Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (dàn ý và bài làm tham khảo)
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (dàn ý và bài làm tham khảo) Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Giới thiệu nhân vật Liên. 2. Thân bài a. Hoàn cảnh nhân ...
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (dàn ý và bài làm tham khảo)
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu nhân vật Liên.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh nhân vật Liên
– Cô gái gốc Hà Thành
– Do bố mất việc, hai chị em theo mẹ về quê kiếm sống.
– Được mẹ giao cho trông coi hàng tạp hóa.
– Tâm trạng nv Liên khi chiều buông xuống (chiều tàn)
b.Cái nhìn của Liên trước cảnh vật lúc chiều tàn:
+ Phố huyện vs 1 chiều quê yên tĩnh, quen thuộc cả về ko gian, thời gian:
+ Cảm nhận từ những điều bé nhỏ, bức tranh có nét thi vị và rất riêng của quê hương
=> Tâm hồn nhạy cảm, gắn bó vs quê hương.
– Cái nhìn của Liên trc những kiếp người: những đứa trẻ ở bãi chợ có cuộc sống nghèo xơ xác, tội nghiệp (Liên thương chúng nhưng chính em cũng ko có tiền để cho)
=> Tâm trạng buồn thấm thía, xót thương
c. Tâm tạng của Liên khi bóng tối bao trùm phố huyện.
– Bóng tối dày đặc, đùn ra từ các con phố quen thuộc và quánh đặc: Cảm nhận cộc sống con người
=> Tâm trạng buồn trước không gian tối tăm, vắng vẻ.
– Liên quan sát các hoạt động diẽn ra trong nhièu loại ánh sáng quen thuộc mà ko đủ sáng. Bằng ấy con người, bằng ấy công việc tuần hoàn, tạo thành một cái vòng luản quẩn, buôn bán ế ẩm, trì trệ
=> Liên nhận ra nhịp sống đang lị tàn, bế tắc và mong manh như ngọn đèn trước gió của chị Tí.
d.Tâm trạng chờ tàu của liên và ý nghĩa của chuyến tàu đối vs Liên
+ Hai chị em Liên dù buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu
+ Tiếng Liên gọi em dậy khi tàu đến.
+ Cảm xúc của Liên khi tàu đi qua
Hình ảnh chuyến tàu:
– Thứ ánh sáng to lớn, mạnh mẽ chứa bao hi vọng, mơ ước của những người dân nơi phố huyện
– Sự hoài niệm về một cuộc sống đã qua
3. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân
Bài làm tham khảo
Thạch Lam(1910-1940) là con người đôn hậu, tinh tế và vô cùng nhạy cảm. Ông từng quan niệm: “Văn chương không phải đen đến sự thoát li hay sự quên mà trái lại văn chương là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực để vừa tố cáo xã hội tàn nhẫn, lọc lừa, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.” Ông luôn hiểu và đồng cảm với những số phận con người nghèo khổ và thấu hiểu những ước mơ tưởng chừng như nhỏ bé của họ. Chính vì vậy ‘Hai đứa trẻ’ ra đời. Nổi bật trong tác phẩm ấy là hình ảnh cô bé Liên với những ‘màu sắc’ tâm trạng khác nhau.
Hai đứa trẻ kể về cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện nhỏ tiêu điều, xơ xác. Nơi đây con người vất vả nhưng chỉ dám mơ ước bé nhỏ để có thể khuấy động đôi chút không gian đang bị bóng tối bao trùm tất cả. Bóng tối như một thứ gì đó chiếm lĩnh cuộc sống, là hình ảnh đặc trưng cho xã hội nghèo nàn, xơ xác nơi phố huyện nhỏ. Con người nơi phố huyện sống cuộc sống vô cùng lam lũ để có thể lo cho cuộc sống của mình. Thế nhưng nơi đó vẫn có những con người với trái tim đa sầu đa cảm, con người với tâm hồn luôn ngập tràn ước mơ và hi vọng. Không ai khác là Liên.
Liên là một thiếu nữ Hà Thành đã từng được sống trong những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình sa sút, cha cô mất việc. Vì thế, mấy mẹ con phải dắt nhau về quê kiếm sống. Hai chị em Liên được giao nhiệm vụ trông coi một quầy hàng tạp hóa nhỏ. Tuy bán chẳng lãi lời được bao nhiêu nhưng cô vẫn phải mở cửa hàng. Mỗi khi mở cửa hàng, cô lại được ngắm nhìn cảnh phố huyện, tuy nghèo nhưng vô cùng đẹp và ấm áp.
Tâm trạng của liên được thể hiện qua nhiều tình huống khác nhau với nhiều cảm xúc khác nhau. Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng người nỗi buồn mơ hồ. Một phiên chợ chiều tàn, vài ba đứa trẻ nhặt vương vãi xung quanh chợ không chỉ đánh động tình thương của cô bé Liên mà còn khiến chúng ta cũng bồi hồi vì những nét thân thuộc của quê hương, một “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm… từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện. Đó là những con người đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn. Họ cùng chờ đợi, không phải là những người khách mà chính là đang mòn mỏi hy vọng. Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giớ khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không hề lịm tắt.
