24/05/2017, 12:21

Phân tích tình bạn đáng quý trong bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyển

Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến đã nói rất khéo, rất hóm hỉnh về sự không có thức gì để đãi bạn. Nhưng đằng sau cách nói đùa ấy bài thơ nêu lên một ý nghĩa thật sâu xa: Tình bạn còn đáng quỷ hơn tất cả mọi thứ trên đời. Hãy phân tích bài thơ để chứng tỏ điều đó. DÀN BÀI ...

Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến đã nói rất khéo, rất hóm hỉnh về sự không có thức gì để đãi bạn. Nhưng đằng sau cách nói đùa ấy bài thơ nêu lên một ý nghĩa thật sâu xa: Tình bạn còn đáng quỷ hơn tất cả mọi thứ trên đời. Hãy phân tích bài thơ để chứng tỏ điều đó.

DÀN BÀI

I.        Mở bài

-Đề tài tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến khá phong phú về nội dung và giọng điệu.

-Riêng bài Bạn đến chơi nhà có một cách biểu hiện rất đặc biệt: nói đùa để khắc sâu một ý nghĩa rất chân thực và sâu xa.

II.      Thân bài

1.      Mở đầu bài thơ là một tình huống oái ăm khởi đầu nụ cười hóm hỉnh:

Chẳng mấy khi nay bác đến nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

2.      Sáu câu liên tiếp tập trung giãi bày cái khó khăn của chủ nhà, toàn những tình huống trớ trêu mà cũng đầy hài hước:

-Không đi chợ được, muốn đãi bạn bằng cá, gà của mình, nhưng:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.

-Lại muốn tiếp bạn bằng cây nhà lá vườn, vườn nhà đủ cả nhưng:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mủớp đương hoa.

-Lời nói đùa lan xuống cả câu thứ bảy:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

3.      Ý nghĩa bài thơ đến câu thứ tám mới tỏ:

-Sự đùa vui của chủ nhân để tỏ tình thân mật với bạn hiền chủ yếu là để khẳng định một tình bạn cao khiết:

Bác đến chơi đây, ta với ta!

-Trong thời Nguyễn Khuyến, khẳng định tình bạn nhừ vậy cũng là để đề cao nhân cách những nhà nho chân chính.

III.    Kết bài

-Bài thơ là tiếng nói giản dị mà thanh cao về một tình cảm thiêng liêng, đó là tình bạn.

-Với Nguyễn Khuyến trong tình thế xã hội loạn lạc, một tình bạn như vậy là an ủi lớn của nhà thơ.

BÀI LÀM

Nguyễn Khuyến viết về tình bạn, những bài thơ lúc thâm trầm, lúc hóm hỉnh nhưng đều trang nhã, chân thành và thầm kín. Trong đó, bài Bạn đến chơi nhà có thể coi là một sáng tác tiêu biểu, ơ đây bằng cách nói đùa khéo léo, hóm hỉnh về sự không có thức ăn gì để đãi bạn, nhà thơ đã kín đáo nói lên một ý nghĩ thật sâu xa: Tìrih bạn còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ trên đời.

