kẻ đại diện cho pháp luật đang thường xuyên chà đạp lên luật pháp. Điều đó cũng có nghĩa là ở Lai Tân không còn luật pháp nữa. Không còn luật pháp thì làm sao đời sống của con người còn có thể tươi sáng, yên bình (thái bình) được? Ba chữ vẫn thái bình vì thế được viết theo lối phản nghĩa, nói ngược mang tính chất mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo. Bài thơ Lai Tân được viết theo thể tứ tuyệt luật Đường nhưng không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc cơ bản về kết cấu đề – thực – luận – kết của luật thơ truyền thống mà có những thay đổi về kết cấu. Ba câu thơ đầu nhấn mạnh vào việc tả thực, câu thơ cuối giữ vai trò luận bàn. Cách viết này tạo cho bài thơ một phong cách hiện đại, đưa người đọc đi thẳng vào vấn đề, trực tiếp chứng kiến hiện trạng. Về bút pháp, bài thơ chủ yếu sử dụng bút pháp tả thực xen với lối trào phúng thâm thuý của phương Đông: mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Hầu trời (Tản Đà) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) – Văn mẫu lớp 11Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Văn mẫu lớp 11Phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 1

Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đọan này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ – thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục rửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội:

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.

Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quắt chốn này?”

Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!

Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:

“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.

Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục rửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:

“Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi một bước phiền”

Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn – một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã sâu cay đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau  nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hòan thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!

Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 2

Ngục trung nhật kí là một tập nhật kí bằng thơ, một mặt ghi chép những điều tác giả quan sát được hàng ngày trong nhà tù hay trên đường bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác, mặt khác ghi lại những diễn biến tâm sự của mình khi đối diện với bản thân hay trước cảnh thiên nhiên. Loại thứ nhất nghiêng về hướng ngoại, thường sử dụng bút pháp tự sự, tả thực. Loại thứ hai, nghiêng về hướng nội, thường sử dụng bút pháp trữ tình. Tất nhiên đấy chỉ là nhìn trên đại thể. Ranh giới giữa hai loại nhiều khi không rõ rệt.

Bài Lai Tân có thể xếp vào loại thứ nhất. Bài thơ kết cấu trên hai phần. Phần thứ nhất gồm ba câu đầu – ba câu tự sự : Câu 1 : Ban trưởng ngày ngày đánh bạc. Câu 2 : Cảnh trưởng ăn tiền phạm nhân. Câu 3 : Huyện trưởng chong đèn làm việc công (tức hút thuốc phiện). Phần thứ hai là câu kết : một nhận xét, một lời đánh giá chung về các hiện tượng kể trên. Theo lô gích thông thường, người đọc chờ đợi ở câu kết này một lời phê phán mạnh mẽ, một sự lên án quyết liệt tình trạng thối nát của bọn quan lại ở Lai Tân. Nhưng tác giả đã không làm như thế. Nhà thơ hạ một câu với thái độ dường như dửng dưng, vô cảm :            

Lai Tân y cựu thái bình thiên.            

(Trời đất Lai Tân vẫn thái bình)

Đây là điều mà trong nghệ thuật văn chương gọi là "tiền văn không đoán được hậu văn" – một câu kết thật bất ngờ. Nhưng đó chính là một cách ra đòn rất hiểm đã tạo nên một sức mạnh đả kích thật là quyết liệt: tình trạng của bọn quan lại đất Lai Tân diễn ra như thế là trong hoàn cảnh hết sức bình thường đấy thôi. Xin đừng hiểu đây là chuyên đặc biệt, bất thường, chuyện của thời loạn. Không, tình hình Lai Tân xưa nay vẫn thế. Guồng máy hành chính ở đây từ trước tới nay vẫn quay đều đều như thế đấy. Ban trưởng ngày ngày cứ đánh bạc, cảnh trưởng lo móc túi phạm nhân, còn huyện trưởng thì đêm đêm chong đèn hút thuốc phiện – bộ máy cai trị đã có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, người nào việc nấy cứ thế mà làm, không ai phải giẫm đạp lên công việc của ai, tất cả đã trở thành nề nếp, trở nên ổn định từ lâu rồi : "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình " ! Ôi, hai chữ "thái bình" hạ xuống, tự nhiên tình trạng thối nát của bọn quan lại Lai Tân bỗng trở thành chuyện bản chất của một chế độ, chuyện phổ biến của bộ máy chính quyền thời Tưởng Giới Thạch. "Thái hình", đúng là một thi nhân (con mắt của bài thơ), sức nặng của nó đặt lên bàn cân có thể ngang bằng với hai mươi sấu chữ còn lại của bài thất ngôn tuyệt cú! Hoàng Trung Thông nói đúng : "Một chữ thái hình mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá, nhưng thực sự là "đại loạn" bên trong" .