Liên đồng cảm, xót thương cho họ dẫu bản thân mình cũng chẳng hơn. Nhưng tấm lòng nhân hậu của cô bé sớm trưởng thành này, gợi lên cho người đọc nỗi niềm thương cảm đầy ám ảnh về cuộc sống của người dân trong nghèo khổ. Ban ngày họ phải vất vả, vật lộn để kiếm miếng cơm manh áo, ban đêm đáng nhẽ là nơi họ được nghỉ ngơi nhưng ban đêm cuộc sống của con người lại được tiếp diễn với gánh nặng mưu sinh đè nặng trên vai. Âm thanh của những người đang thức hòa cùng tiếng hát góp vui của bác hát rong như đánh thức tâm hồn Liên, khiến cô gái gốc Hà Thành nặng trĩu nỗi buồn. Từ chính lòng thương người và tình yêu thiên nhiên, Liên đã tự vun trồng cho tâm hồn mình thêm phong phú, cảm xúc bản thân thêm tinh tế và sâu sắc. Tình yêu đời đã khơi nguồn cho tất cả nét đẹp thánh thiện trong tâm hồn của Liên. “Liên thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” bởi lẽ sự tàn lụi đơn thuần của thời gian luôn gợi buồn thăm thẳm trong lòng những người có đời sống nội tâm sâu sắc. Hơn thế nữa, cái thời khắc đơn côi ấy luôn làm lòng người gợi nhớ đến kỉ niệm sum họp gia đình trong quây quần ấm cúng với những tình thân bền chặt. Thế nhưng gia đình Liên nào có được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy khi mà gánh nặng vật chất có hề buông tha cho họ, trói buộc họ vào vòng mưu sinh riêng lẻ. Thiếu hơi ấm tình thân vào thời khắc hiu quạnh nhất trong ngày dài, làm sao Liên có thể tránh cho mình một nỗi buồn sâu lắng? Nỗi buồn ấy dâng đầy trong mắt em, tràn ra cả không gian để cùng hòa một nốt trầm buồn với phố huyện đìu hiu:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Để tìm sự khuây khỏa trong tâm hồn, Liên đã hướng nỗi buồn đến những nơi xa xôi để đắm chìm trong trí tưởng tượng giàu mơ mộng. “Liên lặng ngước nhìn lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”. Liên thả hồn mình theo bầu trời bao la, để đêm tối và những vì sao xoa dịu tâm hồn mình. Có lẽ em thấy lòng mình cũng bớt trĩu nặng hơn khi mà ánh sáng của “vòm trời hàng ngàn vì sao ganh nhau lấp lánh” và “vệt sáng của con đom đóm” đã soi vào mắt mình một chút ấm áp, một chút an ủi và một chút ước ao. Anh sáng, và chỉ có thể là ánh sáng hiếm hoi ở nơi phố huyện tối tăm tù túng này, là thứ duy nhất thắp lên niềm hy vọng nhỏ nhoi trong tâm trí Liên. Từ ánh sáng của thiên nhiên, Liên lại mơ về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” với ánh sáng rực rỡ của tháng ngày quá khứ êm đềm và tràn đầy hạnh phúc. Khi ấy mẹ Liên còn nhiều tiền, Liên và An được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, uống những cốc nước xanh đỏ. Thế nhưng tất cả chỉ là hoài niệm, giờ đây bố mất việc, nhà nghèo, Liên và An phải phụ mẹ kiếm thêm thu nhập bằng việc trông coi cửa hàng dù có ngày chả bán được gì. Liên đồng cảm với số phận con người xung quanh hay Liên cũng đang tự động viên bản thân??
Liên khát khao cháy một tương lai tươi sáng sẽ soi rọi cho những số kiếp lầm than khốn khổ vẫn cứ mãi mỏi mòn trong một ao đời phẳng lặng. Tất cả những ước mơ thầm kín ấy, những khát khao cháy bỏng ấy vẫn cứ ngày đêm âm ỉ một niềm hy vọng trong tâm hồn Liên. Nó được gửi gắm thông qua hình ảnh chuyến tàu đêm cuối cùng, chuyến tàu trở bao ước mơ, hi vọng và hoài niệm về một kí ức tươi đẹp. Liên thức để đợi tàu đến, khi tàu đến em cố đứng ra hẳn phía đường để ngắm con tàu vụt qua. Liên như không bỏ sót một chút âm thanh rầm rộ của nó, không để lỡ bất cứ chút ánh sáng rực rỡ nào tỏa ra. Chỉ giây phút ngắn ngủi ấy Liên đắm mình trong âm thanh, ánh sáng mà phố huyện không bao giờ có. Trong phút chốc Liên quên đi bao nhọc nhằn, bao đêm tối bủa vây. Khác với mọi người, đoàn tàu với chị em Liên không đơn giản chỉ là nơi chứa thứ ánh sáng kì diệu mà nó còn là những hoài niệm về một cuộc sống đã qua, khi chị em được sống cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Chuyến tàu thật sự đã tới nhưng cũng đã vụt đi về phía Hà Nội mang theo bao ước mơ và khát khao bé nhỏ của cô gái đa sầu đa cảm.
Hai đứa trẻ là bức tranh nhân thế cảm động về cuộc sống nghèo nàn, khổ cực của con người vất vả, lan lũ. Nhân vật Liên giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như của những con người ở phố huyện tiêu điều, xơ xác. Thạch Lam xứng đáng với nhận xét: “Thạch Lam là một người Việt Nam thành thực nhất”.
Đỗ Thị Thu Trang
Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên