Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Văn mẫu lớp 10
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người ...
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 3 4 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 4 Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 1 Si-le (1759-1805) là kịch tác gia, nhà lí luận văn học, là nhà thơ cổ điển lớn của nước Đức trong thế kỉ XVIII đã cho rằng: "Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”. Có thể nói đây là một ý kiến sâu sắc nói về tình yêu cho ta nhiều lí thú khi tìm hiểu về nó. Vậy tình yêu là gì? Tinh yêu là một thứ tình cảm đẹp nhất, mãnh liệt nhất của con người. Là sự rung động của con tim này đến với con tim khác, là sự chan hòa, yêu thương gắn bó của một tâm hồn đến với mọi tâm hồn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tình yêu là tình cảm của lứa đôi. Hiểu theo nghĩa rộng thì tình yêu là tình cảm rất tha thiết như tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu lí tưởng, sự say mê khoa học, văn chương, yêu cồng việc, v.v… Danh sĩ Bắc Hà Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX có viết: uNỗi khổ nhất của con người là tình yêu, cái khó nhất của con người là sự gặp gỡ' (Nhân mạc khổ vu tình, nhi mạc nan vu ngộ). Thi sĩ Xuân Diệu – ông Hoàng thơ tình – lại nói: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Không nhớ, không thương một người nào… hoặc: Yêu là chết ở trong lòng một ít… Và có gì đẹp hơn tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, và tình yêu lứa đôi? Tại sao "Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”! Không có say mê thì không có tình yêu. Người ta có thể sống vì tình yêu và chết vì tình yêu. Có đem lại hạnh phúc cho người khác thì mới gọi là tình yêu. Trai gái yêu nhau nên mới có hiện tượng: "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông! Một người chín nhớ mười mong một người"; mới có tâm trạng “Tương tư thức mấy đêm rồi/ Biết cho ai hỏi ai người biết cho…"Tương tư-Nguyễn Bính). Có đem lại tình yêu thương cho người khác thì mới gọi là tình yêu. Cha mẹ yêu con; con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ. Anh chị em trong gia đình yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Có say mê đem lại hạnh phúc cho người khác mới có tình bằng hữu, tình đồng chí, lòng yêu nước, yêu đồng bào. Ra đi gặp được bạn hiền, Sướng bằng ăn quả đào tiên trên trời. (Ca dao) Áo anh rách vai Quần tôi cố vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Đồng chí – Chính Hữu) Có người suốt đời cống hiến cho khoa học, ước mơ đem lại hạnh phúc cho con người. Vì thế mà tên tuổi các vị ấy đã sống mãi trong lòng nhân loại. Có nhà thơ, nhà văn đã sáng tạo nên những tác phẩm làm rung động hàng triệu trái tim con người, đem lại niềm hạnh phúc cho đồng loại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Ta-go, Pu-skin,… là những tài danh đã sống vì một niềm say mê lớn, đã cống hiến cho hạnh phúc của con người. Các nhà khoa học, các văn sĩ, thi sĩ đã trở thành bất tử vì họ có tài xuất chúng, có tinh thương bao la. họ đã sống say mê với trái tim nhân hậu, với tình yêu nồng cháy, đã đem lại hạnh phúc cho người khác, cho đổng loại. Bàn về tình yêu, chúng ta không thể không nhắc tới, không nhớ tới những chiến sĩ yêu quê hương, yêu Tổ quốc – một tình yêu cao đẹp nhất. Họ là những anh hùng liệt sĩ đã đem máu đào tô thắm lá cờ Tổ quốc, đã đem lại Độc lập, Tự do, Hòa bình cho đất nước và dân tộc ta. Chúng ta mãi mãi nhớ ơn những con người vĩ đại ấy, vì chính họ đã xả thân vì hạnh phúc của nhân dân. Tinh yêu làm cho con người trở nôn cao thượng hơn, sống tốt đẹp hơn, bao dung và nhàn hậu hơn. Tại sao nhiều thi sĩ lại viết rất hay về tình yêu? Tại sao những tác phẩm văn chương viết về tình yêu lại được nhiều độc giả yêu thích? Vì tình yêu mang đến cho thi nhân cảm hứng bay bổng lãng mạn nhất; vì văn chương viết về tình yêu đã nói hộ tình cảm và tấm lòng người đọc. Phải chăng mối tình đầu, tình yêu thời áo trắng là một thứ tình yêu trong sáng nhất? Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 2 Có ai trên đời chưa một lần nếm “trái đắng” của tình yêu, dẫu biết “yêu là chết ở trong lòng một ít” (Xuân Diệu)? Tinh yêu – chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, những thi sĩ, những triết gia… từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V.Hugo đã khẳng định: “Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt”. Vai trò của tình yêu lớn lao như vậy nhưng bản chất của nó là gì? Bàn về vấn đề này, F.Sile – nhà văn Đức thế kỉ XVIII cho rằng: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. Cho đây là tình yêu với nghĩa hẹp là tình yêu nam nữ là trước hết, cơ bản là chuyện con tim. Tình yêu lứa đôi của trai gái là một thứ tình cảm đặc biệt. Không nói đến trường hợp nó nảy sinh đột ngột như sét đánh, bình thường nó là một sự cảm thông dần dần, một sự thẩm thấu có quá trình. Bắt đầu bằng sự gần gũi, bằng những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, sự ngượng ngùng rồi quen thân, rồi thương vì nết, trọng vì tài. Cái tài ăn nói có duyên, cái “ nụ cười như thể hoa ngâu”… đều có vai trò mở đường vào con tim. Thế là tình yêu đến lúc nào không hay. Vậy tình yêu là gì? Cùng với F.Sile, biết bao nhà ván đã nói về tình yêu, Siendal nói: “Một nửa và là một nửa đẹp nhất của cuộc đời vẫn là khép kín với những ai chưa từng yêu say đắm’’. V.Hugo viết: “ Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt”. Và Tôn-Xtôi thì khẳng định: “Tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có ý nghĩa, làm cho những bất hạnh thành hạnh phúc”. Còn Dostoievski hùng hồn tuyên bố: “Tình yêu là sức mạnh toàn năng đến mức nó tái sinh chính bản thân ta”. Nhưng cũng có một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Xuân Diệu cũng đã viết: “Làm sao cốt nghĩa được tình yêu”. Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hàng ngày, thế nhưng tình yêu là gì thì khó ai giải thích nổi. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ là ở chỗ đó chăng? Chi tiết: “ Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi”. Thấy người mình yêu đẹp hơn. Cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. Vẻ đẹp trong trắng của nàng Giu-li-ét đã gọi Rô-mê-ô đến với nàng trong tiếng hót của chim dạ loan, bất chấp ngang trái cách ngăn của hai dòng họ. Tình yêu mạnh lắm, mạnh hơn cả oán thù. Dáng dấp “phong nhã, hào hoa” của Kim Trọng đã khiến nàng Kiều phải “ghé theo’’ dù “khách đà lên ngựa”. Và bước chân nàng Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tình tự với người yêu đến nay còn làm cho bao kẻ giật mình. Hiểu nhau càng sâu thì độ dày của tình yêu càng tăng, hoa tình yêu càng nở đẹp. Và bây giờ thì hai người như đã hòa làm một. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ tha thiết. Người xưa có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. (Một ngày không gặp nhau dài tựa ba năm). Ca dao cũng nói: “Gió sao gió mát sau lưng, Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”. Khi yêu nhau, người ta luôn có mong muốn được gặp nhau, gần nhau: “Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương” (Xuân Quỳnh). Những kẻ đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, dành cho nhau những tình cảm, ý nghĩ tốt đẹp. Họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau. Tình yêu gắn với niềm say mê là sự đam mê cháy bỏng mãnh liệt, không giới hạn. Nó không chấp nhận sự hững hờ, lạnh nhạt. Nót đặc trưng nhất của tình yêu là vậy. Trương Chi nổi sóng tình trước nhan sắc kiều diễm của Mỵ Nương thì Kim Trọng cũng sóng tình lai láng trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. Và người bình dân thì “yêu nhau tam tứ núi cũng trèo…”. Dường như khi yêu, trong con người cháy lên ngọn lửa thiêu đốt những cái tầm thường để những người đang yêu gần nhau hơn, kính trọng nó vì nhau hơn. Tình yêu chân chính không chấp nhận sự tính loán vị kĩ, nhỏ nhen, chỉ có sự quên mình, hi sinh cho nhau. Khi yêu, người ta mang đến cho nhau hạnh phúc. Đó là sự sung sướng, sự thỏa mãn. Và người ta cảm thấy mình sống có ích, cuộc đời của mình thật ý nghĩa. Hạnh phúc đến với Thúy Kiều thì hồn thơ dào dạt thành: “’Tay tiên gió táp mưa sa”, chỉ một giây thành một lời châu ngọc. Hạnh phúc khiến cho nàng trổ tài nghề mọn mà khi thì tiếng tơ thành tiếng sắt tiếng vàng, khi thì thành lời thủ thỉ, quyến rũ của tiếng chim yêu đương, mời gọi… hạnh phúc cho Kim Trọng được thưởng thức tài nghệ của người yêu và cảm thấy mình may mắn tột đỉnh khi được sánh vai với một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Một lứa đôi gắn bó từ độ sâu của tâm hồn như thế, nếu được chung sống với nhau, họ sẽ đem lại cho nhau biết bao hạnh phúc! Người ta lo lắng cho nhau, đón trước ý nghĩ của nhau để làm một cái gì đó đem lại niềm vui cho người mình yêu trong cuộc sống hằng ngày. Trước kia, Kim Trọng: “Rắp mong treo ấn từ quan – Mấy sông cũng lội, qua ngàn cũng qua” để làm gì, nếu không tìm cho được Thúy Kiều để đền lại chuyện lỡ làng! Chúng ta nhớ tới chuyện Tú Xương dán đôi câu đối tết để bà Tú khen ông mà cũng thấy sướng trong lòng: “Rằng hay thì thực là hay – Không hay sao lại đỗ ngay tú tài?”. Tình yêu đến độ chín sẽ thành niềm say mê chân chính – niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – là vậy. Ở đời, không phải không có những niềm say mê chỉ dừng lại ở mức ích kỉ bởi tình yêu lầm thường. Ghen bóng, ghen gió, hiểu lầm đến giết chết tình cảm, người yêu. Hoặc mạo danh tình yêu để vụ lợi, không nghĩ đến đau khổ, đến tan vỡ hạnh phúc của người khác. Tình yêu chân chính sẽ làm cho người ta thêm yêu cuộc sống, thôi thúc ước mơ, nâng người mình yêu lên một giá trị cao hơn, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Lênin đã nói về tình yêu: “tình yêu là ngọn lửa nồng nhiệt, đừng để nó thiêu cháy sự nghiệp, cũng là lời nhắc nhở các cô gái, chàng trai đang yêu”. Tuy vậy, tình yêu không chỉ giới hạn trong phạm vi nam nữ. Con người cần có tình yêu lớn: yêu gia đình, bạn bè, cuộc đời, quê hương đất nước. Chính đặt trong tình yêu lớn, ý nghĩa của tình cảm lứa đôi, hạnh phúc gia đình mới thật sự cao đẹp, lớn lao, như nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng đã viết: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Người xưa nói rằng đất cũng có tình yêu say mê sự sống. Lúa nổi ở Đồng Tháp Mười là quà của đất tặng con người, không đòi hỏi con người một chút mồ hôi gieo trồng. Được người chăm sóc, đất say mê kết trái cho đời, không bao giờ ngừng nghỉ. Còn cuộc sống con người cần tình yêu biết bao! Con người không có tình yêu chẳng khác chi trái đất không có ánh mặt trời, tình yêu say mê của các nhà khoa học là sự hi sinh sức lực, thời gian cả một đời để nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những điều tốt đẹp đem lại hạnh phúc cho con người. Tình yêu của người chiến sĩ đem lại thanh bình cho đất nước. Người chiến sĩ hiểu rất rõ rằng: tính mạng đáng quý, tình yêu rất đẹp, nhưng nếu vì tự do họ có thể hy sinh cả hai thứ đó. Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu lớn, từ sự say mê làm cho người khác được hạnh phúc. Tình yêu là quy luật muôn đời. Tuy câu nói của F.Sile cách đây đã hai thế kỉ nhưng ý nghĩa nhân sinh của nó vẫn rất mới mẻ và sâu sắc. Quan điểm này không chỉ có giá trị trong phạm vi tình yêu lứa đôi mà còn có giá trị trong đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Nó khá gần gũi với quan điểm đạo lí Á Đông nên dễ hiểu và dễ chấp nhận. Mỗi chúng ta hãy coi bài học về lòng vị tha và đức hi sinh trong tình yêu là bài học lớn trong cuộc đời. Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 3 Bên cạnh nhịp sống đang trôi chảy cùng những thứ vật chất vô tri vô giác, con người còn có một thế giới của tâm hồn, của những cảm xúc thăng hoa, đó là thê giới của tình yêu thương. Sống trên đời này con người không thể nào sống thiếu tình yêu, tình yêu tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để con người vượt qua những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Ý kiến của F. Sile về tình yêu được xem là một tư tưởng khai sáng về tình yêu và từ xưa đến nay vầu còn nguyên giá trị: “Tình yêu là niềm say mê dem lại hạnh phúc cho người khác". Câu nói trên của F. Sile mang đến cho con người cách hiểu đúng đắn và tích cực hơn về tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ cái nhìn đầu tiên của đôi trai gái để rồi hằng đêm trái tim rộn ràng những thao thức, nhớ mong. Tình yêu xuất phát từ những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, từ sự quan tâm hết mực, thương yêu hết lòng một ai đó hay đôi khi nó chỉ là một sự gần gũi, cảm thông chân thành. Tình yêu đến khi nào không ai biết và cũng không ai có thể cưỡng lại được. L. Tôn xtôi đã từng nói: “Tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có ý nghĩa, làm cho những điều bất hạnh trở thành hạnh phúc”. Khi yêu con ngưừi ta sống tốt hơn, thấy cuộc đời mình còn có ý nghĩa hơn, còn đáng để sống, để yêu thương hơn. Tạo ra những hệ quả tích cực, tình yêu đã hoà vào máu giúp con người lớn lên, thấm nhuần vào trong mỗi trái tim cùa mỗi con người một cách tự nhiên không gò ép. Tình yêu còn là một niềm say mê, gắn với sự say mê và tình yêu chỉ thực sự nồng nàn, cháy bỏng khi con người tha thiết với nó. Một sự hi sinh không nề hà, một tấm lòng vị tha, chân thành, cao thượng… làm nên một tình yêu đẹp, một tình yêu không có sự toan tính, vị kỉ, tầm thường. Thế nhưng con người cần có một sự say mê cái gì, say mê thế nào cho thoả đáng, cho một niềm say mê trở thành tình yêu. Say mê tiền bạc, danh vọng, địa vị hay say mê hưởng thụ những phút giây lạc thú chỉ càng làm cho con người trở thành nô lệ của đối tượng đam mê và dục vọng của chính mình. Càng đam mê vật dục, danh vọng con người ta càng trở nên thấp hèn, sự đam mê ấy gọi là dục vọng chứ đâu phải tình yêu. Tình yêu là một thứ tình cảm khác hẳn, nó chân thành hơn, cao thượng hơn, đó là “say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”. Khi yêu một người nào đó đến mức tha thiết, người ta sẵn sàng quên đi lợi ích bản thân để làm cho người yêu hạnh phúc, sung sướng… Và niềm vui ấy, hạnh phúc ấy cũng chính là của người cho đi – cho một cách tự nguyện. Có những nhà khoa học say mê nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những công trình tốt đẹp cho con người một cách tự nguyện, chân chính. Bao người chiến sĩ hi sinh thầm lặng cuộc đời mình vì độc lập tự do của đất nước. Một người mẹ yêu con, sẵn sàng làm tất cả để nuôi con khôn lớn, nên người. Một người bạn yêu bạn của mình chính là người luôn ở bên cạnh bạn dù thất bại hay thành công, giàu hay nghèo, luôn quan tâm chia sẻ, đồng cảm với những nỗi buồn vui, sướng khổ của bạn mà luôn cảm thấy hạnh phúc. Một người yêu một người khác giới chính là người dám hi sinh mình vì hạnh phúc của người yêu, dám chấp nhận những đặc điểm không tốt; không do dự nề hà, tính toán, vị kỉ, bất chấp tất cả dù hi sinh tất cả những gì lớn lao nhất của mình cũng không hề hốì tiếc đó là một niềm hanh phúc – hạnh phúc của người yêu cũng chính là hạnh phúc cửa mình. Cuộc sống này ý nghĩa biết bao khi mỗi ngày được đón nhận nhiều niềm hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ những trái tim biết yêu thương, cao thượng, dằm thắm. Tình cảm đó không đơn thuần chỉ là tình cảm của nam và nữ, những trái tim đó có thể là những người mẹ, người cha, người bạn… Ai củng có thể yêu thương và được yêu thương. Ai cũng có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người và đón nhận niềm hạnh phúc cho chính mình. Một tình yêu chân chính, cao thượng không phải ai cũng ỉàm được. Cho tự nguyện còn có nghĩa là khẳng định sự tự chủ, vai trò được sở hữu và quyền được cho của mình. Nhưng tình yêu không đơn giản chỉ là, cho mà còn là sự quan tâm. bảo vệ cho người được yêu được hạnh phúc, phát triển mọi khả năng của mình. Như thế tình yêu sẽ mang lại những giá trị trong sáng của cuộc sống, làm đẹp thêm cho cuộc sống của con người. “Niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác” cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm mọi người hiểu nhau, chủ động đến với nhau, xoá tan đi nỗi cô đơn cố hữu trong ỉòng mỗi người. Cũng có những niềm say mê chỉ dừng lại ở mức ích kỉ bởi tình yêu tầm thường. Ghen bóng ghen gió, hiểu lầm, nóng vội đã gây ra biết bao hậu quả. Có người lợi dụng tình yêu biến mình thành những tay “đào mỏ”, vụ lợi, giẫm đạp lên tình cảm của người khác. Phải sống và vươn tới một tình yêu chân chính dù không được đền đáp. Tư tưởng của F. Sile thật có giá trị. Trải qua bao thăng trầm mà vẫn còn nguyên ý nghĩa, tích cực và đúng đắn. Qua đó cho ta thấy được yêu như thế nào là đúng, là chân chính cũng như phê phán chủ nghĩa cá nhân vẫn tồn tại trong mỗi con người, để từ đó ủng hộ, cổ vũ một lối sống đẹp, một cuộc sống chỉ có tình yêu, tình yêu được đáp lại bằng tình yêu. Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 4 Đời con người ta không thể thiếu được tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: Làm sao sống được mà không yêu. Có người thậm chí nói: Thiếu tình yêu, con người ta không thể sống được, dù chỉ một ngày. Nhưng tình yêu là gì thì không phải dễ dàng cắt nghĩa. Về vấn đề này, đã có bao nhiêu suy nghĩ khác nhau. Có người nói tình yêu là sự ham mê của hai xác thịt. Có người nói tình yêu là cái sai lầm dịu dàng nhất của những sự dối trá ở trần gian. Có người nói tình yêu là một tình cảm chiếm hữu. Nhà văn khai sáng Đức Si-le thì nói "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc". Ý kiến đúng và ý kiến của Si-le có ý nghĩa như thế nào? Đúng là việc giải thích tình yêu là gì không dễ dàng chút nào. Nếu bảo tình yêu là sự say mê của hai xác thịt thì sao vẫn nhiều cảnh đồng sàng, dị mộng, lai người nam nữ ở bên nhau mà chẳng có tình yêu? Nếu bảo tình yêu là một trong những sự dối trá ở trần gian thì sao con người hàng nghìn năm vẫn không tỉnh ngộ? Nếu bảo tình yêu chỉ là tình cảm chiếm hữu thì sẽ giải thích thế nào về vô vàn trường hợp con người hiến dâng trọn đời của mình cho tình yêu? Rõ ràng các ý kiến trên đều chưa bao quát và chưa thỏa đáng. Tuy biết rằng trả lời câu hỏi tình yêu là gì không dễ, song người ta khôngthể trả lời câu hỏi đó mà không liên hệ tới ý nghĩa cuộc sống của con người, bởi tình yêu gắn liền với bản chất cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống. Chính ở đây, câu nói của Si-le cung cấp cho ta một cách hiểu đúng đắn, tích cực. Tình yêu đúng là một say mê. Không thể có tình yêu khi con người dửng dưng, vô cảm. Nhưng con người say mê cái gì, say mê như thế nào để có một niềm say mê trở thành tình yêu? Say mê tiền bạc, say mê danh vọng, địa vị cá nhân, say mê hưởng thụ, thực ra chỉ là một sự đam mê, một sự đam mê làm cho con người trở thành nô lệ của đối tượng đam mê và dục vọng của chính mình. Ac-pa-gông, Grăng-đê, những điển hình văn học nổi tiếng đã cung cấp những ví dụ sáng tỏ. Càng đam mê vật dục, danh vọng, con người càng thấp hèn và tình cảm đó không thể gọi được là tình yêu, mà chỉ có thể gọi là dục vọng, tham vọng. Nhu cầu ham muốn người khác giới tính, người ta cũng gọi bằng một từ xác đáng là tình dục, chứ không phải là tình yêu. Tình yêu là một tình cảm khác hẳn, tình cảm cao thượng đúng như Si-le nói, đó là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc. Thật vậy, tình yêu là một tình cảm hiến dâng để thỏa mãn người khác, là mong muốn làm cho người khác được sung sướng. Hiển nhiên, người khác là người đáng yêu theo một lí tưởng nhất định. Khi một người yêu người khác đến mức tha thiết, thì người ta có thể quên mình để làm sao cho người đó hạnh phúc. Một người mẹ yêu con là người mẹ hiến dâng sức lực, điều kiện của mình cho con để nuôi nấng, bảo vệ, làm cho con trưởng thành và được phát triển tài năng, có được cuộc sống hạnh phúc. Một người yêu bạn là người quan tâm săn sóc đến bạn, dành cho bạn mọi thuận lợi. Tình yêu trong cách hiểu của Si-le không giản đơn chỉ là tình yêu nam nữ, mà là tình yêu người khác. Người khác đó có thể là người yêu (một người khác giới tính), có thể là thành viên gia đình (cha mẹ, con cái), có thể là bạn bè, đồng nghiệp, có thể là đồng bào, nhân dân. Liệu có cơ sở nào cho một tình yêu hiến dâng rộng lớn như thế hay không, một tình yêu như thế là có thật hay là ảo tưởng? Thông thường chỉ ai giàu có thì mới cho. Người ta không thể cho cái mà mình không có. Như vậy, tình yêu chỉ là sản phẩm của tâm hồn phong phú, giàu có, tự cảm thấy có khả năng làm cho người khác hạnh phúc. Mặt khác, cho không phải bao giờ cũng có nghĩa là làm cho mình nghèo đi, hao mòn đi. Cho còn có nghĩa là khẳng định vai trò sở hữu của mình, sự tự chủ của mình, quyền được cho của mình. Và hành động làm cho người ta hạnh phúc. Như vậy tình yêu gắn với nhu cầu tự khẳng định trước người khác. Tình yêu không giản đơn chỉ là cho, mà còn là quan tâm, trách nhiệm, bảo vệ, làm cho người được yêu được hạnh phúc, phát triển mọi khả năng của mình. Một tình yêu như thế sẽ là sức mạnh gìn giữ những giá trị trong cuộc sống, làm sinh sôi nẩy nở thêm tình yêu. Tình bạn sẽ được đáp lại bằng tình bạn, tình yêu sẽ được đáp lại bằng tình yêu, lòng rộng mở được đáp lại bằng những tấm lòng rộng mở. Như vậy, niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm cho mọi người hiểu nhau, đến với nhau, khắc phục sự cô đơn, biệt lập cố hữu của con người. Tình yêu không phải là sự trao đổi có mặc cả, do vậy, nhiều khi tình yêu không được đền đáp xứng đáng: "Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu" (Xuân Diệu). Nhưngđiều đó không hề làm giảm bớt giá trị và ý nghĩa của tình yêu. Trái lại, những người ích kỉ, yêu theo lối mặc cả, "thả con săn sắt bắt con cá rô" thường không có được hạnh phúc. Bởi sự tính toán sẽ được đáp lại bằng tính toán. Người ta thường nói hạnh phúc không mua được bằng tiền chính là như vậy. Đã hơn hai trăm năm qua, những tư tưởng khai sáng về tình yêu của Si-le vẫn còn nguyên giá trị, bởi nó xây dựng trên cơ sở xem con người là mục đích, chứ không phải là phương tiện mưu lợi. Tư tưởng này vẫn phát huy tác dụng phê phán chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, cổ vũ cho truyền thông tình cảm vị tha của nhân loại từ xưa đến nay. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Văn mẫu lớp 10Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Nghị luận về câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Văn mẫu lớp 10Nghị luận xã hội về lòng vị tha – Văn mẫu lớp 10Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi – Văn mẫu lớp 10Hãy viết một bài văn biểu cảm về mùa thu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam – Văn mẫu lớp 10Nghị luận xã hội về câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Văn mẫu lớp 10Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn mẫu lớp 10
Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 1
Si-le (1759-1805) là kịch tác gia, nhà lí luận văn học, là nhà thơ cổ điển lớn của nước Đức trong thế kỉ XVIII đã cho rằng: "Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”. Có thể nói đây là một ý kiến sâu sắc nói về tình yêu cho ta nhiều lí thú khi tìm hiểu về nó.
