21/09/2018, 00:13

Cách đánh máy nhanh - Hướng dẫn các bạn cách luyện đánh máy nhanh không cần nhìn bàn phím

Chắc hẳn bạn đã từng tự ti với bản thân khi mà tốc độ đánh máy của mình khá chậm chạm và gõ kiểu mổ cò. Tất nhiên điều bạn mong muốn đó là làm sao để cải thiện tốc độ gõ phím của mình càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều nhất là khi bạn làm công việc văn phòng, tất nhiên để có thể ...

Chắc hẳn bạn đã từng tự ti với bản thân khi mà tốc độ đánh máy của mình khá chậm chạm và gõ kiểu mổ cò. Tất nhiên điều bạn mong muốn đó là làm sao để cải thiện tốc độ gõ phím của mình càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều nhất là khi bạn làm công việc văn phòng, tất nhiên để có thể gõ máy nhanh hơn thì một điều chắc chắn đó là bạn phải khổ luyện. Và để có thể giúp các bạn khổ luyện một cách dễ dàng hơn thì ở bài viết sau đây ThuThuatPhanMem.vn sẽ gửi đến các bạn một số bí kíp cũng như lời khuyên để bạn cải thiện tốc độ gõ phím của mình.

Cách đánh máy nhanh

1. Các nguyên tắc quan trọng của Touch Typing

- Đảm bảo không có gì cản trở quá trình luyện tập của bạn: Đây là nguyên tắc rất quan trọng mà ai cũng cần chú ý. Bạn không thể nào tập trung khi móng tay quá dài hay vừa đeo găng tay vừa luyện đánh máy không nhìn phím được.

- Không nhìn xuống bàn phím: Đây có thể là điều khó nhất nhưng nếu không làm vậy, bạn sẽ không bao giờ học được Touch Typing. Bản chất của Touch Typing chính là ngón tay của bạn, hay nói chính xác là bạn phải cảm nhận được vị trí của các phím mà không dựa vào mắt. Khi ngón tay đã quen dần, bạn sẽ đánh máy nhanh hơn. Nếu thi thoảng vẫn liếc xuống bàn phím thì bạn có thể sử dụng mẹo này để hạn chế: dùng một miếng dán, một tấm vải hoặc thứ gì đó tương tự để che bàn phím lại.

Các nguyên tắc quan trọng của Touch Typing

- Đặt ngón tay vào các vị trí cơ bản: Bàn tay trái (ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ) sẽ đặt theo thứ tự vào các phím A, S, D và F. Bàn tay phải sẽ đặt vào các phím J, K, L và phím ";".

- Nếu nhấn phím cuối cùng (phím chữ hoặc dấu chấm câu) bằng bàn tay trái thì hãy sử dụng ngón cái (bàn tay trái) để nhấn phím cách và ngược lại. Điều này rất thuận tiện. Khi dừng đánh máy, đặt ngón tay cái nằm nhẹ lên phím cách.

- Khi cần nhấn vào một phím, hãy sử dụng ngón tay gần đó nhất và sau đó đặt ngón tay đó về vị trí bắt đầu. Đối với các chữ hoa, giữ phím SHIFT bằng ngón tay út và nhấn phím chữ tương ứng bằng ngón tay gần nhất với nó.

- Đừng cố gắng ghi nhớ vị trí các phím: Điều quan trọng nhất bạn cần nắm được đó là với mỗi chữ muốn nhập thì nên sử dụng ngón tay nào sao cho thuận tiện nhất. Khi đã luyện tập đủ nhiều, bạn có thể không cần nhìn phím mà vẫn đánh máy được, đơn giản chỉ là dựa vào cảm nhận của ngón tay đối với vị trí các phím mà thôi.

2. Cách Đặt Tay Trên Bàn Phím

- Bàn tay trái: ngón út (phím A), ngón áp út (phím S), ngón giữa (phím D), ngón trỏ (phím F).

- Bàn tay phải: ngón út (phím :), ngón áp út (phím L), ngón giữa (phím K), ngón trỏ (phím J).

Hai ngón tay cái đặt ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngón này chỉ là thay phiên nhau đánh phím này mà thôi.

Cách Đặt Tay Trên Bàn Phím

Nhiệm Vụ Của Các Ngón Tay

Tay trái

- Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.

- Ngón giữa: E, D, C, 3.

- Ngón áp út: W, S, X, 2.

- Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

- Ngón cái: Space.

Tay phải

- Ngón trỏ: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.

- Ngón giữa: 8, I, K, <>

- Ngón áp út: 9, O, L, >.

- Ngón út: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, , Enter, Backspace

- Ngón cái: Space.

Cần thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím

Trước tiên các bạn phải cần thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím. Các bạn có thể luyện tập bằng cách gõ phím rồi quay trở lại vị trí đặt tay ban đầu. Và tập làm sao khi gõ ngón này thì ngón kia không bị di chuyển theo. Và lưu ý các bạn nên dùng kiểu gõ Telex để cho tốc độ gõ tiếng Việt nhanh hơn thay vì kiểu VNI.

3. Thực hành gõ phím

Sau khi đã lắm chắc lý thuyết thì việc thực hành là quan trọng nhất, chỉ có luyện tập mới có thể giúp bạn cải thiện tốc độ gõ phím của mình. Bạn không cần thiết phải biết gõ cả 10 ngón tay để gõ nhanh, hãy gõ theo kiểu của riêng mình để đạt cảm giác đánh máy tốt nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm hay các công cụ trực tuyến hỗ trợ đánh máy và đo tốc độ gõ phím của bản thân để có thể dựa vào đó và cải thiện tốc độ gõ phím của mình.

Có khá nhiều công cụ hỗ trợ luyện tập đánh máy khá hay, bạn có thể tham khảo tại bài viết này của ThuThuatPhanMem.vn http://thuthuatphanmem.vn/top-5-trang-web-kiem-tra-toc-do-danh-may-tot-nhat/

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

0