13/01/2018, 22:25

Trong vai một khách tham quan du lịch nói về đền Ngọc Sơn

Trong vai một khách tham quan du lịch nói về đền Ngọc Sơn Đề bài: Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy làm bài văn nói về đền Ngọc Sơn. MB: Đền Ngọc Sơn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, giữa một danh lam thắng cảnh chứa nhiều huyền thoại hấp dẫn là hồ Hoàn Kiếm, lại có kiến trúc ...

Trong vai một khách tham quan du lịch nói về đền Ngọc Sơn

Đề bài: Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy làm bài văn nói về đền Ngọc Sơn.

MB:

Đền Ngọc Sơn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, giữa một danh lam thắng cảnh chứa nhiều huyền thoại hấp dẫn là hồ Hoàn Kiếm, lại có kiến trúc độc đáo, nên đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.

TB:

1,  Tả bao quát ngôi đền

– Cổng vào phía đông hồ Hoàn Kiếm, Tháp Bút trên gò Ngọc Bội, trên cổng cuốn là Đài Nghiên, sau cổng là cầu Thê húc (ánh sáng mặt trời đậu lại) (miêu tả cụ thể).

– Cổng chính với ba câu đối nói với khách thập phương tôn chỉ của ngôi đền là chấn hưng văn hóa: từ khẳng định gốc của văn chương (nội dung giáo dục) là hướng thiện, qua đó vạch rõ con đường chân chính của kẻ học sĩ là học hành, tu dưỡng đến nghĩa vụ đóng góp cho đời của kẻ sĩ có thiện tâm và chí lớn.

– Đền có ba nếp, nếp ngoài là Bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo (miêu tả cụ thể).

– Trước mặt Bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng) nhìn thẳng ra Tháp Rùa.

2, Giới thiệu về lịch sử của ngôi đền theo văn bia và thơ văn của những người sáng lập ngôi đền.

– Trước khi có đền: Trên đảo Ngọc, cuối đời Lê có Điếu Đài (đài câu cá), sau đó có đền Quan Đế (thờ Quan Vân Trường), đầu nhà Nguyễn thời Gia Long (1802 – 1813) làm thêm chùa Ngọc Sơn (thờ Phật).

– Năm 1841 – 1842, hội Hướng Thiện (một tổ chức chấn hưng văn hóa) do Tiến sĩ Vũ Tông Phan (hội trưởng) và Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (phó hội trưởng) chủ trì xây dựng cải tạo ngôi chùa thành đền thờ thần Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử).

– Năm 1859 – 1862: Trùng tu lớn do Phó bảng Nguyễn Văn Siêu chủ trì, xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Trấn Ba Đình.

– Khi mới có đền (1842) chỉ thờ thần văn (Văn Xương), thần võ (Quan Đế), khoảng 1887 thờ thêm Lã Tổ (tổ nghề y), khoảng 1891 thờ thêm Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).

KB:

– Giá trị văn hóa giáo dục: Đền Ngọc Sơn do các nhà Nho chân chính sáng lập nhằm chấn hưng văn hóa Thăng Long (giảng kinh – giáo dục đạo lí, in sách…).

– Giá trị du lịch: ở trung tâm thành phố, cảnh quan đẹp, di tích độc đáo,… thu hút rất nhiều khách tham quan.

– Cảm nghĩ của người viết sau khi thăm ngôi đền.

0