Vậy tình yêu là gì? Tinh yêu là một thứ tình cảm đẹp nhất, mãnh liệt nhất của con người. Là sự rung động của con tim này đến với con tim khác, là sự chan hòa, yêu thương gắn bó của một tâm hồn đến với mọi tâm hồn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tình yêu là tình cảm của lứa đôi. Hiểu theo nghĩa rộng thì tình yêu là tình cảm rất tha thiết như tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu lí tưởng, sự say mê khoa học, văn chương, yêu cồng việc, v.v…
Danh sĩ Bắc Hà Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX có viết: uNỗi khổ nhất của con người là tình yêu, cái khó nhất của con người là sự gặp gỡ' (Nhân mạc khổ vu tình, nhi mạc nan vu ngộ). Thi sĩ Xuân Diệu – ông Hoàng thơ tình – lại nói:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Không nhớ, không thương một người nào…
hoặc:
Yêu là chết ở trong lòng một ít…
Và có gì đẹp hơn tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, và tình yêu lứa đôi?
Tại sao "Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”! Không có say mê thì không có tình yêu. Người ta có thể sống vì tình yêu và chết vì tình yêu. Có đem lại hạnh phúc cho người khác thì mới gọi là tình yêu. Trai gái yêu nhau nên mới có hiện tượng: "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông! Một người chín nhớ mười mong một người"; mới có tâm trạng “Tương tư thức mấy đêm rồi/ Biết cho ai hỏi ai người biết cho…"Tương tư-Nguyễn Bính).
Có đem lại tình yêu thương cho người khác thì mới gọi là tình yêu. Cha mẹ yêu con; con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ. Anh chị em trong gia đình yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Có say mê đem lại hạnh phúc cho người khác mới có tình bằng hữu, tình đồng chí, lòng yêu nước, yêu đồng bào.
Ra đi gặp được bạn hiền,
Sướng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
(Ca dao)
Áo anh rách vai
Quần tôi cố vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Đồng chí – Chính Hữu)
Có người suốt đời cống hiến cho khoa học, ước mơ đem lại hạnh phúc cho con người. Vì thế mà tên tuổi các vị ấy đã sống mãi trong lòng nhân loại. Có nhà thơ, nhà văn đã sáng tạo nên những tác phẩm làm rung động hàng triệu trái tim con người, đem lại niềm hạnh phúc cho đồng loại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Ta-go, Pu-skin,… là những tài danh đã sống vì một niềm say mê lớn, đã cống hiến cho hạnh phúc của con người. Các nhà khoa học, các văn sĩ, thi sĩ đã trở thành bất tử vì họ có tài xuất chúng, có tinh thương bao la. họ đã sống say mê với trái tim nhân hậu, với tình yêu nồng cháy, đã đem lại hạnh phúc cho người khác, cho đổng loại.
Bàn về tình yêu, chúng ta không thể không nhắc tới, không nhớ tới những chiến sĩ yêu quê hương, yêu Tổ quốc – một tình yêu cao đẹp nhất. Họ là những anh hùng liệt sĩ đã đem máu đào tô thắm lá cờ Tổ quốc, đã đem lại Độc lập, Tự do, Hòa bình cho đất nước và dân tộc ta. Chúng ta mãi mãi nhớ ơn những con người vĩ đại ấy, vì chính họ đã xả thân vì hạnh phúc của nhân dân.
Tinh yêu làm cho con người trở nôn cao thượng hơn, sống tốt đẹp hơn, bao dung và nhàn hậu hơn. Tại sao nhiều thi sĩ lại viết rất hay về tình yêu? Tại sao những tác phẩm văn chương viết về tình yêu lại được nhiều độc giả yêu thích? Vì tình yêu mang đến cho thi nhân cảm hứng bay bổng lãng mạn nhất; vì văn chương viết về tình yêu đã nói hộ tình cảm và tấm lòng người đọc.
Phải chăng mối tình đầu, tình yêu thời áo trắng là một thứ tình yêu trong sáng nhất?
Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 2
Có ai trên đời chưa một lần nếm “trái đắng” của tình yêu, dẫu biết “yêu là chết ở trong lòng một ít” (Xuân Diệu)?
Tinh yêu – chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, những thi sĩ, những triết gia… từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V.Hugo đã khẳng định: “Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt”. Vai trò của tình yêu lớn lao như vậy nhưng bản chất của nó là gì? Bàn về vấn đề này, F.Sile – nhà văn Đức thế kỉ XVIII cho rằng: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”.
Cho đây là tình yêu với nghĩa hẹp là tình yêu nam nữ là trước hết, cơ bản là chuyện con tim. Tình yêu lứa đôi của trai gái là một thứ tình cảm đặc biệt. Không nói đến trường hợp nó nảy sinh đột ngột như sét đánh, bình thường nó là một sự cảm thông dần dần, một sự thẩm thấu có quá trình.
Bắt đầu bằng sự gần gũi, bằng những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, sự ngượng ngùng rồi quen thân, rồi thương vì nết, trọng vì tài. Cái tài ăn nói có duyên, cái “ nụ cười như thể hoa ngâu”… đều có vai trò mở đường vào con tim. Thế là tình yêu đến lúc nào không hay.
Vậy tình yêu là gì?
Cùng với F.Sile, biết bao nhà ván đã nói về tình yêu, Siendal nói: “Một nửa và là một nửa đẹp nhất của cuộc đời vẫn là khép kín với những ai chưa từng yêu say đắm’’. V.Hugo viết: “ Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt”. Và Tôn-Xtôi thì khẳng định: “Tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có ý nghĩa, làm cho những bất hạnh thành hạnh phúc”. Còn Dostoievski hùng hồn tuyên bố: “Tình yêu là sức mạnh toàn năng đến mức nó tái sinh chính bản thân ta”. Nhưng cũng có một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Xuân Diệu cũng đã viết: “Làm sao cốt nghĩa được tình yêu”.
Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hàng ngày, thế nhưng tình yêu là gì thì khó ai giải thích nổi. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ là ở chỗ đó chăng? Chi tiết: “ Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi”. Thấy người mình yêu đẹp hơn. Cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Vẻ đẹp trong trắng của nàng Giu-li-ét đã gọi Rô-mê-ô đến với nàng trong tiếng hót của chim dạ loan, bất chấp ngang trái cách ngăn của hai dòng họ. Tình yêu mạnh lắm, mạnh hơn cả oán thù. Dáng dấp “phong nhã, hào hoa” của Kim Trọng đã khiến nàng Kiều phải “ghé theo’’ dù “khách đà lên ngựa”. Và bước chân nàng Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tình tự với người yêu đến nay còn làm cho bao kẻ giật mình. Hiểu nhau càng sâu thì độ dày của tình yêu càng tăng, hoa tình yêu càng nở đẹp. Và bây giờ thì hai người như đã hòa làm một. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ tha thiết. Người xưa có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. (Một ngày không gặp nhau dài tựa ba năm). Ca dao cũng nói: “Gió sao gió mát sau lưng, Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”. Khi yêu nhau, người ta luôn có mong muốn được gặp nhau, gần nhau:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(Xuân Quỳnh).
Những kẻ đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, dành cho nhau những tình cảm, ý nghĩ tốt đẹp. Họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau. Tình yêu gắn với niềm say mê là sự đam mê cháy bỏng mãnh liệt, không giới hạn. Nó không chấp nhận sự hững hờ, lạnh nhạt. Nót đặc trưng nhất của tình yêu là vậy. Trương Chi nổi sóng tình trước nhan sắc kiều diễm của Mỵ Nương thì Kim Trọng cũng sóng tình lai láng trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. Và người bình dân thì “yêu nhau tam tứ núi cũng trèo…”.
Dường như khi yêu, trong con người cháy lên ngọn lửa thiêu đốt những cái tầm thường để những người đang yêu gần nhau hơn, kính trọng nó vì nhau hơn. Tình yêu chân chính không chấp nhận sự tính loán vị kĩ, nhỏ nhen, chỉ có sự quên mình, hi sinh cho nhau. Khi yêu, người ta mang đến cho nhau hạnh phúc. Đó là sự sung sướng, sự thỏa mãn. Và người ta cảm thấy mình sống có ích, cuộc đời của mình thật ý nghĩa.
Hạnh phúc đến với Thúy Kiều thì hồn thơ dào dạt thành: “’Tay tiên gió táp mưa sa”, chỉ một giây thành một lời châu ngọc. Hạnh phúc khiến cho nàng trổ tài nghề mọn mà khi thì tiếng tơ thành tiếng sắt tiếng vàng, khi thì thành lời thủ thỉ, quyến rũ của tiếng chim yêu đương, mời gọi… hạnh phúc cho Kim Trọng được thưởng thức tài nghệ của người yêu và cảm thấy mình may mắn tột đỉnh khi được sánh vai với một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều.
Một lứa đôi gắn bó từ độ sâu của tâm hồn như thế, nếu được chung sống với nhau, họ sẽ đem lại cho nhau biết bao hạnh phúc! Người ta lo lắng cho nhau, đón trước ý nghĩ của nhau để làm một cái gì đó đem lại niềm vui cho người mình yêu trong cuộc sống hằng ngày. Trước kia, Kim Trọng: “Rắp mong treo ấn từ quan – Mấy sông cũng lội, qua ngàn cũng qua” để làm gì, nếu không tìm cho được Thúy Kiều để đền lại chuyện lỡ làng! Chúng ta nhớ tới chuyện Tú Xương dán đôi câu đối tết để bà Tú khen ông mà cũng thấy sướng trong lòng: “Rằng hay thì thực là hay – Không hay sao lại đỗ ngay tú tài?”.
Tình yêu đến độ chín sẽ thành niềm say mê chân chính – niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – là vậy.
Ở đời, không phải không có những niềm say mê chỉ dừng lại ở mức ích kỉ bởi tình yêu lầm thường. Ghen bóng, ghen gió, hiểu lầm đến giết chết tình cảm, người yêu. Hoặc mạo danh tình yêu để vụ lợi, không nghĩ đến đau khổ, đến tan vỡ hạnh phúc của người khác. Tình yêu chân chính sẽ làm cho người ta thêm yêu cuộc sống, thôi thúc ước mơ, nâng người mình yêu lên một giá trị cao hơn, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Lênin đã nói về tình yêu: “tình yêu là ngọn lửa nồng nhiệt, đừng để nó thiêu cháy sự nghiệp, cũng là lời nhắc nhở các cô gái, chàng trai đang yêu”.
Tuy vậy, tình yêu không chỉ giới hạn trong phạm vi nam nữ. Con người cần có tình yêu lớn: yêu gia đình, bạn bè, cuộc đời, quê hương đất nước. Chính đặt trong tình yêu lớn, ý nghĩa của tình cảm lứa đôi, hạnh phúc gia đình mới thật sự cao đẹp, lớn lao, như nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng đã viết:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Người xưa nói rằng đất cũng có tình yêu say mê sự sống. Lúa nổi ở Đồng Tháp Mười là quà của đất tặng con người, không đòi hỏi con người một chút mồ hôi gieo trồng. Được người chăm sóc, đất say mê kết trái cho đời, không bao giờ ngừng nghỉ. Còn cuộc sống con người cần tình yêu biết bao! Con người không có tình yêu chẳng khác chi trái đất không có ánh mặt trời, tình yêu say mê của các nhà khoa học là sự hi sinh sức lực, thời gian cả một đời để nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những điều tốt đẹp đem lại hạnh phúc cho con người. Tình yêu của người chiến sĩ đem lại thanh bình cho đất nước. Người chiến sĩ hiểu rất rõ rằng: tính mạng đáng quý, tình yêu rất đẹp, nhưng nếu vì tự do họ có thể hy sinh cả hai thứ đó. Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu lớn, từ sự say mê làm cho người khác được hạnh phúc.
Tình yêu là quy luật muôn đời. Tuy câu nói của F.Sile cách đây đã hai thế kỉ nhưng ý nghĩa nhân sinh của nó vẫn rất mới mẻ và sâu sắc. Quan điểm này không chỉ có giá trị trong phạm vi tình yêu lứa đôi mà còn có giá trị trong đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Nó khá gần gũi với quan điểm đạo lí Á Đông nên dễ hiểu và dễ chấp nhận. Mỗi chúng ta hãy coi bài học về lòng vị tha và đức hi sinh trong tình yêu là bài học lớn trong cuộc đời.
Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 3
Bên cạnh nhịp sống đang trôi chảy cùng những thứ vật chất vô tri vô giác, con người còn có một thế giới của tâm hồn, của những cảm xúc thăng hoa, đó là thê giới của tình yêu thương. Sống trên đời này con người không thể nào sống thiếu tình yêu, tình yêu tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để con người vượt qua những khó khăn trong đời sống hằng ngày. Ý kiến của F. Sile về tình yêu được xem là một tư tưởng khai sáng về tình yêu và từ xưa đến nay vầu còn nguyên giá trị: “Tình yêu là niềm say mê dem lại hạnh phúc cho người khác". Câu nói trên của F. Sile mang đến cho con người cách hiểu đúng đắn và tích cực hơn về tình yêu.
Tình yêu bắt nguồn từ cái nhìn đầu tiên của đôi trai gái để rồi hằng đêm trái tim rộn ràng những thao thức, nhớ mong. Tình yêu xuất phát từ những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, từ sự quan tâm hết mực, thương yêu hết lòng một ai đó hay đôi khi nó chỉ là một sự gần gũi, cảm thông chân thành. Tình yêu đến khi nào không ai biết và cũng không ai có thể cưỡng lại được.
L. Tôn xtôi đã từng nói: “Tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có ý nghĩa, làm cho những điều bất hạnh trở thành hạnh phúc”. Khi yêu con ngưừi ta sống tốt hơn, thấy cuộc đời mình còn có ý nghĩa hơn, còn đáng để sống, để yêu thương hơn. Tạo ra những hệ quả tích cực, tình yêu đã hoà vào máu giúp con người lớn lên, thấm nhuần vào trong mỗi trái tim cùa mỗi con người một cách tự nhiên không gò ép.
Tình yêu còn là một niềm say mê, gắn với sự say mê và tình yêu chỉ thực sự nồng nàn, cháy bỏng khi con người tha thiết với nó. Một sự hi sinh không nề hà, một tấm lòng vị tha, chân thành, cao thượng… làm nên một tình yêu đẹp, một tình yêu không có sự toan tính, vị kỉ, tầm thường. Thế nhưng con người cần có một sự say mê cái gì, say mê thế nào cho thoả đáng, cho một niềm say mê trở thành tình yêu. Say mê tiền bạc, danh vọng, địa vị hay say mê hưởng thụ những phút giây lạc thú chỉ càng làm cho con người trở thành nô lệ của đối tượng đam mê và dục vọng của chính mình. Càng đam mê vật dục, danh vọng con người ta càng trở nên thấp hèn, sự đam mê ấy gọi là dục vọng chứ đâu phải tình yêu.
Tình yêu là một thứ tình cảm khác hẳn, nó chân thành hơn, cao thượng hơn, đó là “say mê đem lại hạnh phúc cho người khác”. Khi yêu một người nào đó đến mức tha thiết, người ta sẵn sàng quên đi lợi ích bản thân để làm cho người yêu hạnh phúc, sung sướng… Và niềm vui ấy, hạnh phúc ấy cũng chính là của người cho đi – cho một cách tự nguyện. Có những nhà khoa học say mê nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ra những công trình tốt đẹp cho con người một cách tự nguyện, chân chính. Bao người chiến sĩ hi sinh thầm lặng cuộc đời mình vì độc lập tự do của đất nước. Một người mẹ yêu con, sẵn sàng làm tất cả để nuôi con khôn lớn, nên người. Một người bạn yêu bạn của mình chính là người luôn ở bên cạnh bạn dù thất bại hay thành công, giàu hay nghèo, luôn quan tâm chia sẻ, đồng cảm với những nỗi buồn vui, sướng khổ của bạn mà luôn cảm thấy hạnh phúc. Một người yêu một người khác giới chính là người dám hi sinh mình vì hạnh phúc của người yêu, dám chấp nhận những đặc điểm không tốt; không do dự nề hà, tính toán, vị kỉ, bất chấp tất cả dù hi sinh tất cả những gì lớn lao nhất của mình cũng không hề hốì tiếc đó là một niềm hanh phúc – hạnh phúc của người yêu cũng chính là hạnh phúc cửa mình.
Cuộc sống này ý nghĩa biết bao khi mỗi ngày được đón nhận nhiều niềm hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ những trái tim biết yêu thương, cao thượng, dằm thắm. Tình cảm đó không đơn thuần chỉ là tình cảm của nam và nữ, những trái tim đó có thể là những người mẹ, người cha, người bạn… Ai củng có thể yêu thương và được yêu thương. Ai cũng có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người và đón nhận niềm hạnh phúc cho chính mình. Một tình yêu chân chính, cao thượng không phải ai cũng ỉàm được. Cho tự nguyện còn có nghĩa là khẳng định sự tự chủ, vai trò được sở hữu và quyền được cho của mình.
Nhưng tình yêu không đơn giản chỉ là, cho mà còn là sự quan tâm. bảo vệ cho người được yêu được hạnh phúc, phát triển mọi khả năng của mình. Như thế tình yêu sẽ mang lại những giá trị trong sáng của cuộc sống, làm đẹp thêm cho cuộc sống của con người. “Niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác” cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm mọi người hiểu nhau, chủ động đến với nhau, xoá tan đi nỗi cô đơn cố hữu trong ỉòng mỗi người.
Cũng có những niềm say mê chỉ dừng lại ở mức ích kỉ bởi tình yêu tầm thường. Ghen bóng ghen gió, hiểu lầm, nóng vội đã gây ra biết bao hậu quả. Có người lợi dụng tình yêu biến mình thành những tay “đào mỏ”, vụ lợi, giẫm đạp lên tình cảm của người khác. Phải sống và vươn tới một tình yêu chân chính dù không được đền đáp.
Tư tưởng của F. Sile thật có giá trị. Trải qua bao thăng trầm mà vẫn còn nguyên ý nghĩa, tích cực và đúng đắn. Qua đó cho ta thấy được yêu như thế nào là đúng, là chân chính cũng như phê phán chủ nghĩa cá nhân vẫn tồn tại trong mỗi con người, để từ đó ủng hộ, cổ vũ một lối sống đẹp, một cuộc sống chỉ có tình yêu, tình yêu được đáp lại bằng tình yêu.
