Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Văn mẫu lớp 10
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 2 3 Nghị ...
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 3 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 1 Trải qua những năm tháng chiến tranh, nước ta mới có được độc lập. Chúng ta phải xây dựng lại đất nước trong hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Bác Hồ là người đã thấy được thực trạng này của đất nước. Chính vì thế Bác đã động viên nhân dân: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Từ trước đến nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân. Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai. Để nhân dân có được một đời sống vật chất sung sướng, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác từng mong muốn. Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản quvết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc. Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay lời khuyên nhủ ấy vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 2 Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trên bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhân dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phân đâu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn khổ cực, thua xa mức sống nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân. Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai. Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc. Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điều kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 3 Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Trong giai đoạn cam go và quyết liệt của cuộc chiến tranh ấy, khi mà miền Bắc mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn gặp biết bao khó khăn, trắc trở, miền Nam thì vẫn phải đấu trnh chống đế quốc Mĩ, Bác đã giạy chúng ta "Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải lực cánh sinh, cần cù lao động!" Lời giạy của Bác đa thấm vào sâu trong tâm khảm của người dân, cổ vũ cho mọi người giành được kết quả to lớn: nước ta dành được độc lập, tự do, phát triển tốt của chủ nghĩa xã hội cho đến nay, đất nước ta đi vào đổi mới dưới sự lãnh dạo của Đảng, lời dạy trên của Bác vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa. Với việc đánh giá hoàn cảnh đất nước: "Nước ta còn nghèo", Bác đã hoàn toàn đúng với thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và cho đến nay, lời đánh giá ấy vẫn thật chính xác." Nước ta còn nghèo", bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, người dân vẫn lao động vẫn sử dụng chân tay là chính, chưa có trang thiết bị những phương tiện, công cụ khoa học tiên tiến. Người nông dân vẫn phải: "Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…" Vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên chứ chưa thể tự mình làm nên tất cả. Nền nông nghiệp đã vậy thì nói chỉ đến công nghiệp, khoa học kĩ thuật. Chúng có thể coi là những thứ "Xa xỉ" đối với nước ta. Song song với lẽ đó, ta biết rằng nước ta đã bị đô hộ hàng trăm năm, phải lệ thuộc vào nước khác, bị lũ cướp nước ấy bóc lột tàn nhần, rồi khi cả vùng lên đấu tranh thì hàng chục năm chiến tranh ấy đã để lại trên đất nước này những hậu quả nặng nề: rừng bị giải chất độc, bị thiêu cháy chỉ còn trơ trọi gốc, đất đai, làng mạc, ruộng đồng… bị cày sới bởi bom đạn, biết bao người anh anh dũng, trẻ tuổi của đất nước đã ngã xuống, những người còn sống thì manh nặng vết thương chiến tranh cả thể sác lẫn tinh thần. Hạnh phúc không thể đến khi con người ta không trải qua những gian nan. Vì thế, muốn sống sung sướng, cần phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Không ai có thể làm cho mình giàu có được, chỉ có nình phải tự mình đứng lên, tự xây dựng và phát triển đấy nước để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không thể trông chờ ỷ lại vào bất cứ sự ngoại viện nào. Có như thế, đất nước ta mới giàu mạnh, không phải phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới sự phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới bị phụ thuộc vào chính trị, nước ta sẽ thực sự đứng vững trên trường quốc tế. Mà đã tự lực cánh sinh thì phải cần cù lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đất nước, rồi từ đó có thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giàu cho đất nước, thực sự đưa đất nước ta vươn cao trên thế giới. Tuy nhiên, tự lực cánh sinh không có nghĩa là loại trừ hợp tác quốc tế, mà trái lại phải mở rộng quan hệ quốc tế. Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nên đã giành được những thắng lợi to lớn. Hiên nay trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở cử để phát triển đất nước. Với việc chủ động tao ra mối quan hệ quốc tế ấy, nước ta đã có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với tinh thần ấy, nước ta xẽ càng có nhiều bè bạn, tranh thủ được nhiều nguồn lực để sây dựng và bào vệ tổ quốc. Đồng thời, ta phải thật cần cù lao động, kết hợp với tiết kiệm và sáng tạo trong học tập, ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo năng suất thật chất lượng hiệu quả, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế ở nước ta. Lời dạy của Bác qua bao nhiêu năm vẫn luôn là lời khắc cốt ghi tâm, mãi in sâu trong làng người dân Việt Nam, họ lấy đó làm động lực phát triển, hoàn thiện bản thân mình, để từ đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Chúng ta, mỗi công dân của đất nước, dù cho hoàn cảnh khó khăn nào, hãy làm theo lời Bác dạy, vượt lên, cần cù học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của mình, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Văn mẫu lớp 10Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Nghị luận xã hội về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại – Văn mẫu lớp 10Nghị luận về câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn – Văn mẫu lớp 10Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Văn mẫu lớp 10Nghị luận xã hội về câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người – Văn mẫu lớp 10Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng – Văn mẫu lớp 10
Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 1
Trải qua những năm tháng chiến tranh, nước ta mới có được độc lập. Chúng ta phải xây dựng lại đất nước trong hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Bác Hồ là người đã thấy được thực trạng này của đất nước. Chính vì thế Bác đã động viên nhân dân: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.
