Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” Bài làm Ca dao tục ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất những đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời xưa. Để nói sự quan trọng của đức tính ẩn chứa bên trong con người. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã ...
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” Bài làm Ca dao tục ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất những đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời xưa. Để nói sự quan trọng của đức tính ẩn chứa bên trong con người. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã thể hiện rõ giữa hình thức và phẩm chất cái nào quan trọng hơn, cái nào sẽ được đề cao hơn. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” “Cái nết đánh chết cái đẹp” được hiểu là cuộc nội tranh giữa sắc đẹp và tính nết. “Cái nết” nói đến tính nết, đức hạnh của con người, đó ám chỉ người con gái. “Cái nết” còn được hiểu là tính nết của con người. “Cái đẹp” nói đến vẻ bề ngoài, hình thức bên ngoài của con người. Khi “cái nết” và “cái đẹp” đặt trong chỉnh thể: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu theo hai cách, một là cái nết của người con gái (nết xấu) làm hại cho người con gái đẹp, cái nết khiến người khác phải sợ, tránh xa. Ví dụ như, một cô gái rất xinh đẹp, nhưng có thói quen lười tắm rửa khiến mọi người tránh xa. Lúc này, có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất. Cách hiểu thứ hai, “cái nết” là những đức tính tốt của con người. Đặt trong câu tục ngữ này, “cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu là ở một chỉnh thể, người ta sẽ quan tâm đến tính nết, tính cách,cách biểu đạt còn vẻ bề ngoài không quan trọng. Cách hiểu này gần với câu ca dao: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” Thiết nghĩ, trong xã hội hiện nay, không chỉ ở đồ vật, đẹp – xấu hình thức và chất lượng trong nội dung, con người cũng được đánh giá theo tiêu chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Có thể hiểu rộng hơn, cái nết và cái đẹp tuy song song tồn tại nhưng chúng luôn được đánh giá ở giá trị sử dụng. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” chứa một triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người. song, suy nghĩ một cách biện chứng thì cái đẹp bao hàm cả “cái nết” tạo nên một bản thể đồng nhất. một người hoàn chỉnh sẽ được tạo nên từ “cái nết” và “cái đẹp” đó là sự dung hòa, sự thúc đẩy một trong bên trong để cá nhân hoàn thiện. Trong mỗi người, cái nết và cái đẹp luôn dung hòa và tương hỗ trong cuộc sống. “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho thấy cách nhìn từ bên ngoài vào. Cái nết và cái đẹp như hai mặt của tờ tiền tạo nên giá trị nguyên vẹn của đồng tiền. Con người cũng vậy, cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí mà con người hướng đến trong cuộc sống. Đôi lúc cuộc đấu tranh mạnh mẽ khi cái tôi bản thể bên trong con người trỗi dậy. Cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí quan trọng trong cuộc sống. con người cần luôn trau dồi để từ một cá nhân tốt trong xã hội có thể nhân lên hàng nghìn cá nhân tốt. Thiết nghĩ, trong cuộc sống nếu dung hòa giữa cái nết và cái đẹp là cách tốt nhất giúp con người hoàn thiện bản thân Trong cuộc đấu tranh ấy, nếu “cái nết” giành phần thắng trong cuộc tranh đấu, con người sẽ dẹp bỏ vẻ bề ngoài tồn tại và tự hoàn chỉnh mình. Trong chiến thắng ấy, con người tự đắc ngủ quên trong chiến thắng mà luôn không biết mình là ai, trong cuộc đời mình tồn tại như thế nào. Ngược lại, trong cuộc chiến ấy nếu cái còn lại thắng, cuộc sống lại đi vào vết xe trước đó. Thế nên, dù đẹp hay nết theo tôi, việc dung hòa chúng là quan trọng hơn. Trong xã hội, có người tốt, kẻ xấu, không có ai là hoàn chỉnh cả. Thế nên, con người trong cuộc sống cần biết phát huy những mặt mạnh và yếu của bản thân. Con người luôn hướng mình đến sự hoàn hảo, hào nhập giữa cái nết và cái đẹp giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Cuộc đấu tranh giữa “cái đẹp” và “cái nết” trong hơi thở cuộc sống vẫn diễn ra dù cho mục đích của con người là luôn hướng về tương lai. Cuộc tranh đấu sẽ không có hồi kết cho đến khi cái tôi bản thể tự mãn về một trong hai hoặc cả hai cùng tồn tại. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” ẩn sâu bên trong là triết lý sống, Nết và đẹp đều rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Dung hòa giữa hai đức tính “nết” và “đẹp” giúp con người hoàn hảo hơn so với việc tanh cãi xem cái nào đúng. Hà Vũ Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹpDánh giá bài viết Từ khóa từ Google:em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹpsuy nghĩ của em về cái nết đánh chết cái đẹpsuy nghĩ của em về câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹpSuy nghĩ về câu cái nết đánh chết cái đẹp
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
Bài làm
Ca dao tục ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất những đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời xưa. Để nói sự quan trọng của đức tính ẩn chứa bên trong con người. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã thể hiện rõ giữa hình thức và phẩm chất cái nào quan trọng hơn, cái nào sẽ được đề cao hơn.
