Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”
Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” Bài làm: Trong kho tàng ca dao dân ca mà cha ông ta để lại, biết bao những kinh nghiệm được đúc rút. Câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” cũng vậy. Câu tục ngữ là lời dặn để đời, đất đai là rất quí, là rất quan trọng, con người ...
Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” Bài làm: Trong kho tàng ca dao dân ca mà cha ông ta để lại, biết bao những kinh nghiệm được đúc rút. Câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” cũng vậy. Câu tục ngữ là lời dặn để đời, đất đai là rất quí, là rất quan trọng, con người trong cuộc sống cần quí trọng và nâng niu những tấc đất mà cha ông ta đã đánh đổi bằng những sương máu để bảo vệ. Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” “Tấc” là đơn vị đo lường của nhân dân ta từ thuở xưa. Ngày trước, người ta có cách gọi là tấc đất- độ chia nhỏ nhất trong đơn vị tính. Tấc vàng, cũng là một cách gọi, cách phân chia trong lịch sử. “Tấc đất” được sánh ngang với “Tấc vàng” có thể thấy được giá trị quan trọng của đất đai. Từ xưa, con người ta tăng lên về số lượng chứ số đất không tự tăng lên. “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” Câu ca dao nhằm nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của đất, việc sử dụng đất của con người. Con người suy cho cùng sinh ra trên mặt đất, cuối cùng lại về với lòng đất. Suốt quá trình sinh sống, đất làm nhà, đất đào ao thả cá, đất trồng lúa trồng ngô,… Rồi tự lòng đất, bao khoáng sản, bao nguồn nước trở thành tài nguyên quí giá của con người. Đất nói cách này hay cách khác đều đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Đất còn là căn cứ, là nơi nuôi chứa bao thế hệ trong cuộc cách mạng của dân tộc. Đất đào hào, đất làm bếp Hoàng Cầm để bộ đội ta có những bữa ăn đầy đủ. Đất là đệm, trời là chăn là màn trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Đất cũng là một vũ khí đánh giặc khi đất có thể cắm được chông, đào các hố đặt bẫy kẻ thù. Theo chiều dài lịch sử, đất luôn tồn tại cùng người dân Việt Nam. Có khi đất lại là nơi an giấc thiên thu của các chiến sỹ, đất gồng mình chống chịu chiến tranh, đất hiên ngang, không bị khuất phục. Trong quá trình công nghiệp hóa, đất lại trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong quá trình ấy, bao nhà máy, bao công xưởng mọc lên, mẹ đất lại lần nữa đổi mình. Bao nhà cao tầng, bao hành động vẫn đang diễn ra, bao mũi khoan vẫn đang đi sâu vào lòng đất để tìm ra những tài nguyên mới cho đất nước. Đất đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Câu tục ngữ từ xưa để lại đến nay suy cho cùng vẫn chính xác, như nghĩa mà nó biểu đạt. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên vô tận, song không thể tái sinh. Đất với mọi người, mọi nhà là rất quí, đất hiểu theo nghĩa rộng còn là Giang sơn Tổ quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của cả nhân loại rộng lớn. Thử tưởng tượng, nếu cuộc sống mà không có đất, con người sẽ chìm trong ¾ còn lại của trái đất – nước. Thử hỏi nếu cả thế giới sống trong ngập tràn nước, liệu con người có tồn tại được đến ngày nay? Nếu cả thế giới là nước, con người làm gì có lúa gạo, các sản vật như hiện nay để duy trì cuộc sống, cũng sẽ chẳng có chó, mèo, trâu, bò, lợn gà được nuôi. Nếu không có mặt đất, có lẽ cả thế giới vẫn chưa có sự tồn tại của con người. Có đất, có nước, con người cũng cần phải có sức khỏe, có trí hướng mới làm chủ được tài nguyên của mình có. Như Bác Hồ có câu: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Con người cần phải có ý chí, có nghị lực, không ngại khó khăn gian khổ mà thuần phục đất đai mình có. Thuần phục là trồng cấy có qui hoạch, có tính toán, không phải trồng cấy, sử dụng liên tục mà đất không có thời gian nghỉ, khiến đất khô cằn, thiếu dưỡng chất. Con người với những ý chí với những quyết tâm xây dựng, cải tạo mảnh đất của mình ngày một tốt đẹp hơn, có người nói: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Quả đúng như vậy, có bàn tay con người chăm bón vun trồng đất đai thêm màu mỡ, nhờ đó, con người sẽ thu hái được nhiều thành quả trên công sức mình bỏ ra. Những thành quả ấy đươc ví như những vàng của mẹ đất ban tặng vậy. Một lần nữa cần nhấn mạnh, trong cuộc sống, con người cần biết quí trọng những tài sản vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. “Tấc đất tấc vàng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quí trọng đất, cần phải sử dụng có khoa học, có kết quả. Hà Vũ Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”Dánh giá bài viết
Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”
Bài làm:
Trong kho tàng ca dao dân ca mà cha ông ta để lại, biết bao những kinh nghiệm được đúc rút. Câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” cũng vậy. Câu tục ngữ là lời dặn để đời, đất đai là rất quí, là rất quan trọng, con người trong cuộc sống cần quí trọng và nâng niu những tấc đất mà cha ông ta đã đánh đổi bằng những sương máu để bảo vệ.