Từ trước đến nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.
Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.
Để nhân dân có được một đời sống vật chất sung sướng, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.
Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác từng mong muốn.
Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản quvết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.
Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay lời khuyên nhủ ấy vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài số 2
Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trên bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhân dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.
Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phân đâu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.
Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn khổ cực, thua xa mức sống nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Làm thế nào để thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.
Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.
Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.
Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc. Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điều kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 3
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Trong giai đoạn cam go và quyết liệt của cuộc chiến tranh ấy, khi mà miền Bắc mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn gặp biết bao khó khăn, trắc trở, miền Nam thì vẫn phải đấu trnh chống đế quốc Mĩ, Bác đã giạy chúng ta "Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải lực cánh sinh, cần cù lao động!" Lời giạy của Bác đa thấm vào sâu trong tâm khảm của người dân, cổ vũ cho mọi người giành được kết quả to lớn: nước ta dành được độc lập, tự do, phát triển tốt của chủ nghĩa xã hội cho đến nay, đất nước ta đi vào đổi mới dưới sự lãnh dạo của Đảng, lời dạy trên của Bác vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa.
Với việc đánh giá hoàn cảnh đất nước: "Nước ta còn nghèo", Bác đã hoàn toàn đúng với thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và cho đến nay, lời đánh giá ấy vẫn thật chính xác." Nước ta còn nghèo", bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, người dân vẫn lao động vẫn sử dụng chân tay là chính, chưa có trang thiết bị những phương tiện, công cụ khoa học tiên tiến. Người nông dân vẫn phải:
"Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…"
Vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên chứ chưa thể tự mình làm nên tất cả. Nền nông nghiệp đã vậy thì nói chỉ đến công nghiệp, khoa học kĩ thuật. Chúng có thể coi là những thứ "Xa xỉ" đối với nước ta. Song song với lẽ đó, ta biết rằng nước ta đã bị đô hộ hàng trăm năm, phải lệ thuộc vào nước khác, bị lũ cướp nước ấy bóc lột tàn nhần, rồi khi cả vùng lên đấu tranh thì hàng chục năm chiến tranh ấy đã để lại trên đất nước này những hậu quả nặng nề: rừng bị giải chất độc, bị thiêu cháy chỉ còn trơ trọi gốc, đất đai, làng mạc, ruộng đồng… bị cày sới bởi bom đạn, biết bao người anh anh dũng, trẻ tuổi của đất nước đã ngã xuống, những người còn sống thì manh nặng vết thương chiến tranh cả thể sác lẫn tinh thần.
Hạnh phúc không thể đến khi con người ta không trải qua những gian nan. Vì thế, muốn sống sung sướng, cần phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Không ai có thể làm cho mình giàu có được, chỉ có nình phải tự mình đứng lên, tự xây dựng và phát triển đấy nước để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không thể trông chờ ỷ lại vào bất cứ sự ngoại viện nào. Có như thế, đất nước ta mới giàu mạnh, không phải phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới sự phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới bị phụ thuộc vào chính trị, nước ta sẽ thực sự đứng vững trên trường quốc tế. Mà đã tự lực cánh sinh thì phải cần cù lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đất nước, rồi từ đó có thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giàu cho đất nước, thực sự đưa đất nước ta vươn cao trên thế giới.
Tuy nhiên, tự lực cánh sinh không có nghĩa là loại trừ hợp tác quốc tế, mà trái lại phải mở rộng quan hệ quốc tế. Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nên đã giành được những thắng lợi to lớn. Hiên nay trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở cử để phát triển đất nước. Với việc chủ động tao ra mối quan hệ quốc tế ấy, nước ta đã có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với tinh thần ấy, nước ta xẽ càng có nhiều bè bạn, tranh thủ được nhiều nguồn lực để sây dựng và bào vệ tổ quốc.
Đồng thời, ta phải thật cần cù lao động, kết hợp với tiết kiệm và sáng tạo trong học tập, ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo năng suất thật chất lượng hiệu quả, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế ở nước ta. Lời dạy của Bác qua bao nhiêu năm vẫn luôn là lời khắc cốt ghi tâm, mãi in sâu trong làng người dân Việt Nam, họ lấy đó làm động lực phát triển, hoàn thiện bản thân mình, để từ đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Chúng ta, mỗi công dân của đất nước, dù cho hoàn cảnh khó khăn nào, hãy làm theo lời Bác dạy, vượt lên, cần cù học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của mình, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Nguyễn Tuyến tổng hợp