“Cái nết đánh chết cái đẹp” được hiểu là cuộc nội tranh giữa sắc đẹp và tính nết. “Cái nết” nói đến tính nết, đức hạnh của con người, đó ám chỉ người con gái. “Cái nết” còn được hiểu là tính nết của con người. “Cái đẹp” nói đến vẻ bề ngoài, hình thức bên ngoài của con người. Khi “cái nết” và “cái đẹp” đặt trong chỉnh thể: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu theo hai cách, một là cái nết của người con gái (nết xấu) làm hại cho người con gái đẹp, cái nết khiến người khác phải sợ, tránh xa. Ví dụ như, một cô gái rất xinh đẹp, nhưng có thói quen lười tắm rửa khiến mọi người tránh xa. Lúc này, có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất. Cách hiểu thứ hai, “cái nết” là những đức tính tốt của con người. Đặt trong câu tục ngữ này, “cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu là ở một chỉnh thể, người ta sẽ quan tâm đến tính nết, tính cách,cách biểu đạt còn vẻ bề ngoài không quan trọng. Cách hiểu này gần với câu ca dao:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”
Thiết nghĩ, trong xã hội hiện nay, không chỉ ở đồ vật, đẹp – xấu hình thức và chất lượng trong nội dung, con người cũng được đánh giá theo tiêu chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Có thể hiểu rộng hơn, cái nết và cái đẹp tuy song song tồn tại nhưng chúng luôn được đánh giá ở giá trị sử dụng.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” chứa một triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người. song, suy nghĩ một cách biện chứng thì cái đẹp bao hàm cả “cái nết” tạo nên một bản thể đồng nhất. một người hoàn chỉnh sẽ được tạo nên từ “cái nết” và “cái đẹp” đó là sự dung hòa, sự thúc đẩy một trong bên trong để cá nhân hoàn thiện.
Trong mỗi người, cái nết và cái đẹp luôn dung hòa và tương hỗ trong cuộc sống. “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho thấy cách nhìn từ bên ngoài vào. Cái nết và cái đẹp như hai mặt của tờ tiền tạo nên giá trị nguyên vẹn của đồng tiền. Con người cũng vậy, cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí mà con người hướng đến trong cuộc sống. Đôi lúc cuộc đấu tranh mạnh mẽ khi cái tôi bản thể bên trong con người trỗi dậy.
Cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí quan trọng trong cuộc sống. con người cần luôn trau dồi để từ một cá nhân tốt trong xã hội có thể nhân lên hàng nghìn cá nhân tốt. Thiết nghĩ, trong cuộc sống nếu dung hòa giữa cái nết và cái đẹp là cách tốt nhất giúp con người hoàn thiện bản thân
Trong cuộc đấu tranh ấy, nếu “cái nết” giành phần thắng trong cuộc tranh đấu, con người sẽ dẹp bỏ vẻ bề ngoài tồn tại và tự hoàn chỉnh mình. Trong chiến thắng ấy, con người tự đắc ngủ quên trong chiến thắng mà luôn không biết mình là ai, trong cuộc đời mình tồn tại như thế nào. Ngược lại, trong cuộc chiến ấy nếu cái còn lại thắng, cuộc sống lại đi vào vết xe trước đó. Thế nên, dù đẹp hay nết theo tôi, việc dung hòa chúng là quan trọng hơn.
Trong xã hội, có người tốt, kẻ xấu, không có ai là hoàn chỉnh cả. Thế nên, con người trong cuộc sống cần biết phát huy những mặt mạnh và yếu của bản thân. Con người luôn hướng mình đến sự hoàn hảo, hào nhập giữa cái nết và cái đẹp giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Cuộc đấu tranh giữa “cái đẹp” và “cái nết” trong hơi thở cuộc sống vẫn diễn ra dù cho mục đích của con người là luôn hướng về tương lai. Cuộc tranh đấu sẽ không có hồi kết cho đến khi cái tôi bản thể tự mãn về một trong hai hoặc cả hai cùng tồn tại.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” ẩn sâu bên trong là triết lý sống, Nết và đẹp đều rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Dung hòa giữa hai đức tính “nết” và “đẹp” giúp con người hoàn hảo hơn so với việc tanh cãi xem cái nào đúng.
Hà Vũ
Từ khóa từ Google:
- em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹp
- suy nghĩ của em về cái nết đánh chết cái đẹp
- suy nghĩ của em về câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹp
- Suy nghĩ về câu cái nết đánh chết cái đẹp