Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” Bài làm Trong tác phẩm: “chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, hình ảnh người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm Đánh giá về nhân vật này, có ...
Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” Bài làm Trong tác phẩm: “chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, hình ảnh người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm Đánh giá về nhân vật này, có thể nói nhân vật tạo ra sự bất ngờ cho cả người kể chuyện và người đọc, nhanh chóng trở thành tâm điểm cảu ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Đây cũng là nhân vật có số phận nhiều nỗi bất hạnh nhưng vẫn ẩn chứa những phẩm chất đẹp đẽ. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài Trước tiên là sự xuất hiện đầy bất ngờ (gắn với số phận nhiều bất hạnh) của người đàn bà hàng chài. Từ “chiếc thuyền ngoài xa” bước xuống là ngoại hình của người phụ nữ xấu xí: sinh ra đã xấu ( xấu quá không ai lấy …), rỗ chằng rỗ chịt sau một trận đậu mùa. Qua đó cho ta thấy tạo hóa đã quá tàn nhẫn với người đàn bà ấy. Cuộc sống của người phụ nữ cũng ngập tràn bất hạnh: Lam lũ, cơ cực, nghèo khổ: tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới; nửa thân dưới ướt sũng;…biển động; vợ chồng, con cái chị phải ăn xương rồng luộc trừ bữa. Nạn nhân của bạo hành gia đình : “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” Dù vậy, người đàn bà hàng chài lại là một người vợ , người mẹ giàu long vị tha và đức hi sinh. Nhẫn nhục chịu đòn, “câm lặng” , không kêu van, không chống trả cũng không tìm cách để trốn chạy. Điều đó chứng tỏ đây là một người đàn bà câm lặng và cam chịu. Điều đó xuất phát những nguyên nhân sâu xa từ trái tim người phụ nữ và hoàn cảnh của chị mà không ai có thể hiểu thấu: Người đàn bà thấu hiểu của nỗi khổ của chồng, “khi nào khổ quá lão xách tôi ra đánh” và chị cũng hiểu gánh nặng mưu sinh là nỗi khổ của đời lão. Bởi vì lẽ đó mà chị tự coi mình là chỗ để chồng trút giận … Chị nhận lỗi về mình (đẻ nhiều quá, lạc hậu quá…). Người đàn bà ấy còn nghĩ cho con: xin chồng đưa lên bờ mà đánh . Vì chị không muốn cảnh tượng đau lòng lọt vào mắt những đứa con ngáy một lớn. Từ đó ta thấy rằng chị không muốn tâm hồn chúng bị tổn thương. Chị còn rất hiểu con: gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nhưng điều chị lo lắng vẫn xảy ra: Hình ảnh: ôm chầm lấy thằng Phác “vái lấy vái để” thể hiện nỗi xúc động xuất phát từ tình cảm rất đỗi tự nhiên của người mẹ, vái con như vái một ân nhân của mình, mong con đừng tái diễn việc đánh lại bố nó. Chị có tự trọng, có nhân cách: chị thấy đau đớn (nỗi đau tinh thần: những chuyện không hay của gia đình lọt vào mắt một người xa lạ) Người đàn bà hàng chài lam lũ, nghèo khổ, thất học còn là một người phụ nữ từng trải “có thể nhìn suốt cuộc đời mình và thấu hiểu các lẽ đời”. Tác giả đặt nhân vật vào một bối cảnh khác: Tòa án huyện. Ban đầu, vẻ ngoài “sợ sệt, lúng túng”, để tìm một góc tường để ngồi tiếp đến là cách xưng hô (gọi đẩu là quý tòa và xưng mình là con). Hình ảnh đó gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh “thảo dân”-“”công đường”. Nghe Đẩu khuyên chị li hôn: phản ứng chị là “xin đừng bắt con bỏ nó”. Bước chuyển của nhân vật là khi Đẩu nói với chị bằng giọng lạnh lung và lại đem chủ chương nguyên tắc ra để đối thoại với chị thì lập tức ở người đàn bà hàng chài có sự thay đổi – một