Nên nhớ rằng, khi Hồ Chí Minh viết bài thơ này (cuối năm 1942) thì phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc (căn cứ vào những ghi chép của tác giả Nhật kí trong tù – mục Đọc sách và Đọc báo thì đến đầu năm 1940, phát xít Nhật đã chiếm của Trung Quốc 15 thành phố, 533 huyện, trong đó có nhiều vùng thuộc tỉnh Quảng Tây). Đặt trong hoàn cảnh ấy càng thấy sự thối nát và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân đã lên đến cực độ. Đất nước bị tàn phá, đồng bào bị chém giết, vậy mà "Trời đất Lai Tân vẫn thái hình" ! Ai đánh giặc cứ đánh, ai chết cứ chết, ở đây vẫn thái bình, nghĩa là cứ dửng dưng "bình chân như vại", cứ hút, cứ đánh bạc, cứ lần túi phạm nhân,… nghĩa là hoàn toàn vô cảm trước tai hoạ của Tổ quốc, của nhân dân. Lai Tân quả là một tiếng cười đả kích rất ác liệt và có thể nói là tiêu biểu cho phong cách châm biếm của thơ Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù: không đao to búa lớn, cứ nhẹ nhàng như không mà sức mạnh đả kích thật mãnh liệt, nhằm thẳng vào tim gan của đối tượng. Lai Tân chỉ là một tiếng cười khẩy thế thôi, mà đã phóng ra một đòn có thể nói là chí tử.

Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Bài số 3

Lai Tân là bài thơ thuộc mảng trào phúng nói trên của tập Nhật kí trong tù, được sáng tác trên đường tác giả bị giải đi từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.

Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ trào lộng Hồ Chí Minh: sắc sảo trong sự phát hiện và lật tẩy bản chất của đối tượng. Về mặt nghệ thuật, do được hưởng thụ hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, tác giả đã để lại dấu ấn độc đáo trong một phong cách vừa hài hước nhẹ nhàng, vừa thâm thuý sâu cay.

Ba câu thơ đầu tác giả miêu tả những “hoạt động” cơ bản của các nhân vật quan trọng đại diện cho bộ máy quan lại ở huyện Lai Tân. Những sự thật gây ngạc nhiên: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc; cảnh sát trưởng ăn tiền của phạm nhân; huyện trưởng chong đèn (giả vờ tận tụy hay là hút thuôc phiện?). Người đọc ngạc nhiên vì những kẻ đại diện cho pháp luật lại công khai vi phạm luật pháp. Ban trưởng nhà lao, thay vì phải tích cực ngăn ngừa tệ nạn cờ bạc trong dân chúng và các phạm nhân thì lại say sưa với trò đỏ đen. Cảnh sát trưởng, thay vì phải nghiêm khắc, liêm chính đề cao tinh thần công minh của pháp luật thì lại tìm cách ăn hối lộ, moi tiền của phạm nhân. Còn huyện trưởng, thay vì phải mẫn cán, gương mẫu, xứng đáng là kẻ đứng đầu cho một địa phương thì lại bê trễ, bê tha trong sinh hoạt. Cách miêu tả của tác giả theo tuần tự từ ban trưởng nhà lao cho đến huyện trưởng huyện Lai Tân cho thấy cả một hệ thông quan lại từ dưới lên trên đã bị ruỗng nát từ bên trong…

Tuy nhiên, nếu nhìn ở bề ngoài thì ai dám bảo là cái bộ máy quan lại ở đó không đáng tin cậy? Ban trưởng nhà lao vẫn có mặt thường xuyên ở nhà lao như một trưởng ban nhà tù mẫn cán nhất, cảnh trưởng vẫn tích cực bắt giải phạm nhân như một cảnh sát trưởng mẫn cán nhất, huyện trưởng thì chong đèn làm việc đến khuya vì nước vì dân không dám nghĩ tới việc nghỉ ngơi,… Tất cả đều tận tụy với công việc đến cảm động và cũng tận tụy đến thế là cùng? Câu thơ cuối: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình… vì thế, mang sắc thái mỉa mai, châm biếm, hóm hỉnh mà thâm thuý. Tiếng cười trào phúng hướng vào hai mục đích:

Một là, lật tẩy mọi trò che đậy, giả dối của bộ máy quan lại ở huyện Lai Tân. Hai là, phơi bày hiện trạng: Những kẻ đại diện cho pháp luật đang thường xuyên chà đạp lên luật pháp. Điều đó cũng có nghĩa là ở Lai Tân không còn luật pháp nữa. Không còn luật pháp thì làm sao đời sống của con người còn có thể tươi sáng, yên bình (thái bình) được? Ba chữ vẫn thái bình vì thế được viết theo lối phản nghĩa, nói ngược mang tính chất mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.

Bài thơ Lai Tân được viết theo thể tứ tuyệt luật Đường nhưng không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc cơ bản về kết cấu đề – thực – luận – kết của luật thơ truyền thống mà có những thay đổi về kết cấu. Ba câu thơ đầu nhấn mạnh vào việc tả thực, câu thơ cuối giữ vai trò luận bàn. Cách viết này tạo cho bài thơ một phong cách hiện đại, đưa người đọc đi thẳng vào vấn đề, trực tiếp chứng kiến hiện trạng. Về bút pháp, bài thơ chủ yếu sử dụng bút pháp tả thực xen với lối trào phúng thâm thuý của phương Đông: mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0