29/01/2018, 21:17

Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Văn mẫu lớp 11

Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 3 4 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 4 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 1 Nam Cao là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn ...

Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 3 4 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 4 Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 1 Nam Cao là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách sáng tối tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc Tác phẩm mở đầu thật mở, với tiếng vừa đi vừa chửi của Chí Phèo, và xung quanh hắn chỉ có mấy con chó đứng chầu chực sủa. Ngoài mấy con chó, không có ai đáp lời hắn. Mở đầu thật tự nhiên, giống như chúng ta đang chứng kiến khung cảnh ấy vậy. Những âm thanh hay cụ thể là những tiếng chửi của Chí Phèo lại làm cho mọi thứ trở nên sống động, mọi hình ảnh như mở ra trước mắt. Hình ảnh Chí say rượu, vừa đi vừa chửi,chửi những gì mà hắn thấy. Có lẽ mọi người ở cái làng Vũ Đại đã quen với hình ảnh này của nó, cho nên cứ khi nào hắn chửi mọi người cũng chẳng để ý và nghĩ rằng:” chắc hắn trừ mình ra”. Tới đây ắt hẳn mọi người lại ngạc nhiên tại sao hắn lại có hành động như vậy, theo thông thường người ta chửi bới khi uất ức một chuyện gì hay quá áp lực. Quả là như vậy,hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Vì ghen tuông với sự trẻ trung lực lưỡng của hắn và vì bà Ba để ý tới hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn, để hắn không thể xuất hiện nữa. Một sự vô cớ, Chí Phèo vốn dĩ là một người lương thiện, nghèo đói nên đi ở, nhưng trong xã hội đó, ai có tiền có quyền người đó được làm mọi thứ, và cứ thế từ một con người lương thiện, Chí dần bị đẩy vào con đường tha hóa và lưu manh hóa. Sau khi được thả tù, bộ dạng Chí thay đỏi hẳn, với cái đầu cạo trọc và hàm răng trắng hếu, trên mặt hiện lên vết sẹo dài. Trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, quỷ đội lốt trong hình hài của một con người. Và người hắn tìm đến đầu tiên không ai khác chính là Bá Kiến.Khi biết Chí đứng trước nhà mình vừa say vừa ăn vạ, Lí Cường ra mắng hắn, nhưng ngay sau đó, Chí Phèo đã rạch mặt nằm trước cổng nhà Bá Kiến dưới nhiều con mặt dò xét của người dân nơi đây.Khác với Lí Cường, Bá Kiến là người khôn khéo,khi thấy hình ảnh đó, quay sang Lí Cường mắng sa sả như tỏ ra nhượng bộ, rồi đỡ Chí Phèo dậy. Hắn biết Chí Phèo ưa nhẹ, lại thích được mềm mỏng nên sau đó hắn đã mời Chí vào nhà và cho ăn uống hậu hĩnh. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa vì Chí cho rằng đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm dùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí hoàn thành việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Bắt đầu từ lúc này Chí trờ thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh. Cuộc sống và con người của Chí Phèo thực sự thay đổi khi một lần trong lúc uống say, hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích Họ đã ăn nằm với nhau và đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Bát cháo hành của Thị như liều thuốc tiên đánh thức con người lương thiện luôn giấu kín trong một bộ dạng quỷ dữ của hắn. Mùi cháo hành bốc lên và cử chỉ quan tâm của Thị đã khiến chí bùi ngùi nhận ra, anh muốn có một gia đình, với vợ dệt vải chồng đi làm, cứ thế cuộc sống êm đềm trôi qua. Nhưng niềm vui sướng chưa được bao lâu thì người bà cô đã khuyên Thị không nên ở với hắn, rồi Thị cũng là người duy nhất quay lưng lại với hắn thì cuối cùng cũng bỏ đi. Chiếc thang bắc cầu cho lòng lương thiện của Chí được sang bến bờ được sống như một người bình thường giờ cũng không còn nữa. Chính vì thế,hắn đã mang dao tới, kết thúc đời bá Kiến và tự sát, hắn không còn một lựa chọn nào khác.khi nghe được tin này, nhiều người tỏ ra hả hê, còn riêng Thị Nở lại nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang không người qua lại. Chí Phèo là truyện ngắn mà dung lượng hiên thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, và tình huống khác nhau…, mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích – từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Dù là theo cách nào thì tất cả đều làm nổi bật nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện. Hình ảnh làng Vũ Đại, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng ,hiện thực cuộc sống được khơi ra từ những tình huống truyện đặc sắc và những chi tiết nhỏ nhất nhưng khiến độc giả không thể bỏ qua. Truyện mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không luân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động. Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm kinh điển của Việt Nam,với những đóng góp của nó về cả mặt giá trị lẫn nghệ thuật, tác phẩm đã được dựng thành phim và có sức lan tỏa tới tận bây giờ. Cùng với tác phẩm Chí Phèo Nam Cao cho chúng ta thấy được tài năng và sự tinh tế trong sử dụng chính ngôn từ để vẽ ra khung cảnh hiện thực Việt Nam một cách đặc sắc, tiêu biểu. Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 2 “Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh nhân vật Chí Phèo – một người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội chèn ép, chà đạp, đẩy đến bước đường cùng thành kẻ sát nhân. Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm bằng “tiếng chửi”. Một loạt tiếng chửi của Chí Phèo như mở màn một cuộc đời nhiều tăm tối của hắn “Hắn chửi trời, hắn chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại. Hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn…”. Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi, đến khi hắn đi ở cho Bá Kiến. Bá Kiến vì ghen tuông mà đã đẩy Chí Phèo vào tù, nơi đó bắt đầu hình thành những oán hận và cả nỗi đau. Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện. Sau mấy năm ở tù, CHí Phèo về làng, trở thành một con người khác. Nam Cao đã khắc họa rõ từng đường nét trên khuôn mặt của Chí Phèo, như phản ảnh sự đau lòng của chế độ và sự tha hóa của một đời người. Chí Phèo xuất hiện “Cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Hình ảnh người nông dân hiền lành đã biến mất sau những năm tháng ở tù. Xã hội đã cướp đi nhân cách, bản tính lương thiện và cả ước muốn làm người của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà tù, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mắt ăn vạ, hắn phá tan đi bao nhiêu gia đình ở làng Vũ Đại. Cả làng ai cũng sợ hắn, vì bộ mặt gớm giếc và hành động tàn bạo. Cuộc sống của một con người thay đổi hoàn toàn, hắn lấy nghề rạch mặt, đâm thuê chém mướn làm nghề sống. Chí Phèo bị người làng xa lánh, hắn trở về làm cho nhà Bá Kiến. Lại một lần nữa người đọc thấy được sự bế tắc, bước đường cùng của Chí Phèo. Hắn lại trở về nơi ngày xưa đã đẩy hắn vào cảnh cơ cực như bây giờ. Có lẽ đây chính là sự bế tắc của người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến. Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng thành công nhân vật CHí Phèo. Đây là hình tượng điển hình cho sự tha hóa trong xã hội phong kiến, là sự bế tắc, cùng đường lạc lối. Nhưng Nam Cao đã không để cuộc đời Chí Phèo dừng lại ở đó, tác giả đã khơi gợi sự khát thèm yêu thương, khát thèm cuộc sống như một con người nơi hắn. Tình huống truyện Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối sau lần hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành đã khiến người đọc vẫn cảm thấy còn chút gì đó hi vọng cho một cuộc đời bình dị. Thị Nở xấu xí, thô kệch, nhưng lại là vết sáng trong cuộc đời tăm tối của CHí Phèo. Sự xuất hiện của Chí Phèo thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với Chí Phèo, đánh thức lương tri, đánh thức bản tính lương thiện của hắn. “Bát cháo hành” là một chi tiết nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, cho tình người còn lấp lánh giữa xã hội thối nát. Sau khi gặp gỡ với Thị Nở, hắn thấy cuộc đời ngoài kia thật tốt đẹp, nghe thấy những người đàn bà đi chợ đang nói chuyện. Hơn hết có một chi tiết, một suy nghĩ khiến người đọc chùng xuống “Hắn thấy già yếu, bệnh tật, và cô độc còn đáng sợ hơn cả đau ốm bệnh tật…hắn khát khao làm hòa với mọi người”. Có lẽ đã đến lúc hắn nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải rạch mặt ăn vạ nữa. Cuộc sống bình dị ấy nhưng với Chí lại quá xa vời. Xã hội phong kiến nghiệt ngã, không để cho Chí Phèo được làm người lương thiện khi bà cô của Thị Nở xuất hiện. Bà cô phản đối chuyện Thị Nở và Chí Phèo, còn dùng những từ cay độc để mắng mỏ Chí Phèo. Bà cô là hiện thân của xã hội phong kiến, cự tuyệt khát khao làm người, quyết dồn Chí vào bước đường cùng. Chính điều này đã khiến cho Hắn đau, rơi vào tuyệt vọng và quyết tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến. Hình ảnh ám ảnh người đọc là hình ảnh Chí Phèo giãy đành đạch, nằm giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước khi chết Chí phèo còn hét lên “Ai cho tao làm người lương thiện”, xã hội này không cho, con người cũng không cho. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công. Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội diển hình như kéo người đọc về với thời kỳ đau thương của đất nước ta hồi đó. Nghệ thuật đặc tả tính cách, hành động đã khiến cho truyện ngắn thêm sinh động, hấp dẫn. Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 3 “Chí Phèo” chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trước hết, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã khắc họa tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng. Trong tác phẩm này, Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế hay thiên tai dịch họa mà nhà văn lại hướng đến một phương diện khác, đó là hình tượng người nông dân cố cùng bị xã hội phá hủy về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính và bị phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo chính là bị cướp đi hình hài của một con người, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và phải sống kiếp sống đớn đau như thú vật. Chí từ một anh canh điền lương thiện khỏe mạnh, vì hầu hạ bà Ba, khiến cụ Bá ghen ghét đẩy vào lao tù. Từ đây, con đường tha hóa của người nông dân chất phác bắt đầu như trượt dốc không phanh. Ra khỏi tù, người ta không nhận ra thằng Chí Phèo trước đây nữa mà thay vào đó là một hình hài quỷ dữ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm […]. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” Với ngòi bút hiện thực, nhà văn Nam Cao đã chỉ ra rằng, để tồn tại thì những người nông dân hiền lành khốn khổ đã dần trở nên lưu manh hóa và bất cần. Họ không chỉ bị tha hóa về nhân hình mà còn bị tha hóa cả về nhân tính. Ở tù về, Chí như biến thành một con quỷ dữ, chuyên rạch mặt ăn vạ, la làng ầm ĩ. Trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến: “Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”. Không những thế, những hành động dã man ấy hắn đều làm trong lúc say: “ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, […] đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say”. “Những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang” khiến cho hắn chưa boa giờ tỉnh táo để ý thức về những việc mình đã và đang làm. Chính vì trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” mà tất cả mọi người đều cố tránh xa hắn, ngay cả khi hắn “kêu làng, không bao giờ người ta vội đến” bởi đã quá quen với cảnh hắn la làng ăn vạ. Không ai thèm chửi nhau với hắn, không ai công nhận hắn, ngay cả Thị Nở – người phụ nữ “xấu ma chê quỷ hờn” cũng không cần hắn. Khi ấy, hắn mới tỉnh ngộ nhận ra bi kịch thê lương của mình: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Hắn kêu lên: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Đó là những câu hỏi đầy cay đắng và không có lời giải đáp. Lương thiện của con người là ở trong chính mỗi người chúng ta. Vậy mà Chí lại phải đi “đòi” lương thiện. Chính cái xã hội vô nhân tính đã cướp mất lương thiện và còn khốn nạn hơn, ngay cả cái quyền được làm một con người tử tế cũng bị xã hội ấy tước đoạt mất. Qua tấn bi kịch của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã cho người đọc thấy một hiện thực xót xa về cuộc sống và số phận của người nông dân trước Cách mạng. Đó chính là cuộc sống bế tắc và bần cùng, người nông dân từ tha hóa đã dẫn đến lưu manh hóa. Phản ánh bi kịch ấy, nhà văn Nam Cao cũng chỉ rõ nguyên nhân là mẫu thuẫn xã hội sâu sắc đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng. Trong tác phẩm, một bên, nhà văn xây dựng hình tượng giai cấp phong kiến thống trị mẫu thuẫn với một bên là người nông dân lương thiện nghèo đói. Hình tượng điển hình cho giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn chính là nhân vật Bá Kiến. Chân dung lão cường hào cáo già Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động, đầy ấn tượng. Đó là cái lối quát “rất sang”, lối nói ngọt nhạt và nhất là “cái cười Tào Tháo”. Chính sách cai trị của hắn rất khôn ngoan, rảo hoạt: “mềm nắn, rắn buông”, “bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu”, “chỉ bóp đến nửa chừng” và “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại vớt nó lên để nó đền ơn”, dùng thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò, bởi “Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác oai tác quái bất cứ anh nào không nghe mình”… Tất cả đã cho thấy tâm địa thâm độc tới ghê sợ của Bá Kiến, lợi dụng cái ác để trục lợi cho mình và dùng cái ác để làm nên cái ác lớn hơn. Trong khi giai cấp thống trị lọc lõi khôn đời thì người nông dân thấp cổ bé họng lại lâm vào đường cùng, trở thành nạn nhân bị bóc lột và bị đẩy vào con đường tha hóa đến tội nghiệp. Bị đẩy vào tù một cách oan ức, ra tù, chỉ muốn tìm đến nhà Bá Kiến để tính sổ. Vậy mà từ chỗ hung hăng đòi “liều chết với bố con” lão Bá Kiến, chỉ sau mấy câu ngọt nhạt và mấy hào lẻ của cụ Bá, Chí Phèo đã trở thành một tên tay sai mới của lão. Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã cho người đọc thấy được số phận, tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng bị xã hội phong kiến đầy bất công đẩy vào con đường tha hóa, bị tước hết giá trị và tư cách của một con người. Mâu thuẫn giữa người nông dân và giai cấp địa chủ ấy được đẩy lên cao trào khi mà Chí đã nhận ra người đã đẩy mình đến cảnh tha hóa chính là Bá Kiến và người cần giết cũng chính là lão ta. Tuy Chí Phèo đã thức tỉnh được tình cảnh tha hóa của mình và nhận diện được kẻ thù của mình nhưng lúc đó đã là quá muộn. Đây cũng chính là một bi kịch đau đớn của người nông dân và của một con người. “Chí Phèo” là một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến bất công đã đẩy con người ta và con đường tha hóa cùng cực nhất. Tuy vậy, nhưng tác phẩm cũng là một minh chứng về tình yêu thương và sự thực tỉnh lương tri của con người. Tình cờ gặp Thị Nở trong một đêm say đã khiến Chí trở thành một con người khác. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí cảm thấy bao nhiêu điều mới mẻ: thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng huyên náo của những ngwoif đàn bà đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Hắn thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” và lần đầu tiên cảm thấy sợ tuổi già, đói rết, ốm đau và cô độc. Được Thị Nở chăm sóc, thương yêu, hắn bỗng nhớ lại mơ ước về một mái ấm gia đình “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ ở nhà dệt vải” thời trai trẻ. Có thể thấy rằng, dù Thị Nở là người đàn bà dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại là người không hề chê bai Chí, là người săn sóc, quan tâm đến anh ta một cách dịu dàng và ân cần nhất. Chính tình yêu ấy làm cho “Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu”, làm cho con quỷ dữ bao năm đã biến mất, thay vào đó là một con người khao khát lương thiện, khao khát làm người chân chính. “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” như một lời cầu hôn của Chí với Thị Nở. Bày tỏ mong muốn ấy một cách rất chân thực, giản dị mà chất phác đúng kiểu một anh nông dân, Chí mong muốn được làm lại từ đầu, được sống một cuộc đời khác, cuộc đời bình dị giống như bao người mà Thị Nở chính là cầu nối, là người vun trồng cùng hắn xây dựng. Phải nói rằng, tác giả đã khéo lựa chọn những chi tiết đắt giá để qua đó thể hiện ý nghĩa của sự hồi sinh và khẳng định sức sống của thiên lương, lương thiện trong mỗi con người. Phát hiện và miêu tả tài tình sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo chính là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao. Thế nhưng, điều đáng nói là con người đã biết hoàn lương nhưng xã hội ấy lại không thể nào chấp nhận lại họ được nữa. Chí Phèo vừa mới mơ ước về một gia đình thì đã bị bà cô Thị Nở tạt ngay cho một gáo nước lạnh. Chí hiểu rằng, mình có cố gắng làm sao đi nữa thì cũng không thể xóa hết những tội lỗi mà mình gây ra, không thể nào mà trở về hòa nhập với cuộc sống được nữa. Ý thức được điều này, cũng là ý thức được kẻ gây ra bi kịch cho mình, Chí đã tìm đến nhà Bá Kiến kết liễu lão ta và cả chính mình. Điều này là tất yếu bởi lẽ, cánh cửa hoàn lương của Chí đã đóng sầm trước mắt. Để giải quyết sự bế tắc đó, Chí chỉ còn cách là kết thúc cuộc đời mình và kẻ gây nên tội ác. Cái chết ấy là cái chết của một bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa trở về làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người. Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, bất công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ bé họng trước Cách mạng. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 4 Chí Phèo là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao (1917 — 1951), mội ngòi bút bậc thầy cách nay đã hơn sáu mươi năm. Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện trong tư thế khật khưỡng của kẻ say rượu vừa đi vừa chửi. Hắn chửi vung tất cả. Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những đứa khổng chửi nhau với hắn. Đây chính là lí do để ngay phần tiếp theo, tác giả kể vể lai lịch của Chí. Hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bò hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Có thể vì ghen tuông, nghi cho bà ba vốn tính lẳng lơ có tư tình với anh canh điền khoẻ mạnh, Bí Kiến cho người bắt Chí giải lên huyện và đẩy vào lao tù. Ngay sau khi ở tù về, Chí đã uống rượu say khướt rồi cầm vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến (lúc này Bá Kiến đã là Bá bộ) chửi Lí Cường con trai Bá Kiến xông ra hành hung Chí, được thể Chí đã dùng mảnh chai rạch mặt ăn vạ. Đang thế, Bá Kiến xuất hiện, lên giọng mắng Lí Cường rồi dùng lời ngon ngọt để an ủi Chí, lại mời Chí vào nhà thết đãi cơm rượu hậu hĩnh, cho Chí một đổng bạc đem về Chí vô cùng hả hê. Từ đó, khi nào hết tiền hắn ,lại đến ăn vòi. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa với cách lập luận đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm rùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí hoàn thành việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Lúc này Chí mới 27, 28 tuổi. Cũng bắt đẳu từ đây, Chí trờ thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh. Chí Phèo đã thực sự trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại", ai ai cũng đều sợ hắn và tránh mặt hắn. Một lần trong buổi tối sáng trăng, sau khi được uống rượu với Tự Lãng, hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đẩn trong cổ tích Họ đã ăn nằm với nhau và đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Nhờ thứ tình cảm này mà bao nhiêu mơ ước hiền lành thời trai trẻ bỗng thức đậy, hắn muớn có một tổ ấm gia đình bình dị. Rôi Chí bị cảm. Thị Nở đã an cần chăm sóc, nấu cháo hành cho hắn ăn giải cảm… Tưởng được bền lâu, nào ngờ chỉ được vẻn vẹn năm ngày, đến ngày thứ sáu, bà cô thị Nở đi buôn chuyến trở về. Bà đã xỉ vả mắng nhiếc thị vì đã biết được chuyện giữa Thị với Chí Phèo. Do đấy, Thị Nở đến mằng Chí Phèo và bỏ mặc Chí trong tuyệt vọng. Thế rồi Chí khóc, Chí lại- tìm đến rượu, Khi say hắn dắt dao vào lưng, nói là đi đâm chết “nó", tức đâm chết hai cô cháu nhà Thị Nở. Nhưng bước chân khật khường của Chí cứ thế đến nhà Bá Kiến. Hắn xông vào Bá Kiến, vung dao đòi làm ngưòi lương thiện. Trong cơn tỉnh say cuối cùng này. Chí đã vung dao đâm chết Bá Kiến và cũng tự kết liễu cuộc đời mình. Nghe tin hai cái chết, trong lúc bao người, báo kẻ hả hê, Thị Nở nghĩ đến Chí “sao có lúc nó hiền như đất và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn”. Thị lo mình có chửa. Khép lại câu chuyện là hình ảnh thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy cái lò gạch thoáng hiện, xa nhà cửa và vắng bóng người qua lại” Đây là một truyện ngắn mà dung lượng hiên thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, có nhiều lớp thời gian…, mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Có thể phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích-từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Đâu đi theo con đường nàó cũng cần làm nổi bật rõ nghệ, thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện. Sức mạnh của trúyện ngắn trước hết là chi tiết. Cách phân tích dưới đây cố gắng đi theo tình huống này. Làng Vũ Đại, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Về kết cấu và ngôn ngữ truyện. Trước nhất phải kể đến kết cấu. Nếu xét về kết cấu hình tượng, truyện Chí Phèo cũng có một cốt truyện có thể kể được nhưng điều đáng nói ở đây là kết cấu văn hán truyện. Nam Cao đã rất có ý thức sáng tạo và huy động kết cấu tham gia vào việc xây dựng nhân vật cũng như đắp bổi thêm bề dày, bề sâu các lớp nghĩa cho tác phẩm. Thứ nhất, Nam Cao sử dụng kết cấu vòng tròn. Đó là sự trở lại chi tiết “cái lò gạch bỏ hoang” ở phần kết truyện hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang nơi Chí bị bỏ rơi lúc mới đẻ ở phần đầu truyện được nhà văn sử dụng để cho Thị Nở đột nhiên thấy thoáng hiện ra khi nhìn xuống bụng, sợ nhỡ may mình có chửa. Kết truyện nay có sức gợi rất lớn. Điểu này gì nếu không: phải là khả năng tái sinh của Chí Phèo? Chừng nào còn tồn tại cái xã hội kiểu làng Vũ Đại thì chừng đó sẽ còn nảy nòi ra loại người như Chí. Môi trường này cần được thay đổi. Nếu như đặt vấn để hãy cứu lấy nhân cách con người thì rõ ràng phải bắt đầu từ việc cứu lấy môi trường đă huỷ hoại nhân cách. Thứ hai, các thành, phẩn lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không luân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi; Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý và ham mê theo dõi ngay lập tức. Về yếu tố ngôn ngữ truyện có nhiều điều có thể bán được nhưng ở đây chỉ xin đơn cử một cách thức sử dụng ngôn ngữ hết sức sáng tạo và độc đáo kiểu Nam Cao. Ông đã đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Điều này có tác dụng rất lớn cho phép nhà văn soi quét, lách sâu vào thế giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động. Chỉ cần đơn cử đoạn mở đầu truyện là đã thấy thủ pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đan xen, hoà trộn như thế nào. Đây là một kĩ thuật của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại mà không phải nhà văn cùng thời nào với Nam Cao cũng đã biết và sử dụng. Hiểu như vậy mới thấy sự cách tân và đóng ghóp vào kĩ thuật tiểu thuyết của Nam Cao thực sự là không nhỏ và có nhiều – ý nghĩa cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tóm lại, chỉ với tác phẩm Chí Phèo đã dù thấy Nam Cao trong buổi mạt kì của chủ nghĩa hiện thực phê phán nước ta đã có công đưa nó lên một tầm cao mới về cả nội dung và nghệ thuật trước khi nó im tiếng. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Văn mẫu lớp 11Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmphân tích chí phèo lớp 11nghị luân về chí phèo sau khi ra tù trong tác phẩm chí phèophan tich tac pham chi pheo ngu van 11Phân tích chí phèo 11 Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Văn mẫu lớp 11

Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 1

Nam Cao là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới,cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách sáng tối tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây  là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tác phẩm mở đầu thật mở, với tiếng vừa đi vừa chửi của Chí Phèo, và xung quanh hắn chỉ có mấy con chó đứng chầu chực sủa. Ngoài mấy con chó, không có ai đáp lời hắn. Mở đầu thật tự nhiên, giống như chúng ta đang chứng kiến khung cảnh ấy vậy. Những âm thanh hay cụ thể là những tiếng chửi của Chí Phèo lại làm cho mọi thứ trở nên sống động, mọi hình ảnh như mở ra trước mắt. Hình ảnh Chí say rượu, vừa đi vừa chửi,chửi những gì mà hắn thấy. Có lẽ mọi người ở cái làng Vũ Đại đã quen với hình ảnh này của nó, cho nên cứ khi nào hắn chửi mọi người cũng chẳng để ý và nghĩ rằng:” chắc hắn trừ mình ra”. Tới đây ắt hẳn mọi người lại ngạc nhiên tại sao hắn lại có hành động như vậy, theo thông thường người ta chửi bới khi uất ức một chuyện gì hay quá áp lực. Quả là như vậy,hắn vốn là đứa trẻ từ khi mới đẻ ra đã bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng nhặt về nuôi, đi ở cho nhiều nhà khác nhau, cuối cùng đến năm 20 tuổi thì về làm canh điền cho Lí Kiến. Vì ghen tuông với sự trẻ trung lực lưỡng của hắn và vì bà Ba để ý tới hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn, để hắn không thể xuất hiện nữa. Một sự vô cớ, Chí Phèo vốn dĩ là một người lương thiện, nghèo đói nên đi ở, nhưng trong xã hội đó, ai có tiền có quyền người đó được làm mọi thứ, và cứ thế từ một con người lương thiện, Chí dần bị đẩy vào con đường tha hóa và lưu manh hóa.

Sau khi được thả tù, bộ dạng Chí thay đỏi hẳn, với cái đầu cạo trọc và hàm răng trắng hếu, trên mặt hiện lên vết sẹo dài. Trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, quỷ đội lốt trong hình hài của một con người. Và người hắn tìm đến đầu tiên không ai khác chính là Bá Kiến.Khi biết Chí đứng trước nhà mình vừa say vừa ăn vạ, Lí Cường ra mắng hắn, nhưng ngay sau đó, Chí Phèo đã rạch mặt nằm trước cổng nhà Bá Kiến dưới nhiều con mặt dò xét của người dân nơi đây.Khác với Lí Cường, Bá Kiến là người khôn khéo,khi thấy hình ảnh đó, quay sang Lí Cường mắng sa sả như tỏ ra nhượng bộ, rồi đỡ Chí Phèo dậy. Hắn biết Chí Phèo ưa nhẹ, lại thích được mềm mỏng nên sau đó hắn đã mời Chí vào nhà và cho ăn uống hậu hĩnh. Lần thứ hai, Chí đến nhà Bá Kiến xin đi ờ tù lần nữa vì Chí cho rằng đi tù còn có cơm ăn, ở làng mảnh đất cắm dùi cũng không có mà cái ăn cũng không, Bá Kiến lợi dùng cơ hội này nhờ hắn đi đòi nợ Đội Tảo 50 đồng và hứa sẽ,có vườn cho Chí. Sau khi Chí hoàn thành việc được giao, Bá Kiến cho vài hào uống rượu và cắt cho hắn 5 sào vườn ở bãi sông. Bắt đầu từ lúc này Chí trờ thành kẻ đâm thuê chém mướn, một công cụ đắc lực của Bá Kiến nhằm ức hiếp dân lành và thanh toán những kẻ có máu mặt trong làng nhưng không cùng vây cánh.

