24/05/2017, 12:22

Phân tích sự vô lý và hấp dẫn của tuyện cổ tích làm theo vợ dặn

Nhà văn Pháp Anatole France (1844 - 1924) có nhận xét:Các truyện cổ tích thì vô lí và trẻ con. Nếu chúng không vô lí thì chúng đã không hấp dẫn. Qua việc phân tích truyện cổ tích Làm theo vợ dặn, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. DÀN BÀI 1. Mở bài Chúng ta đã được ...

Nhà văn Pháp Anatole France (1844 - 1924) có nhận xét:Các truyện cổ tích thì vô lí và trẻ con. Nếu chúng không vô lí thì chúng đã không hấp dẫn. Qua việc phân tích truyện cổ tích Làm theo vợ dặn, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

DÀN BÀI

1.              Mở bài

Chúng ta đã được học, được đọc nhiều truyện cổ tích. Điều dễ nhận thấy là các truyện cổ tích đều có nhiều tình tiết vô lí và trẻ con, nhưng nếu không có nó thì truyện không còn tính hấp dẫn nữa.

Nêu luận điểm của nhà văn A. France.

2.              Thân bài

a.               Giải thích ý kiến của nhà văn A. France về truyện cổ tích

-              Truyện cổ tích, dù ở đâu đi nữa, cũng đều là sáng tác nghệ thuật của nhân dân. Đã là sáng tác nghệ thuật thì bao giờ cũng có sự hư cấu, bịa đặt, nhưng dù là chuyện bịa, tính chân thực của nó không hề giảm đi.

-              Những câu chuyện càng li kì, hay có nhiều nét cường điệu, phóng đại thì càng hấp dẫn người nghe và được truyền tụng từ đời này sang đời khác.

b.            Phân tích truyện cổ tích “Làm theo vợ dặn” để làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn A. France

*            Truyện Làm theo vợ dặn là một chuỗi liên kết các sự việc “vô lí” xoay quanh anh chàng ngốc:

-                 Ngốc đi buôn vịt gà, lợn, nồi đất, vôi đá nhưng đều thất bại.

-              Bốn lần đi buôn thất bại, hết sạch tiền của vợ, Ngốc chuyển sang ăn trộm nhưng không thành.

-              Theo lời vợ, Ngốc chuyển sang “nghề” đi xin nhưng lại bị mấy phen ăn đòn.

*              Ý nghĩa của câu chuyện “vô lí” và “trẻ thơ” về chàng ngốc

Rõ ràng Làm theo vợ dặn là câu chuyện của những sự vô lí, chẳng hề có trong đời sông. Song, nhân dân xưa kia đã không xem đó là câu chuyện bịa đặt.

Trái lại, mỗi khi nghe kể chuyện, ai nấy đều cười. Tiếng cười ấy vang lên mỗi lúc một nhiều hơn, vì sự lười biếng, ngốc nghếch của một con người.

3

3.            Kết bài

Truyện cổ tích Làm theo vợ dặn đầy rẫy sự vô lí từ lúc bắt đầu cho đến khi kết truyện đã hàm chứa những điều mà nhân dân ta muốn gửi gắm và chính sự ngờ nghệch, ngốc nghếch hơn cả “trẻ thơ” của chàng ngốc đã khiến câu truyện trở lên hấp dẫn, để người đời vẫn thường kể đi kể lại.

BÀI LÀM

Chúng ta đã được học, được đọc nhiều truyện cổ tích. Điều dễ nhận thấy là các truyện cổ tích đều có nhiều tình tiết vô lí và trẻ con, nhưng nếu không có nó thì truyện không còn tính hấp dẫn nữa. Chính vì vậy mà nhà văn Pháp A. France cho rằng: Các truyện cổ tích thì vô lí và trẻ con. Nếu chúng không vô lí thì chúng đã không hấp dẫn.

Ý kiến của nhà văn A. France đã khái quát một đặc trưng chung của thể loại này. Đó là tất cả các truyện cổ tích, dù ở đâu đi nữa, cũng đều là sáng tác nghệ thuật của nhân dân. Đã là sáng tác nghệ thuật thì bao giờ cũng có sự hư cấu, bịa đặt. Vả lại, truyện cổ tích được nhân dân lao động sáng tạo rá nhằm gửi gắm ước mơ, nguyện vọng của mình, hay đúc kết những kinh nghiệm, bài học ở đời. Như vậy, dù là chuyện bịa, nhưng tính chân thực của nó không hề giảm đi. Những điều nhân dân gửi gắm, nhắn nhủ chứ không phải là bản thân câu chuyện được kể mới là mục đích của sáng tác.

Những câu chuyện càng li kì, hay có nhiều nét cường điệu, phóng đại thì càng hấp dẫn người nghe và được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Vì thế, khi kể chuyện cổ tích, người kể không cần phải lí giải sự hợp lí hay không của các sự kiện, tình tiết. Điều đó có nghĩa, những truyện cổ tích nào càng vô lí, càng có vẻ trê con bao nhiêu thì sức hấp dẫn của nó lớn bấy nhiêu.

Truyện Làm theo vợ dặn là một chuỗi liên kết các sự việc “vô lí” xoay quanh anh chàng ngốc. Anh đi buôn vịt gà nhưng không phân biệt được “vịt trời” và “vịt nhà”. Hậu quả là bị bọn trẻ chăn trâu lừa: Ngốc ta ngồi tại bờ đầm canh chừng bầy vịt (vịt trời). Chưa quá trưa, anh đã lội xuống nước để lùa vịt về, thì bầy vịt nhác thấy bóng người, bay vụt lên trời, một chốc mất biến. Ngốc ta tưng hửng, đành trở về, kể lại với vợ...

