25/05/2017, 10:50

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong trong Đêm tình mùa xuân

Đánh giá bài viết Một trong những thành công của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật Mị. Mị là người phụ nữ tưởng ...

Đánh giá bài viết Một trong những thành công của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật Mị. Mị là người phụ nữ tưởng chừng như cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn ...

Một trong những thành công của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật Mị.

Mị là người phụ nữ tưởng chừng như cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra kiếp người, chính là đêm mùa xuân trở về trên rẻo cao.

Khi trờ thành nô lệ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đầy đọa tới mức trầm cảm, vô vọng. Mị chôn vùi tuổi thanh xuân, thời con gái đẹp đẽ của mình. Ngày Mị không nói, sống như cái xác không hồn, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Tưởng rằng Mị sẽ chết tàn trong căn buồng u tối, nhưng ai có thể ngờ tiềm ẩn trong con người yếu đuối ấy vẫn chất chứa một sức sống tiền tàng.

Đêm tình mùa xuân trở về đã đánh thức niềm yêu sống và khát vọng tự do trong Mị. Tiếng sáo gọi bạn đi chơi làm lòng Mị bổi hổi bồi hồi. Mị uống rượu, uống ừng ực từng bát để mong muốn đi bao nỗi đời cay đắng ư? Không hề! Tiếng sáo và hơi men đã đưa Mị về quá khứ tươi đẹp.

Khát vọng bùng lên, Mị muốn đi chơi. Quá khứ đẹp đẽ, hiện tại phũ phàng khiến Mị muốn ăn lá ngón mà chết cho khỏi phải nghĩ. Nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt ngoài đường, xoáy sâu vào trái tim đầy thổn thức của Mị. Tiếng sáo như một ma lực cứ rập rờn, bay bổng, thôi thúc Mị khao khát được đi chơi, thôi thúc Mị búi lại tóc, với tay lấy cái váy hoa. Chẳng cần biết A Sử đã bước vào buồng bởi trong lòng Mị chỉ còn tiếng sáo và khát vọng tự do….

Tô Hoài cảm nhận được ý thức đang sống dậy một cách mãnh liệt trong Mị. Mị nhận ra mình còn trẻ đẹp, nhận ra quyền làm người của mình. Vì thế, Mị muốn thoát ra khỏi cái địa ngục tăm tối để được tự do đón gió xuân, hơi xuân, tìm lại những ngày tươi đẹp đã mất…

Nhưng đau đớn thay! Khát vọng vừa bùng lên đã bị A Sử chặn đứng lại. Sợi dây tàn bạo đã cuốn chặt Mị vào cây cột trong căn buồng u tối cho tới sáng. Hơi rượu nồng nàn nâng tâm hồn Mị, Mị quên mình đang bị trói. Đau đớn, xót ra Mị nhận ra kiếp một con người mà không bằng kiếp vật.

Suốt đêm, Mị bị trói đứng trong hơi men nồng nàn, trong tiếng sáo tình tứ đầy ai oán. Nhưng sức sống tiềm tàng luôn ẩn chứ trong con người Mị, tiếp cho Mị một sức mạnh, quên đi nỗi đau thể xác để tâm hồn được bay lên, giải phóng theo tiếng sáo.

Có thể nói, miêu tả đời sống tinh thần của Mị là một trong những trang văn đặc sắc nhất. Tâm lí phức tạp, đầy biến động được nhà văn khám phá, miêu tả qua tiếng sáo. Tiếng sáo như một âm thanh kì lạ len lỏi vào tận sâu thẳm tâm hồn vốn câm lặng của Mị để khám phá, cứu vớt, thức tỉnh Mị ra khỏi cõi u mê.

Dù trong đêm tình mùa xuân, Mị vẫn chưa giải phóng được cuộc đời nhưng sức sống tiềm tàng đó trong Mị sẽ báo trước cho sự đột biến quyết liệt tháo cũi sổ lồng ở lần sau. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Tô Hoài phải là người hiểu đời, hiểu người sâu sắc mới có thể hòa tâm nhập cảnh vào niềm tâm tư sâu kín nhất của người phụ nữ bất hạnh, đau nỗi đau cùng nhân vật, khát vọng cùng họ, mở đường cho họ một tương lai tươi sáng.

0