Cuộc sống và con người của Chí Phèo thực sự thay đổi khi một lần trong lúc uống say, hắn trở về túp lều ven sông định bước xuống tắm, tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Thị là người nghèo rót mồng tơi, xấu ma chê quỷ hờn lại ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích Họ đã ăn nằm với nhau và đánh thức tình cảm bình thường cùng mong muốn làm một người bình thường trong Chí. Bát cháo hành của Thị như liều thuốc tiên đánh thức con người lương thiện luôn giấu kín trong một bộ dạng quỷ dữ của hắn. Mùi cháo hành bốc lên và cử chỉ quan tâm của Thị đã khiến chí bùi ngùi nhận ra, anh muốn có một gia đình, với vợ dệt vải chồng đi làm, cứ thế cuộc sống êm đềm trôi qua. Nhưng niềm vui sướng chưa được bao lâu thì người bà cô đã khuyên Thị không nên ở với hắn, rồi Thị cũng là người duy nhất quay lưng lại với hắn thì cuối cùng cũng bỏ đi. Chiếc thang bắc cầu cho lòng lương thiện của Chí được sang bến bờ được sống như một người bình thường giờ cũng không còn nữa. Chính vì thế,hắn đã mang dao tới, kết thúc đời bá Kiến và tự sát, hắn không còn một lựa chọn nào khác.khi nghe được tin này, nhiều người tỏ ra hả hê, còn riêng Thị Nở lại nhìn xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang không người qua lại.

Chí Phèo là  truyện ngắn mà dung lượng hiên thực được phản ánh trong trạng thái dồn nén, chứa nhiều mâu thuẫn, với nhiều nhân vật, và tình huống khác nhau…, mang tầm vóc của một tiểu thuyết. Chúng ta có thể  phân tích theo vấn đề ý nghĩa nhân sinh của truyện, có thể phân tích theo tuyến nhân vật, hoặc cũng có phân tích – từng mối quan hệ giữa nhân vật chính là Chí Phèo với làng Vũ Đại và một số nhân vật có quan hệ trực tiếp (Bá Kiến, thị Nở). Dù là theo cách nào thì tất cả đều làm nổi bật nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ truyện.

Hình ảnh làng Vũ Đại, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng ,hiện thực cuộc sống được khơi ra từ những tình huống truyện đặc sắc và những chi tiết nhỏ nhất nhưng khiến độc giả không thể bỏ qua. Truyện mở đầu và kết thúc theo kết cấu vòng, khi mở đầu truyện với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang thì kết thúc truyện cũng như vậy, đó là chi tiết khi biết chí phèo tự sát, Thị Nở nhìn ngay xuống bụng mình và lại nghĩ ngay tới hình ảnh cái lò gạch, không biết một cuộc sống sẽ bắt đầu như thế nào, kết thúc mở khiến cho độc giả có nhiều liên tưởng thú vị. Ngôn ngữ trong tác phẩm là một điều không thể bỏ qua, lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen không luân theo trình tự tuyến tính của.cốt truyện. Nam Cao bắt đầu bằng hình ảnh Chí khật khưỡng say và vừa đi vừa chửi. Chân dung nhân vật bước đầu hiện ra với những đường nét thật ấn tượng, buộc người đọc chú ý ngay từ khi mới đặt tay lên trang giấy. Ông đã đan xen, trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể truyện, nhiều đơn vị lời văn có thể là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Qua đây, việc sử dụng này có ý nghĩa rất lớn đến việc đi sâu vào thẻ giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.

Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm kinh điển của Việt Nam,với những đóng góp của nó về cả mặt giá trị lẫn nghệ thuật, tác phẩm đã được dựng thành phim và có sức lan tỏa tới tận bây giờ. Cùng với tác phẩm Chí Phèo Nam Cao cho chúng ta thấy được tài năng và sự tinh tế trong sử dụng chính ngôn từ để vẽ ra khung cảnh hiện thực Việt Nam một cách đặc sắc, tiêu biểu.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 2

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh nhân vật Chí Phèo – một người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội chèn ép, chà đạp, đẩy đến bước đường cùng thành kẻ sát nhân. Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm bằng “tiếng chửi”. Một loạt tiếng chửi của Chí Phèo như mở màn một cuộc đời nhiều tăm tối của hắn “Hắn chửi trời, hắn chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại. Hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn…”.

Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi, đến khi hắn đi ở cho Bá Kiến. Bá Kiến vì ghen tuông mà đã đẩy Chí Phèo vào tù, nơi đó bắt đầu hình thành những oán hận và cả nỗi đau. Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện. Sau mấy năm ở tù, CHí Phèo về làng, trở thành một con người khác. Nam Cao đã khắc họa rõ từng đường nét trên khuôn mặt của Chí Phèo, như phản ảnh sự đau lòng của chế độ và sự tha hóa của một đời người. Chí Phèo xuất hiện “Cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Hình ảnh người nông dân hiền lành đã biến mất sau những năm tháng ở tù.

Xã hội đã cướp đi nhân cách, bản tính lương thiện và cả ước muốn làm người của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà tù, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mắt ăn vạ, hắn phá tan đi bao nhiêu gia đình ở làng Vũ Đại. Cả làng ai cũng sợ hắn, vì bộ mặt gớm giếc và hành động tàn bạo.