Thất bại trong việc buôn vịt gà, Ngốc đi buôn lợn. “Rút kinh nghiệm” của lần buôn vịt, theo lời vợ dặn, anh giơ gậy lên dứ vào mấy con lợn. Mấy con lợn thấy vậy sợ quá nhẩy tót ra ngoài rồi chạy vàobụi mất cả. Ngốc lãnh đủ hậu quả: Người hàng lợn bèn nắm lấy áo anh bắt vạ. Có bao nhiêu tiền vốn mang đi, anh phải lấy ra đền.

Sau đó Ngốc đi buôn nồi đất. Nhớ lời vợ dặn lần mất lợn, Ngốc đàng hoàng đi giữa đường, chẳng thèm tránh bầy trâu. Bầy trâu húc cho vỡ cả gánh nồi đất.

Buôn nồi đất không được, Ngốc lại đi buôn vôi đá mới nung. Lần trước làm vỡ nồi đất vợ dặn khi gặp phải những con vật thì tránh đi. Lần này trông thấy con chuột chết giữa đường, Ngốc lẩm bẩm: Chà chà, có con vật này nằm cản đường ta, ta phải tránh nó mới được. Anh ta lội xuống ruộng nước để tránh chuột, vôi đá sôi lên sùng sục, bèn vứt cả quang gánh mà chạy.

Bôn lần đi buôn thất bại, hết sạch tiền vợ, Ngốc chuyển sang ăn trộm. Lẻn vào nhà người, lấy được một số tiền, anh ngốc đem đếm, thấy có mấy đồng xèng, bèn tìm chủ nhà bảo đổi. Lần này, Ngốc chẳng những không kiếm được gì về cho vợ mà còn phải hoảng hốt chạy tháo thân.

Ngốc đi ăn trộm lần thứ hai để kiếm ít gạo về ăn theo lời vợ dặn. Khồng tìm ra gạo chỉ có thóc, Ngốc, hẳn là sợ trái lời vợ, thấy có cối xay gần đó, anh bèn đổ thóc vào xay. Chủ nhà nghe thấy tiếng động rượt chàng ngốc chạy chí chết.

Lần thứ ba đi ăn trộm. Nhớ lời vọ' dặn, thấy gì lấy nấy, Ngốc ta nhặt nhạnh đủ thứ ở sân nhà neười đem về. về nhà, vợ thắp đèn lên xem thì hóa ra toàn là chổi cùn, rế rách, đòn gánh, gỗ vụn, cào tre, cuốc gẫy, lại còn có cả một nồi nước giải.

Theo lời vợ, Ngốc chuyển sang “nghề” đi xin. Gặp một người sang trọng, vừa mới mở miệng đã bị hai tên lính theo hầu quan bước tới quất cho mấv roi, anh ba chân bốn cảng chạy về nhà. Hóa ra người ấy là một ông quan.

Lần sau, cũng theo lời vợ dặn, đi xin phải đến nơi đông người, Ngốc vào một đám ma. Giữa bao nhiêu là tiếng khóc, Ngốc ta ngửa tay xin ăn nên chỉ bị mắng đuổi là còn may.

Lần kế tiếp, Ngốc đi xin gặp đám rước dâu, theo lời vợ dặn, anh ta lại bị một trận đòn đau.

Ngốc cứ “rút kinh nghiệm” lần trước cho lần sau nhưng hậu quả bao giò' cũng tai hại hơn. Cuối cùng, trông thấy hai con trâu dữ đang húc nhau chí tử, chàng Ngốc nhớ lời vợ dặn, anh chạy vào cố sức vỗ về hai con vật, miệng nói “dĩ hòa vi quý” để chúng húc cho thủng bụng.

Làm theo vợ dặn là câu chuyện của những sự vô lí, chẳng hề có trong đời sống. Song, nhân dân xưa kia đã không xem đó là câu chuyện bịa đặt. Trái lại, mỗi khi nghe kể chuyện, ai nấy đều cười. Tiếng cười ấy vang lên mỗi lúc một nhiều hơn, vì sự lười biếng, ngốc nghếch của một con người. Đúng, không hề có một câu chuyện có thật kiểu làm theo vợ dặn, cũng không có một anh như chàng ngốc. Nhưng, trên đời này, từ xưa đến nay, đâu hiếm những anh chồng lười biếng, cũng chẳng hiếm những người chỉ biết làm theo người khác một cách máy móc, không hề suy nghĩ.

Như vậy, ở truyện cổ tích Làm theo vợ dặn sự vô lí đầy rẫy từ lúc bắt đầu cho đến khi kết truyện đã hàm chứa những điều mà nhân dân ta muốn gửi gắm và chính sự ngờ nghệch, ngốc nghếch hơn cả “trẻ thơ” của chàng ngốc đã khiến câu truyện trở lên hấp dẫn, để người đời vẫn thường kể đi kể lại. Qua những hành động của anh ta, người đọc tưởng như thấy dáng điệu một con người hoảng hồn buồn rầu, ngơ ngác, vì không hiểu sao mình toàn gặp phải những chuyện như vậy, mặc dù luôn luôn làm theo lời vợ dặn.

Nguồn:
0