Phân tích nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà
– Bài số 1 Mở bài Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ cũng như trong hoà bình. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam ...
– Bài số 1
Mở bài
Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ cũng như trong hoà bình.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tôn.
Truyện thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Ông Sáu là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Ông có nhiều phẩm chất cao đẹp. Phân tích nhân vật này, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp của người chiên sĩ, người cha trong cuộc kháng chiến chông Mĩ.
Thân bài
Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật
-
Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ.
-
Ông ra đi đánh giặc năm 1946 mãi đến năm 1954, ông mới được về thăm quê một vài ngày.
-
Ngày ông đi, đứa con gái của Ông mới một tuổi. Khi con gái lên 9, ông mới gặp lại con.
-
Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc. Ông nhận nhiệm vụ ở lại miền Nam hoạt động bí mật.
Hoàn cảnh của ông Sáu cũng chính là hoàn cảnh của biết bao người dân Nam Bộ trong chiến tranh. Chiến tranh gây ra biết bao cảnh chia lìa. Những người dân lao động bình thường đã sẵn sàng xa gia đình, quê hương để lên đường tham gia kháng chiến.
Ông Sáu là người có tình yêu quê hương, đất nước
-
Yêu quê hương, đất nước, ông sẵn sàng xa gia đình ra đi chiên đấu để bảo vệ quê hương.
-
Tình yêu quê hương đất nước đã giúp ông vượt qua những năm tháng gian khổ, thiếu thôn: trong những ngày ở rừng, ở khư căn cứ, bị giặc khủng bố liên miên, ông đã cùng đồng đội phải ăn bắp, ăn mì thay cơm… cái chết bủa vây. Đạn bom của kẻ thù không biết sẽ cướp đi mạng sông của mọi người bất kì lúc nào, ông vẫn luôn kề vai sát cánh cùng đồng đội trong chiến đấu.
-
Ong đã hi sinh vì quê hương, đất nước trong một trận càn lớn của quân Mĩ – nguy.
Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiên sĩ, đồng bào ta sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì đất nước.
Ông Sáu là người có tình yêu con tha thiết
Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con được thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà và khi ông ở trong rừng tại khu căn cứ.
* Tình yêu của ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê.
-
Tình yêu con tha thiết thể hiện qua tâm trạng, hành động của ông Sáu khi ông được về thăm nhà: Đến lúc dược về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh; không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lẽn, xô chiếc xuồng tạt ra; Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! con. Giọng lặp bặp run run: ba đây con!.
Phải là người yêu con, nhớ con tha thiết, ông Sáu mới có tâm trạng, hành động và những lời nói như vậy.
-
Tình yêu con tha thiết thể hiện qua những ngày ông ở nhà, và ngày ông lên đường.
+ Ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào củng vỗ về con.
+ Trước khi đi anh muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chí đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
+ Khi con gái ôm chặt lấy anh, Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
Còn gì cảm động hơn khi lúc con gái nhận ra ông thì lại là lúc hai cha con phải chia tay. Có lẽ độc giả sẽ không bao giờ quên cảnh chia tay đặc biệt đó.
* Tình yêu con tha thiết của ông Sáu thể hiện sâu sắc khi ông ở căn cứ.
Những ngày ở rừng khu căn cứ lúc nhớ con, anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh.
Khi có được mảnh ngà voi, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một dứa trẻ được quà. Bằng tình yêu thương của người cha, ông Sáu đã từng ngày từng ngày ngồi cưa mảnh ngà thành một chiếc lược dài độ hơn một tấc. Trôn sông lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Những đèm nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thèm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Chiếc lược ngà đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đôi với đứa con xa cách… nhưng rồi, một tình cảnh đau thương đã đến với cha con ông Sáu: Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, không còn dủ sức trăng trối lại diều gì, hình như là chí có tình cha con là không thể chết dược, anh đưa tay vào túi, móc cây lược dưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
Kết bài
Qua phân tích, ta thấy ông Sáu là người dân Nam Bộ hiền lành chất phác.
Với lòng yêu quê hương đất nước cao đẹp, ông sẵn sàng xa gia đình, xa đứa con gái yêu quý của mình lên đường đi kháng chiến.
Ông còn là người có lòng yêu con tha thiết, sâu nặng. Tình cảm của ông dành cho con không có gì sánh nổi.
Câu chuyện không chỉ nói lôn tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thìa những đau thương, mất mát, éo le mà chiên tranh đã mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
Sức hấp dẫn của truyện còn bởi tác giả xây dựng được cốt, truyện chặt chẽ, có những yêu tô’ bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện còn thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sắc sảo.
– Bài số 2
"Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.
Ông Sáu một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (chánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946, mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khát khao của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba,., ba!”, ông ôm con, “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”, ông Sáu đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết.
Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao minh lại đánh con” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do chiến tranh đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của các thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, hòa bình là vô giá.
Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam “nằm vùng” hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ, bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba" Chiếc lược ngà với dòng chứ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ống Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng tình cha con.
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… Ông Sáu đã hy sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là "ngôi mộ bằng" giữa rừng sâu! Nhưng chỉ có “tinh cha con là không thể chết được!”.
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” là hình ảnh thật đẹp, thật sâu nặng về tình cha con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh trong lòng chúng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.
Truyện "Chiếc lược ngà" và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.
– Bài số 3
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ. Đoạn trích SGK ngữ văn 9 đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.
Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quí hiếm – chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý gí ấy. Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc ”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!
Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu.
Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mã bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ. Sống như thế và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được. Chúng ta buộc phải cầm súng. Và bé Thu không còn là cô bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm. Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn. Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại.
Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi. Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại. Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi luỵ xảy ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.
Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông – giọng trầm ấm khoan thai – cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm. Ông Ba – người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy. Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rẳng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.
– Bài số 4
"Chiếc lược ngà" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.
Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia 2 cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi dánh giặc từ nãm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi "ba" một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới. Ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ "nhận ra" ba mình và kêu thét lên: 'Ba… ba”. Ông ôm con, lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con. Với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt "sao mình lại đánh con" cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc gây ra đã làm cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta không bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.
Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam "nằm vùng" hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bỏ triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp, gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ:Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa còn bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là "ngôi mộ bằng giữa rừng sâu!". Nhưng chỉ có "tình cha con là khôngthể chết được!".
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện "Chiếc lược ngà" sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.
Truyện "Chiếc lược ngà" và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học "uống nước nhớ nguồn" càng thêm thấm thía.
Thanh Bình tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
- TRUYỆN CHIẾC LƯỢC NGÀ LÀ NGẮN HIỆN ĐẠI MÀ ÂM VANG NHƯ TRUYỆN CỔ TÍCH VỚI NHỮNG CHI TIẾT TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ KÌ DIỆU