Cuộc sống của một con người thay đổi hoàn toàn, hắn lấy nghề rạch mặt, đâm thuê chém mướn làm nghề sống. Chí Phèo bị người làng xa lánh, hắn trở về làm cho nhà Bá Kiến. Lại một lần nữa người đọc thấy được sự bế tắc, bước đường cùng của Chí Phèo. Hắn lại trở về nơi ngày xưa đã đẩy hắn vào cảnh cơ cực như bây giờ. Có lẽ đây chính là sự bế tắc của người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến.

Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng thành công nhân vật CHí Phèo. Đây là hình tượng điển hình cho sự tha hóa trong xã hội phong kiến, là sự bế tắc, cùng đường lạc lối. Nhưng Nam Cao đã không để cuộc đời Chí Phèo dừng lại ở đó, tác giả đã khơi gợi sự khát thèm yêu thương, khát thèm cuộc sống như một con người nơi hắn. Tình huống truyện Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối sau lần hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành đã khiến người đọc vẫn cảm thấy còn chút gì đó hi vọng cho một cuộc đời bình dị. Thị Nở xấu xí, thô kệch, nhưng lại là vết sáng trong cuộc đời tăm tối của CHí Phèo. Sự xuất hiện của Chí Phèo thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với Chí Phèo, đánh thức lương tri, đánh thức bản tính lương thiện của hắn. “Bát cháo hành” là một chi tiết nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, cho tình người còn lấp lánh giữa xã hội thối nát.

Sau khi gặp gỡ với Thị Nở, hắn thấy cuộc đời ngoài kia thật tốt đẹp, nghe thấy những người đàn bà đi chợ đang nói chuyện. Hơn hết có một chi tiết, một suy nghĩ khiến người đọc chùng xuống “Hắn thấy già yếu, bệnh tật, và cô độc còn đáng sợ hơn cả đau ốm bệnh tật…hắn khát khao làm hòa với mọi người”. Có lẽ đã đến lúc hắn nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải rạch mặt ăn vạ nữa. Cuộc sống bình dị ấy nhưng với Chí lại quá xa vời.

Xã hội phong kiến nghiệt ngã, không để cho Chí Phèo được làm người lương thiện khi bà cô của Thị Nở xuất hiện. Bà cô phản đối chuyện Thị Nở và Chí Phèo, còn dùng những từ cay độc để mắng mỏ Chí Phèo. Bà cô là hiện thân của xã hội phong kiến, cự tuyệt khát khao làm người, quyết dồn Chí vào bước đường cùng. Chính điều này đã khiến cho Hắn đau, rơi vào tuyệt vọng và quyết tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến.

Hình ảnh ám ảnh người đọc là hình ảnh Chí Phèo giãy đành đạch, nằm giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước khi chết Chí phèo còn hét lên “Ai cho tao làm người lương thiện”, xã hội này không cho, con người cũng không cho. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công.

Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội diển hình như kéo người đọc về với thời kỳ đau thương của đất nước ta hồi đó. Nghệ thuật đặc tả tính cách, hành động đã khiến cho truyện ngắn thêm sinh động, hấp dẫn.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 3

“Chí Phèo” chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trước hết, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã khắc họa tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng. Trong tác phẩm này, Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế hay thiên tai dịch họa mà nhà văn lại hướng đến một phương diện khác, đó là hình tượng người nông dân cố cùng bị xã hội phá hủy về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính và bị phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo chính là bị cướp đi hình hài của một con người, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và phải sống kiếp sống đớn đau như thú vật. Chí từ một anh canh điền lương thiện khỏe mạnh, vì hầu hạ bà Ba, khiến cụ Bá ghen ghét đẩy vào lao tù. Từ đây, con đường tha hóa của người nông dân chất phác bắt đầu như trượt dốc không phanh. Ra khỏi tù, người ta không nhận ra thằng Chí Phèo trước đây nữa mà thay vào đó là một hình hài quỷ dữ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm […]. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

Với ngòi bút hiện thực, nhà văn Nam Cao đã chỉ ra rằng, để tồn tại thì những người nông dân hiền lành khốn khổ đã dần trở nên lưu manh hóa và bất cần. Họ không chỉ bị tha hóa về nhân hình mà còn bị tha hóa cả về nhân tính.

Ở tù về, Chí như biến thành một con quỷ dữ, chuyên rạch mặt ăn vạ, la làng ầm ĩ. Trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến: “Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”. Không những thế, những hành động dã man ấy hắn đều làm trong lúc say: “ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, […] đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say”. “Những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang” khiến cho hắn chưa boa giờ tỉnh táo để ý thức về những việc mình đã và đang làm.

Chính vì trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” mà tất cả mọi người đều cố tránh xa hắn, ngay cả khi hắn “kêu làng, không bao giờ người ta vội đến” bởi đã quá quen với cảnh hắn la làng ăn vạ. Không ai thèm chửi nhau với hắn, không ai công nhận hắn, ngay cả Thị Nở – người phụ nữ “xấu ma chê quỷ hờn” cũng không cần hắn. Khi ấy, hắn mới tỉnh ngộ nhận ra bi kịch thê lương của mình: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Hắn kêu lên: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Đó là những câu hỏi đầy cay đắng và không có lời giải đáp. Lương thiện của con người là ở trong chính mỗi người chúng ta. Vậy mà Chí lại phải đi “đòi” lương thiện. Chính cái xã hội vô nhân tính đã cướp mất lương thiện và còn khốn nạn hơn, ngay cả cái quyền được làm một con người tử tế cũng bị xã hội ấy tước đoạt mất.