“Tấc” là đơn vị đo lường của nhân dân ta từ thuở xưa. Ngày trước, người ta có cách gọi là tấc đất- độ chia nhỏ nhất trong đơn vị tính. Tấc vàng, cũng là một cách gọi, cách phân chia trong lịch sử. “Tấc đất” được sánh ngang với “Tấc vàng” có thể thấy được giá trị quan trọng của đất đai. Từ xưa, con người ta tăng lên về số lượng chứ số đất không tự tăng lên.
“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Câu ca dao nhằm nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của đất, việc sử dụng đất của con người. Con người suy cho cùng sinh ra trên mặt đất, cuối cùng lại về với lòng đất. Suốt quá trình sinh sống, đất làm nhà, đất đào ao thả cá, đất trồng lúa trồng ngô,… Rồi tự lòng đất, bao khoáng sản, bao nguồn nước trở thành tài nguyên quí giá của con người. Đất nói cách này hay cách khác đều đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Đất còn là căn cứ, là nơi nuôi chứa bao thế hệ trong cuộc cách mạng của dân tộc. Đất đào hào, đất làm bếp Hoàng Cầm để bộ đội ta có những bữa ăn đầy đủ. Đất là đệm, trời là chăn là màn trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Đất cũng là một vũ khí đánh giặc khi đất có thể cắm được chông, đào các hố đặt bẫy kẻ thù. Theo chiều dài lịch sử, đất luôn tồn tại cùng người dân Việt Nam. Có khi đất lại là nơi an giấc thiên thu của các chiến sỹ, đất gồng mình chống chịu chiến tranh, đất hiên ngang, không bị khuất phục.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đất lại trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong quá trình ấy, bao nhà máy, bao công xưởng mọc lên, mẹ đất lại lần nữa đổi mình. Bao nhà cao tầng, bao hành động vẫn đang diễn ra, bao mũi khoan vẫn đang đi sâu vào lòng đất để tìm ra những tài nguyên mới cho đất nước. Đất đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Câu tục ngữ từ xưa để lại đến nay suy cho cùng vẫn chính xác, như nghĩa mà nó biểu đạt. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên vô tận, song không thể tái sinh. Đất với mọi người, mọi nhà là rất quí, đất hiểu theo nghĩa rộng còn là Giang sơn Tổ quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của cả nhân loại rộng lớn. Thử tưởng tượng, nếu cuộc sống mà không có đất, con người sẽ chìm trong ¾ còn lại của trái đất – nước. Thử hỏi nếu cả thế giới sống trong ngập tràn nước, liệu con người có tồn tại được đến ngày nay? Nếu cả thế giới là nước, con người làm gì có lúa gạo, các sản vật như hiện nay để duy trì cuộc sống, cũng sẽ chẳng có chó, mèo, trâu, bò, lợn gà được nuôi. Nếu không có mặt đất, có lẽ cả thế giới vẫn chưa có sự tồn tại của con người.
Có đất, có nước, con người cũng cần phải có sức khỏe, có trí hướng mới làm chủ được tài nguyên của mình có. Như Bác Hồ có câu:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Con người cần phải có ý chí, có nghị lực, không ngại khó khăn gian khổ mà thuần phục đất đai mình có. Thuần phục là trồng cấy có qui hoạch, có tính toán, không phải trồng cấy, sử dụng liên tục mà đất không có thời gian nghỉ, khiến đất khô cằn, thiếu dưỡng chất. Con người với những ý chí với những quyết tâm xây dựng, cải tạo mảnh đất của mình ngày một tốt đẹp hơn, có người nói:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Quả đúng như vậy, có bàn tay con người chăm bón vun trồng đất đai thêm màu mỡ, nhờ đó, con người sẽ thu hái được nhiều thành quả trên công sức mình bỏ ra. Những thành quả ấy đươc ví như những vàng của mẹ đất ban tặng vậy.
Một lần nữa cần nhấn mạnh, trong cuộc sống, con người cần biết quí trọng những tài sản vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. “Tấc đất tấc vàng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quí trọng đất, cần phải sử dụng có khoa học, có kết quả.
Hà Vũ