05/02/2018, 13:01

Bình luận về câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Bài làm Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại là những đúc rút về kinh nghệm về những bài học mà thế hệ sau này cần nắm được. Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là một trong số ...

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Bài làm Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại là những đúc rút về kinh nghệm về những bài học mà thế hệ sau này cần nắm được. Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là một trong số những lời dạy truyền từ đời trước lại. Để hiểu được nó, ta cần cắt nghĩa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của câu tục ngữ trên. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được hiểu theo nghĩa bóng khi mực thì thường có màu đen, đựng ở trong lọ, nếu con người ở gần khi mực không ở trong lọ hay dụng cụ chứa, phần da con người tiếp xúc với mực, phần da tay, hay da ấy sẽ bị đen. Khi gần đèn, con người sẽ được soi sáng. Thế mới thấy, câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có cả nghĩa biểu tượng: ở đây, mực và màu của mực biểu tượng cho những sự việc, những sự vật đen tối, khi con người ở gần dễ bị ảnh hưởng. Đèn biểu trưng cho những điều tốt đẹp, có sức ảnh hưởng, lan truyền tốt. Đèn còn biểu tượng cho những điều trong sáng, những điều cao cả trong cuộc sống. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như một lời dạy từ đời trước truyền lại cho đời sau về cách sống. Gần với những người không tốt, những điều không tốt khiến con người dễ bị nhiễm những thói xấu từ bên ngoài. Ngược lại, khi ở gần những thứ tốt đẹp, con người noi gương theo, phấn đấu để trở thành người tốt đẹp. Bình luận về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Câu tục ngữ là đúc kết của người xưa truyền cho người nay, nó đại diện cho bối cảnh, hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách của con người. Không riêng lứa tuổi nào, bối cảnh, hoàn cảnh sống luôn tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Ở nhà, cha mẹ sẽ là tấm gương để con cái noi theo, cha mẹ thương yêu nhau và thương yêu các con, sống hòa đồng với người xung quanh thì con cái sẽ ngoan ngoãn, sống hòa nhập với mọi người, luôn tạo được hứng khởi cho người xung quanh. Ngược lại nếu cha mẹ tạo cho bé một môi trường không tốt, cha mẹ cãi vã, sống không hòa đồng, hoặc ly hôn nhau, lấy thêm người chồng, người vợ khác, nói chung là không hạnh phúc, đứa trẻ sống trong môi trường này dễ bị tự kỉ, nóng giận, sau này sẽ hư hỏng. Điều này các bậc cha mẹ luôn phải chú ý tránh xa. Thế mới thấy, hoàn cảnh, bối cảnh sống có tác động quan trọng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người. Không chỉ ở gia đình, mà bạn bè chơi cùng cũng ảnh hưởng đến con người- sự phát triển nhân cách con người. Các bậc cha mẹ, đặc biệt là mỗi chúng ta cần phải biết “Chọn bạn mà chơi” để tránh “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Khi chúng ta chơi cùng một bạn, một nhóm bạn có biểu hiện sa ngã, chắc chắn, tâm tưởng chúng ta sẽ bị lôi kéo theo. Trái lại, nếu chơi với nhóm bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, chúng ta sẽ có tinh thần học tập và phấn đấu giành được kết quả cao. Có người nói: “Nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào” Ở điểm này, câu nói ấy thật là đúng. Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” khuyên con người ta biết lựa chọn hoàn cảnh sống sao cho tốt nhất, nhưng có trường hợp, con người không thể chọn được hoàn cảnh sống của mình. Con người cần giữ vững ý chí “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Càng môi trường xấu, càng hoàn cảnh xấu, con người càng cần phải tỉnh táo, cần phải xác định được hướng đi cho mình, phấn đấu hòa nhập chứ không hòa tan là tiêu chí mà con người cần hướng đến trong thời buổi hiện nay. Việt Nam là quốc gia nằm trên ngã tư đường hàng hải, là quốc gia được thừa hưởng sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông – Tây, đứng trước đó, dân tộc ta hòa nhập chứ không hòa tan, đứng trên tâm thế tiếp nhận, chứ không du nhập từ bên ngoài. Chúng ta học tập một cách chọn lọc để đa dạng văn hóa chứ không hòa tan vào văn hóa nước bạn. Ngày nay, trên đà phát triển kinh tế hướng tới Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người cần tỉnh táo khi những thói hư tật xấu là hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang ồ ạt tràn vào nước ta. Chúng ta cần biết điều gì là tốt cho mình và luôn hướng bản thân trở thành một ánh đèn soi sáng chứ không phải là giọt mực tối làm ảnh hưởng tới người khác. Giữ cho mình trong sạch, không chỉ giữ cho một mình bản thân trong sạch mà cần cả sự lan rộng, mỗi người là một ánh nến, một ánh sáng soi sáng những vầng tối, những giọt tối làm ảnh hưởng tới nhân loại, hãy gắp con sâu ra khỏi nồi khi nó còn chưa bị một ai khác nhìn thấy, nồi canh của bạn vẫn sẽ ngon! Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như bó đuốc soi đường mỗi người chúng ta. Khi chúng ta không thể lựa chọn được hoàn cảnh sống, bối cảnh sống chúng ta vẫn có thể lựa chọn tâm hồn sống, phong cách sống sao cho phù hợp. Câu nói giúp cảnh tỉnh mỗi người, sống phải tỉnh táo trước bối cảnh, hoàn cảnh sống để định hướng bản thân đường đi lối lại, giúp con người sống tốt hơn, tránh biến mình thành vết mực mà phấn đấu trở thành một ánh sáng cho cuộc đời. Hà Vũ Bình luận về câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng5 (100%) 1 đánh giá

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

Bài làm

Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại là những đúc rút về kinh nghệm về những bài học mà thế hệ sau này cần nắm được. Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là một trong số những lời dạy truyền từ đời trước lại.

