Phân tích Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Đề bài: Phân tích Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Một bài hát hay không chỉ lời ca giàu ý nghĩa biểu đạt được sáng tác bởi một nhạc sĩ nổi tiếng mà còn phải có một giai điệu hấp dẫn, thu hút người nghe. Một con người hoàn thiện tốt đẹp không chỉ đẹp về ngoại hình ...
Đề bài: Phân tích Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Một bài hát hay không chỉ lời ca giàu ý nghĩa biểu đạt được sáng tác bởi một nhạc sĩ nổi tiếng mà còn phải có một giai điệu hấp dẫn, thu hút người nghe. Một con người hoàn thiện tốt đẹp không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn phải đẹp về tâm hồn, đẹp bởi những việc làm tốt trong cuộc đời họ. Một bài thơ hay không chỉ có nội dung đời sống ý nghĩa mà còn phải có những nét đặc sắc về ...
Đề bài: .
Một bài hát hay không chỉ lời ca giàu ý nghĩa biểu đạt được sáng tác bởi một nhạc sĩ nổi tiếng mà còn phải có một giai điệu hấp dẫn, thu hút người nghe. Một con người hoàn thiện tốt đẹp không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn phải đẹp về tâm hồn, đẹp bởi những việc làm tốt trong cuộc đời họ. Một bài thơ hay không chỉ có nội dung đời sống ý nghĩa mà còn phải có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Nội dung và nghệ thuật là hai phạm trù luôn luôn phải đi liền với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một tác phẩm hay. Bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là một bài thơ không chỉ giàu ý nghĩa về mặt nội dung mà còn được thể hiện bằng nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.
Với mục đích thể hiện tâm trạng của bản thân khi trở về quê ở ẩn và miêu tả bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè, đồng thời qua đó thể hiện tâm nguyện của mình, nhà thơ đã sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Cả bài thơ gồm tám câu thơ mỗi câu có bảy tiếng. Bố cục bài thơ chia thành bốn phần rõ ràng: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần đảm nhiệm một nhiệm vụ truyền tải nội dung cụ thể đến độc giả, phần này là tiên đề cho phần sau, phần sau bổ sung cho phần trước, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một kết cấu thơ chặt chẽ:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Ở đây, nhà thơ giới thiệu về hoàn cảnh cá nhân sau khi cáo quan về quê ở ẩn. Nguyễn Trãi từ một người luôn bận rộn với công việc trọng trách cao trở thành một người nhàn hạ, rồi rãi ngồi ngắm cảnh mùa hè. Ban đầu tác giả ngắm những lớp hoa hòe mọc trên bức giương. Hai câu đề như giới thiệu hoàn cảnh của tác giả. Chuyển sang hai câu thực, nhà thơ miêu tả rõ hơn về cảnh thiên nhiên ngày hè, hai câu luận hướng tới âm thanh cuộc sống và hai câu kết thể hiện ước vọng của mình. Từng cặp câu một kết hợp với nhau để thể hiện một phạm vi nội dung cụ thể. Trước sự nhàn rỗi, nhà thơ ngắm cảnh thiên nhiên, yêu thiên nhiên, yêu con người tác giả muốn nhân dân sống trong êm đềm, no đủ.
Bên cạnh thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi còn đặc sắc bởi nghệ thuật “thi trung hữu họa”. Nó có nghĩa là bài thơ của Nguyễn Trãi có họa ở trong đó:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Tranh họa thường được vẽ bởi những người họa sĩ có đôi bàn tay khéo léo nhất để thể hiện chính xác nhất những đường nét, màu sắc của hình ảnh. Nhưng ở đây một nhà thơ cũng có thể vẽ lên một bức họa đẹp với chất liệu ngôn từ chứ không phải bằng chất liệu bột màu. Bức tranh cảnh ngày hè có hoa hòe xanh ngát, hòa lựu đỏ rực và những đóa sen hồng thơm ngát. Những loài hoa ấy là những loài hoa biểu trưng cho mùa hè. Nhà thơ đã thật khéo léo khi sắp chúng lại với nhau để tạo nên một bức tranh tươi tắn và sinh động.
Nguyễn Trãi chưa thật sự xuất sắc nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn từ để vẽ tranh, việc này thì có rất nhiều nhà thơ khác cũng có thể làm được. Nhưng chính bởi vì là một nhà thơ xuất sắc cho nên Nguyễn Trãi đã tinh tế trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả cảnh trong bài thơ của mình. Điều này thì ít có ai làm được giống như ông. Nghệ thuật miêu tả cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đặc sắc ở chỗ nhà thơ sử dụng những động từ mạnh để diễn tả sự phát triển của thiên nhiên trong bức tranh. Đó là những từ như “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Những động từ này thể hiện một cách chính xác nhất sự phát triển mạnh mẽ của thiên nhiên cây cối mùa hè. Chính vì thế bức tranh của nhà thơ giống như một bức tranh động vậy. Cảnh thiên nhiên không chỉ có sự vận động mà còn có âm thanh của cuộc sống. Đó là tiếng “lao xao” của chợ cá và tiếng cầm ve trên lầu tịch dương.
Ngoài những nét đặc sắc nghệ thuật chính trên, nhà thơ còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đảo cấu trúc câu, dùng những động từ đắt và cách ngắt nhịp linh hoạt theo cảm xúc của chính bản thân mình.
Nhà thơ Nguyễn Trãi thật xuất sắc khi lựa chọn được những hình thức, những đặc sắc nghệ thuật để thể hiện nội dung bài thơ của mình. Chính bởi những nét đặc sắc nghệ thuật này mà người đọc có thể cảm nhận được hết những tâm trạng tình cảm của tác giả, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tươi tắn đầy màu sắc của mùa hè.