sự hoán đổi ngoại mục: “chị nhìn thẳng hai anh cán bộ , từng người một”. Đây là cái nhìn của một người bạo dạn, tự tin, làm chủ tình huống khác hẳn với vẻ ban đầu của chị, cách xưng hô cũng thay đổi theo: “chị cảm ơn các chú”. Nhưng bất ngờ nhất mà chị dành cho Phùng và Đẩu là lí lẽ của chị: chị cám ơn lòng tốt cảu họ nhưng chị đã chỉ ra rằng tuy có lòng tốt nhưng họ chỉ là những vị cán bộ sách vở, thiếu thực tế, còn chị lại thấu hiểu mọi nghịch lí của đời sống. Nhờ có chị mà cả Đẩu và Phùng mới nhận ra rằng: trên thuyền cần có một gã đàn ông dù đó là một người chồng vũ phu, tàn bạo. Cũng nhờ chị mà Phùng mới nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống , Đẩu mới vỡ lẽ mối quan hệ giữa con người và xã hội. Người đàn bà hàng chài cũng là người có quan niệm giản dị mà cao cả về cuộc sống và hạnh phúc. Quan niệm sống của chị rất đỗi giản dị mà chan chứa tình yêu thương : “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Đây là biểu hiện của đức hy sinh- phẩm chất hàng đầu của người đàn bà Việt Nam truyền thống. Quan niệm về hạnh phúc cũng rất đời thường: “Cũng có lúc trên thuyền vợ chồng con cái chúng tôi ….”, lần đầu tiên trên mặt chị “chợt ửng lên như một nụ cười” Điều đó chứng tỏ rằng chị là một người phụ nữ biết trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời mình. Qua “Người đàn bà hàng chài” chúng ta thấy rõ được chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh xã hội mới. Tác giả không đi tìm những cái cao siêu xa vời thực tế mà đi sâu vào chính hoàn cảnh đời sống của người cùng khổ để đồng cảm với sự vất vả lam lũ cũng như ca ngợi giá trị tinh thần, tình yêu thương của họ. Chính điều đó khiến cho nhân vật người đàn bà hàng chài của tác giả là một điểm sáng trong tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nhẫn Đông Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xaDánh giá bài viết
Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa”
Bài làm
Trong tác phẩm: “chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, hình ảnh người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm
Đánh giá về nhân vật này, có thể nói nhân vật tạo ra sự bất ngờ cho cả người kể chuyện và người đọc, nhanh chóng trở thành tâm điểm cảu ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Đây cũng là nhân vật có số phận nhiều nỗi bất hạnh nhưng vẫn ẩn chứa những phẩm chất đẹp đẽ.
Trước tiên là sự xuất hiện đầy bất ngờ (gắn với số phận nhiều bất hạnh) của người đàn bà hàng chài. Từ “chiếc thuyền ngoài xa” bước xuống là ngoại hình của người phụ nữ xấu xí: sinh ra đã xấu ( xấu quá không ai lấy …), rỗ chằng rỗ chịt sau một trận đậu mùa. Qua đó cho ta thấy tạo hóa đã quá tàn nhẫn với người đàn bà ấy. Cuộc sống của người phụ nữ cũng ngập tràn bất hạnh: Lam lũ, cơ cực, nghèo khổ: tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới; nửa thân dưới ướt sũng;…biển động; vợ chồng, con cái chị phải ăn xương rồng luộc trừ bữa. Nạn nhân của bạo hành gia đình : “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”
Dù vậy, người đàn bà hàng chài lại là một người vợ , người mẹ giàu long vị tha và đức hi sinh. Nhẫn nhục chịu đòn, “câm lặng” , không kêu van, không chống trả cũng không tìm cách để trốn chạy. Điều đó chứng tỏ đây là một người đàn bà câm lặng và cam chịu. Điều đó xuất phát những nguyên nhân sâu xa từ trái tim người phụ nữ và hoàn cảnh của chị mà không ai có thể hiểu thấu: Người đàn bà thấu hiểu của nỗi khổ của chồng, “khi nào khổ quá lão xách tôi ra đánh” và chị cũng hiểu gánh nặng mưu sinh là nỗi khổ của đời lão. Bởi vì lẽ đó mà chị tự coi mình là chỗ để chồng trút giận … Chị nhận lỗi về mình (đẻ nhiều quá, lạc hậu quá…). Người đàn bà ấy còn nghĩ cho con: xin chồng đưa lên bờ mà đánh . Vì chị không muốn cảnh tượng đau lòng lọt vào mắt những đứa con ngáy một lớn. Từ đó ta thấy rằng chị không muốn tâm hồn chúng bị tổn thương. Chị còn rất hiểu con: gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nhưng điều chị lo lắng vẫn xảy ra: Hình ảnh: ôm chầm lấy thằng Phác “vái lấy vái để” thể hiện nỗi xúc động xuất phát từ tình cảm rất đỗi tự nhiên của người mẹ, vái con như vái một ân nhân của mình, mong con đừng tái diễn việc đánh lại bố nó. Chị có tự trọng, có nhân cách: chị thấy đau đớn (nỗi đau tinh thần: những chuyện không hay của gia đình lọt vào mắt một người xa lạ)
Người đàn bà hàng chài lam lũ, nghèo khổ, thất học còn là một người phụ nữ từng trải “có thể nhìn suốt cuộc đời mình và thấu hiểu các lẽ đời”. Tác giả đặt nhân vật vào một bối cảnh khác: Tòa án huyện. Ban đầu, vẻ ngoài “sợ sệt, lúng túng”, để tìm một góc tường để ngồi tiếp đến là cách xưng hô (gọi đẩu là quý tòa và xưng mình là con). Hình ảnh đó gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh “thảo dân”-“”công đường”. Nghe Đẩu khuyên chị li hôn: phản ứng chị là “xin đừng bắt con bỏ nó”. Bước chuyển của nhân vật là khi Đẩu nói với chị bằng giọng lạnh lung và lại đem chủ chương nguyên tắc ra để đối thoại với chị thì lập tức ở người đàn bà hàng chài có sự thay đổi – một sự hoán đổi ngoại mục: “chị nhìn thẳng hai anh cán bộ , từng người một”. Đây là cái nhìn của một người bạo dạn, tự tin, làm chủ tình huống khác hẳn với vẻ ban đầu của chị, cách xưng hô cũng thay đổi theo: “chị cảm ơn các chú”. Nhưng bất ngờ nhất mà chị dành cho Phùng và Đẩu là lí lẽ của chị: chị cám ơn lòng tốt cảu họ nhưng chị đã chỉ ra rằng tuy có lòng tốt nhưng họ chỉ là những vị cán bộ sách vở, thiếu thực tế, còn chị lại thấu hiểu mọi nghịch lí của đời sống. Nhờ có chị mà cả Đẩu và Phùng mới nhận ra rằng: trên thuyền cần có một gã đàn ông dù đó là một người chồng vũ phu, tàn bạo. Cũng nhờ chị mà Phùng mới nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống , Đẩu mới vỡ lẽ mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Người đàn bà hàng chài cũng là người có quan niệm giản dị mà cao cả về cuộc sống và hạnh phúc. Quan niệm sống của chị rất đỗi giản dị mà chan chứa tình yêu thương : “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Đây là biểu hiện của đức hy sinh- phẩm chất hàng đầu của người đàn bà Việt Nam truyền thống. Quan niệm về hạnh phúc cũng rất đời thường: “Cũng có lúc trên thuyền vợ chồng con cái chúng tôi ….”, lần đầu tiên trên mặt chị “chợt ửng lên như một nụ cười”
Điều đó chứng tỏ rằng chị là một người phụ nữ biết trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời mình.
Qua “Người đàn bà hàng chài” chúng ta thấy rõ được chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh xã hội mới. Tác giả không đi tìm những cái cao siêu xa vời thực tế mà đi sâu vào chính hoàn cảnh đời sống của người cùng khổ để đồng cảm với sự vất vả lam lũ cũng như ca ngợi giá trị tinh thần, tình yêu thương của họ. Chính điều đó khiến cho nhân vật người đàn bà hàng chài của tác giả là một điểm sáng trong tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Nhẫn Đông