Nguyễn Khuyến cáo quan về quê vui thú ruộng vườn, xa lánh chốn quan trường “dơ bẩn”. Bởi thế lúc này có người bạn nào đến thăm thì mới là người bạn tâm giao, đáng trân trọng. Càng đáng trân trọng hơn khi người bạn ấy xa cách lâu ngày không gặp. Tấm tình ấy toát lên từ cách xưng hô thân mật: “bác” - “tôi” như những ông lão nông dân mộc mạc. Nó cũng còn thể hiện trong tài nói đùa hiếm có của nhà thơ.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Mở đầu, Nguyễn Khuyến nêu ra hoàn cảnh éo le đối với đôi bạn. Trẻ không có nhà, chợ lại xa, tiếp đãi bạn thế nào đây? Câu thơ lúc này vẫn được cảm nhận như một lời thanh minh với bạn rằng: Bác đến bất ngờ quá, quý hóa quá, muôn tiếp đãi đồ ngon thức lạ, nhưng tiếc là không được. Nói như thế bạn nào lại không vui vẻ chấp nhận. Nguyễn Khuyến lại tiếp tục:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vươn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Không có người đi chợ thì ta tiếp khách quý bằng cá ao, gà nhà. Không lạ, không sang nhưng cũng sẽ thịnh soạn lắm chứ! Ay nhưng... “trẻ thời đi vắng” mà ao sâù, mà vườn rộng, hai ông già làm gì được. Bây giờ người đọc bắt đầu ngờ ngợ cái lí do lúc đầu mà nhà thơ nêu ralà để gài sẵn, làm cái cớ chắc chắn cho những câu “lí giải” hóm hỉnh tiếp sau. Nếu như thế thì cụ tài quá còn gì, ai mà bắt bẻ được và ông bạn thân chắc cũng cười xòa. Tuy nhiên, câu chuyện trêu đùa chưa dừng lại: Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Thôi thì cá thịt không có được, ta tiếp nhau bằng cây nhà lá vườn, cũng thi vị lắm chứ! Nào cải, nào cà, nào bầu, nào mướp, mấy thức ấy đem ra xào xáo thì cũng ngon tuyệt còn gì. ấy nhưng ... lại “nhưng”, tất cả đều đang “ngấp nghé”, đang còn non lắm chưa ăn được. Tài dùng từ giúp Nguyễn Khuyến làm cho câu nói đùa thật đậm đà, uyển chuyển. Rau quả chưa ăn được mà ông dùng đến bốn hình ảnh, bốn cách nói khác nhau: cải thì chửa ra cây, cà thì mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tới đây không chỉ cười xòa, chắc chắn bạn thơ - hẳn thế - vì bạn của cụ Tam Nguyên mà - sẽ khâm phục, gật gù tâm đắc lắm trước những vần thơ hóm hỉnh đến thế! Thế rồi đột nhiên cụ lại nhận:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Không có cả miếng trầu tiếp khách thì thật là khó tin. Nhưng nghĩ lại cụ đã nói từ đầu rồi mà: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”, nhỡ đâu trầu cau mới hết, sai ai đi mua được! Thế lâ dùng cái việc thiếu cả miếng trầu để chấm dứt chuỗi cười, tài thơ của cụ đã càng làm cho chuỗi cười thêm duyên.

Nhưng Nguyễn Khuyến không chỉ đùa vui, ẩn sau những câu dí dỏm ấy là đế nói một triết lí sâu xa về tình bạn.

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Có thể nói, bằng những câu nói hóm hỉnh trên, nhà thơ đã tước dần những lễ nghi khách sáo trong tình bạn, đế rồi nọi lên là một tình bạn trong sạch, chân tình vô cùng. Trong “ta với ta”, chữ “ta” thứ nhất như đế chỉ nhà thơ và ông bạn, mang tính cá thể. Còn chữ “ta” thứ hai lại giông như một tập thể. Tất cả đã hòa tan làm một. Đó là những tri kỉ, những nhà nho chí khí thanh cao. Họ gặp nhau ở cái chí giữ mình luôn trong sạch giữa đời ô trọc; cũng đồng thời gắn bó bởi nỗi buồn nhân thế, thời thế.

Bài thơ là một tiếng nói hết sức thú vị về tình bạn, thú vị ở nội dung ý nghĩa sâu sắc, được biểu hiện bằng một tài nghệ hiếm có, tạo nên một nụ cười chỉ Nguyễn Khuyến mới có, nụ cười hóm hỉnh mà vô cùng thâm thúy. Bài thơ còn giúp chúng ta có thêm cái nhìn tin tưởng, yêu mến những tình bạn chân thật trong cuộc sống.

Nguồn:
0