Qua tấn bi kịch của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã cho người đọc thấy một hiện thực xót xa về cuộc sống và số phận của người nông dân trước Cách mạng. Đó chính là cuộc sống bế tắc và bần cùng, người nông dân từ tha hóa đã dẫn đến lưu manh hóa. Phản ánh bi kịch ấy, nhà văn Nam Cao cũng chỉ rõ nguyên nhân là mẫu thuẫn xã hội sâu sắc đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

Trong tác phẩm, một bên, nhà văn xây dựng hình tượng giai cấp phong kiến thống trị mẫu thuẫn với một bên là người nông dân lương thiện nghèo đói. Hình tượng điển hình cho giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn chính là nhân vật Bá Kiến. Chân dung lão cường hào cáo già Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động, đầy ấn tượng. Đó là cái lối quát “rất sang”, lối nói ngọt nhạt và nhất là “cái cười Tào Tháo”. Chính sách cai trị của hắn rất khôn ngoan, rảo hoạt: “mềm nắn, rắn buông”, “bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu”, “chỉ bóp đến nửa chừng” và “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại vớt nó lên để nó đền ơn”, dùng thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò, bởi “Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác oai tác quái bất cứ anh nào không nghe mình”… Tất cả đã cho thấy tâm địa thâm độc tới ghê sợ của Bá Kiến, lợi dụng cái ác để trục lợi cho mình và dùng cái ác để làm nên cái ác lớn hơn.

Trong khi giai cấp thống trị lọc lõi khôn đời thì người nông dân thấp cổ bé họng lại lâm vào đường cùng, trở thành nạn nhân bị bóc lột và bị đẩy vào con đường tha hóa đến tội nghiệp.

Bị đẩy vào tù một cách oan ức, ra tù, chỉ muốn tìm đến nhà Bá Kiến để tính sổ. Vậy mà từ chỗ hung hăng đòi “liều chết với bố con” lão Bá Kiến, chỉ sau mấy câu ngọt nhạt và mấy hào lẻ của cụ Bá, Chí Phèo đã trở thành một tên tay sai mới của lão. Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã cho người đọc thấy được số phận, tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng bị xã hội phong kiến đầy bất công đẩy vào con đường tha hóa, bị tước hết giá trị và tư cách của một con người. Mâu thuẫn giữa người nông dân và giai cấp địa chủ ấy được đẩy lên cao trào khi mà Chí đã nhận ra người đã đẩy mình đến cảnh tha hóa chính là Bá Kiến và người cần giết cũng chính là lão ta.

Tuy Chí Phèo đã thức tỉnh được tình cảnh tha hóa của mình và nhận diện được kẻ thù của mình nhưng lúc đó đã là quá muộn. Đây cũng chính là một bi kịch đau đớn của người nông dân và của một con người. “Chí Phèo” là một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến bất công đã đẩy con người ta và con đường tha hóa cùng cực nhất. Tuy vậy, nhưng tác phẩm cũng là một minh chứng về tình yêu thương và sự thực tỉnh lương tri của con người.

Tình cờ gặp Thị Nở trong một đêm say đã khiến Chí trở thành một con người khác. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí cảm thấy bao nhiêu điều mới mẻ: thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng huyên náo của những ngwoif đàn bà đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Hắn thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” và lần đầu tiên cảm thấy sợ tuổi già, đói rết, ốm đau và cô độc. Được Thị Nở chăm sóc, thương yêu, hắn bỗng nhớ lại mơ ước về một mái ấm gia đình “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ ở nhà dệt vải” thời trai trẻ. Có thể thấy rằng, dù Thị Nở là người đàn bà dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại là người không hề chê bai Chí, là người săn sóc, quan tâm đến anh ta một cách dịu dàng và ân cần nhất. Chính tình yêu ấy làm cho “Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu”, làm cho con quỷ dữ bao năm đã biến mất, thay vào đó là một con người khao khát lương thiện, khao khát làm người chân chính.

“Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” như một lời cầu hôn của Chí với Thị Nở. Bày tỏ mong muốn ấy một cách rất chân thực, giản dị mà chất phác đúng kiểu một anh nông dân, Chí mong muốn được làm lại từ đầu, được sống một cuộc đời khác, cuộc đời bình dị giống như bao người mà Thị Nở chính là cầu nối, là người vun trồng cùng hắn xây dựng. Phải nói rằng, tác giả đã khéo lựa chọn những chi tiết đắt giá để qua đó thể hiện ý nghĩa của sự hồi sinh và khẳng định sức sống của thiên lương, lương thiện trong mỗi con người. Phát hiện và miêu tả tài tình sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo chính là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao.

Thế nhưng, điều đáng nói là con người đã biết hoàn lương nhưng xã hội ấy lại không thể nào chấp nhận lại họ được nữa. Chí Phèo vừa mới mơ ước về một gia đình thì đã bị bà cô Thị Nở tạt ngay cho một gáo nước lạnh. Chí hiểu rằng, mình có cố gắng làm sao đi nữa thì cũng không thể xóa hết những tội lỗi mà mình gây ra, không thể nào mà trở về hòa nhập với cuộc sống được nữa. Ý thức được điều này, cũng là ý thức được kẻ gây ra bi kịch cho mình, Chí đã tìm đến nhà Bá Kiến kết liễu lão ta và cả chính mình. Điều này là tất yếu bởi lẽ, cánh cửa hoàn lương của Chí đã đóng sầm trước mắt. Để giải quyết sự bế tắc đó, Chí chỉ còn cách là kết thúc cuộc đời mình và kẻ gây nên tội ác. Cái chết ấy là cái chết của một bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa trở về làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người.

Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, bất công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ bé họng trước Cách mạng. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Bài số 4

Chí Phèo là

0