Để hiểu được nó, ta cần cắt nghĩa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của câu tục ngữ trên. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được hiểu theo nghĩa bóng khi mực thì thường có màu đen, đựng ở trong lọ, nếu con người ở gần khi mực không ở trong lọ hay dụng cụ chứa, phần da con người tiếp xúc với mực, phần da tay, hay da ấy sẽ bị đen. Khi gần đèn, con người sẽ được soi sáng. Thế mới thấy, câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có cả nghĩa biểu tượng: ở đây, mực và màu của mực biểu tượng cho những sự việc, những sự vật đen tối, khi con người ở gần dễ bị ảnh hưởng. Đèn biểu trưng cho những điều tốt đẹp, có sức ảnh hưởng, lan truyền tốt. Đèn còn biểu tượng cho những điều trong sáng, những điều cao cả trong cuộc sống.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như một lời dạy từ đời trước truyền lại cho đời sau về cách sống. Gần với những người không tốt, những điều không tốt khiến con người dễ bị nhiễm những thói xấu từ bên ngoài. Ngược lại, khi ở gần những thứ tốt đẹp, con người noi gương theo, phấn đấu để trở thành người tốt đẹp.


Câu tục ngữ là đúc kết của người xưa truyền cho người nay, nó đại diện cho bối cảnh, hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách của con người. Không riêng lứa tuổi nào, bối cảnh, hoàn cảnh sống luôn tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người. 

Ở nhà, cha mẹ sẽ là tấm gương để con cái noi theo, cha mẹ thương yêu nhau và thương yêu các con, sống hòa đồng với người xung quanh thì con cái sẽ ngoan ngoãn, sống hòa nhập với mọi người, luôn tạo được hứng khởi cho người xung quanh. Ngược lại nếu cha mẹ tạo cho bé một môi trường không tốt, cha mẹ cãi vã, sống không hòa đồng, hoặc ly hôn nhau, lấy thêm người chồng, người vợ khác, nói chung là không hạnh phúc, đứa trẻ sống trong môi trường này dễ bị tự kỉ, nóng giận, sau này sẽ hư hỏng. Điều này các bậc cha mẹ luôn phải chú ý tránh xa. Thế mới thấy, hoàn cảnh, bối cảnh sống có tác động quan trọng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người.

Không chỉ ở gia đình, mà bạn bè chơi cùng cũng ảnh hưởng đến con người- sự phát triển nhân cách con người. Các bậc cha mẹ, đặc biệt là mỗi chúng ta cần phải biết “Chọn bạn mà chơi” để tránh “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Khi chúng ta chơi cùng một bạn, một nhóm bạn có biểu hiện sa ngã, chắc chắn, tâm tưởng chúng ta sẽ bị lôi kéo theo. Trái lại, nếu chơi với nhóm bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, chúng ta sẽ có tinh thần học tập và phấn đấu giành được kết quả cao. Có người nói: “Nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào” Ở điểm này, câu nói ấy thật là đúng.

Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” khuyên con người ta biết lựa chọn hoàn cảnh sống sao cho tốt nhất, nhưng có trường hợp, con người không thể chọn được hoàn cảnh sống của mình. Con người cần giữ vững ý chí “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Càng môi trường xấu, càng hoàn cảnh xấu, con người càng cần phải tỉnh táo, cần phải xác định được hướng đi cho mình, phấn đấu hòa nhập chứ không hòa tan là tiêu chí mà con người cần hướng đến trong thời buổi hiện nay. Việt Nam là quốc gia nằm trên ngã tư đường hàng hải, là quốc gia được thừa hưởng sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông – Tây, đứng trước đó, dân tộc ta hòa nhập chứ không hòa tan, đứng trên tâm thế tiếp nhận, chứ không du nhập từ bên ngoài. Chúng ta học tập một cách chọn lọc để đa dạng văn hóa chứ không hòa tan vào văn hóa nước bạn.

Ngày nay, trên đà phát triển kinh tế hướng tới Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người cần  tỉnh táo khi những thói hư tật xấu là hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang ồ ạt tràn vào nước ta. Chúng ta cần biết điều gì là tốt cho mình và luôn hướng bản thân trở thành một ánh đèn soi sáng chứ không phải là giọt mực tối làm ảnh hưởng tới người khác. Giữ cho mình trong sạch, không chỉ giữ cho một mình bản thân trong sạch mà cần cả sự lan rộng, mỗi người là một ánh nến, một ánh sáng soi sáng những vầng tối, những giọt tối làm ảnh hưởng tới nhân loại, hãy gắp con sâu ra khỏi nồi khi nó còn chưa bị một ai khác nhìn thấy, nồi canh của bạn vẫn sẽ ngon!

Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như bó đuốc soi đường mỗi người chúng ta. Khi chúng ta không thể lựa chọn được hoàn cảnh sống, bối cảnh sống chúng ta vẫn có thể lựa chọn tâm hồn sống, phong cách sống sao cho phù hợp. Câu nói giúp cảnh tỉnh mỗi người, sống phải tỉnh táo trước bối cảnh, hoàn cảnh sống để định hướng bản thân đường đi lối lại, giúp con người sống tốt hơn, tránh biến mình thành vết mực mà phấn đấu trở thành một ánh sáng cho cuộc đời.

Hà Vũ

0