Nghị luận xã hội về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc – Bài số 4
Đời con người ta không thể thiếu được tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: Làm sao sống được mà không yêu. Có người thậm chí nói: Thiếu tình yêu, con người ta không thể sống được, dù chỉ một ngày. Nhưng tình yêu là gì thì không phải dễ dàng cắt nghĩa. Về vấn đề này, đã có bao nhiêu suy nghĩ khác nhau. Có người nói tình yêu là sự ham mê của hai xác thịt. Có người nói tình yêu là cái sai lầm dịu dàng nhất của những sự dối trá ở trần gian. Có người nói tình yêu là một tình cảm chiếm hữu. Nhà văn khai sáng Đức Si-le thì nói "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc".
Ý kiến đúng và ý kiến của Si-le có ý nghĩa như thế nào?
Đúng là việc giải thích tình yêu là gì không dễ dàng chút nào. Nếu bảo tình yêu là sự say mê của hai xác thịt thì sao vẫn nhiều cảnh đồng sàng, dị mộng, lai người nam nữ ở bên nhau mà chẳng có tình yêu? Nếu bảo tình yêu là một trong những sự dối trá ở trần gian thì sao con người hàng nghìn năm vẫn không tỉnh ngộ? Nếu bảo tình yêu chỉ là tình cảm chiếm hữu thì sẽ giải thích thế nào về vô vàn trường hợp con người hiến dâng trọn đời của mình cho tình yêu? Rõ ràng các ý kiến trên đều chưa bao quát và chưa thỏa đáng. Tuy biết rằng trả lời câu hỏi tình yêu là gì không dễ, song người ta khôngthể trả lời câu hỏi đó mà không liên hệ tới ý nghĩa cuộc sống của con người, bởi tình yêu gắn liền với bản chất cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống. Chính ở đây, câu nói của Si-le cung cấp cho ta một cách hiểu đúng đắn, tích cực.
Tình yêu đúng là một say mê. Không thể có tình yêu khi con người dửng dưng, vô cảm. Nhưng con người say mê cái gì, say mê như thế nào để có một niềm say mê trở thành tình yêu?
Say mê tiền bạc, say mê danh vọng, địa vị cá nhân, say mê hưởng thụ, thực ra chỉ là một sự đam mê, một sự đam mê làm cho con người trở thành nô lệ của đối tượng đam mê và dục vọng của chính mình. Ac-pa-gông, Grăng-đê, những điển hình văn học nổi tiếng đã cung cấp những ví dụ sáng tỏ. Càng đam mê vật dục, danh vọng, con người càng thấp hèn và tình cảm đó không thể gọi được là tình yêu, mà chỉ có thể gọi là dục vọng, tham vọng. Nhu cầu ham muốn người khác giới tính, người ta cũng gọi bằng một từ xác đáng là tình dục, chứ không phải là tình yêu. Tình yêu là một tình cảm khác hẳn, tình cảm cao thượng đúng như Si-le nói, đó là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc.
Thật vậy, tình yêu là một tình cảm hiến dâng để thỏa mãn người khác, là mong muốn làm cho người khác được sung sướng. Hiển nhiên, người khác là người đáng yêu theo một lí tưởng nhất định. Khi một người yêu người khác đến mức tha thiết, thì người ta có thể quên mình để làm sao cho người đó hạnh phúc. Một người mẹ yêu con là người mẹ hiến dâng sức lực, điều kiện của mình cho con để nuôi nấng, bảo vệ, làm cho con trưởng thành và được phát triển tài năng, có được cuộc sống hạnh phúc. Một người yêu bạn là người quan tâm săn sóc đến bạn, dành cho bạn mọi thuận lợi.
Tình yêu trong cách hiểu của Si-le không giản đơn chỉ là tình yêu nam nữ, mà là tình yêu người khác. Người khác đó có thể là người yêu (một người khác giới tính), có thể là thành viên gia đình (cha mẹ, con cái), có thể là bạn bè, đồng nghiệp, có thể là đồng bào, nhân dân.
Liệu có cơ sở nào cho một tình yêu hiến dâng rộng lớn như thế hay không, một tình yêu như thế là có thật hay là ảo tưởng?
Thông thường chỉ ai giàu có thì mới cho. Người ta không thể cho cái mà mình không có. Như vậy, tình yêu chỉ là sản phẩm của tâm hồn phong phú, giàu có, tự cảm thấy có khả năng làm cho người khác hạnh phúc. Mặt khác, cho không phải bao giờ cũng có nghĩa là làm cho mình nghèo đi, hao mòn đi. Cho còn có nghĩa là khẳng định vai trò sở hữu của mình, sự tự chủ của mình, quyền được cho của mình. Và hành động làm cho người ta hạnh phúc. Như vậy tình yêu gắn với nhu cầu tự khẳng định trước người khác. Tình yêu không giản đơn chỉ là cho, mà còn là quan tâm, trách nhiệm, bảo vệ, làm cho người được yêu được hạnh phúc, phát triển mọi khả năng của mình.
Một tình yêu như thế sẽ là sức mạnh gìn giữ những giá trị trong cuộc sống, làm sinh sôi nẩy nở thêm tình yêu. Tình bạn sẽ được đáp lại bằng tình bạn, tình yêu sẽ được đáp lại bằng tình yêu, lòng rộng mở được đáp lại bằng những tấm lòng rộng mở. Như vậy, niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm cho mọi người hiểu nhau, đến với nhau, khắc phục sự cô đơn, biệt lập cố hữu của con người.
Tình yêu không phải là sự trao đổi có mặc cả, do vậy, nhiều khi tình yêu không được đền đáp xứng đáng: "Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu" (Xuân Diệu). Nhưngđiều đó không hề làm giảm bớt giá trị và ý nghĩa của tình yêu. Trái lại, những người ích kỉ, yêu theo lối mặc cả, "thả con săn sắt bắt con cá rô" thường không có được hạnh phúc. Bởi sự tính toán sẽ được đáp lại bằng tính toán. Người ta thường nói hạnh phúc không mua được bằng tiền chính là như vậy.
Đã hơn hai trăm năm qua, những tư tưởng khai sáng về tình yêu của Si-le vẫn còn nguyên giá trị, bởi nó xây dựng trên cơ sở xem con người là mục đích, chứ không phải là phương tiện mưu lợi. Tư tưởng này vẫn phát huy tác dụng phê phán chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, cổ vũ cho truyền thông tình cảm vị tha của nhân loại từ xưa đến nay.
Nguyễn Tuyến tổng hợp