04/06/2017, 00:35

Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang của Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trám ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng. Lời đề tự Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài, là cảm hứng chủ đạo của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang đã khắc chạm vào thời gian và hồn người hơn nửa thế kỉ qua. ...

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trám ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.

Lời đề tự Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài, là cảm hứng chủ đạo của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang đã khắc chạm vào thời gian và hồn người hơn nửa thế kỉ qua. Tràng giang là bài thơ kiệt tác trong tập thơ Lửa thiêng xuất bản năm 1940.
 
 Theo tác giả cho biết, vào một buổi chiều thu năm 1939, khi còn là sinh viên Trường Đại học Canh nông, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, ngắm sông Hồng mênh mông lòng dào dạt xúc động mà viết bài thơ này. Đó là những cảm nhận về tràng giang và một nỗi buồn man mác dâng lên lúc hoàng hôn khi nhà thơ lặng ngắm cảnh: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
 
Khổ thơ đầu nói về sóng gợn, con thuyền và cành củi khô trôi trên dòng sông:
 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song
 
Giữa dòng sông mênh mông ấy, giữa những con sóng ấy xuất hiện một con thuyền mong manh.
 
Con thuyền xuôi mái nước song song
 
Tưởng như sự xuất hiện của con thuyền sẽ làm cho không gian trở nên tươi vui hơn, nhưng ngược lại, con thuyền ấy lại khiến cho cảnh vật ở con sông này thêm đìu hiu. Cảnh thêm hiu hắt khi giữa dòng nước mênh mông ấy điểm thêm cành củi khô lạc từ đâu đến.
 
Củi một cành khô lạc mấy dòng
 
Tràng giang - sông dài và lớn, như Hoàng Hà, Trường Giang... ở đây là dòng sông Hồng Hà thân yêu, dòng sông đỏ nặng phù sa. Sóng gợn lăn tăn, lớp lớp buồn điệp điệp, như vỗ vào, thấm sâu vào lòng người bao ám ảnh. Con thuyền nhỏ bé, trôi xuôi dòng, buông mái chèo nước song song. Cặp từ láy: điệp điệp, song song gợi tả một nơi buồn thấm thía, xa vắng và mơ hồ. Hình ảnh cành củi khô vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Củi một cành khô nhỏ bé tầm thường, từ rừng xa xôi trôi về đã được đem vào thơ, tạo nên cái ý vị mới mẻ của Thơ mới. Nó biểu tượng cho một kiếp ngời phù du, bé nhỏ trôi nối trên dòng đời vô định. Buồn thương thế, biết đi đâu, về đâu?
 
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành, kho lạc mấy dòng
 
Phép đối được sử dụng sáng tạo, chỉ đối ý, đối hình mà vần thơ vẫn cân xứng, hài hòa. Con thuyền và cành củi khô đang cùng trôi nổi trên dòng tràng giang. Huy Cận nói đến nhiều vạn cổ sầu, buồn thiên thu, ở đây ông lại viết sầu trăm ngả. Cả cõi dương và cõi âm? sầu trăm ngả như tỏa rộng và phủ lên những kiếp người đau thương. Các số từ trong ba vần thơ sầu trăm ngả, củi một cành khô, lạc mấy dòng đã làm thấu cái ám ảnh về kiếp người nhỏ bé, hữu hạn, còn sự đau khổ, sầu thương thì to lớn, vô hạn.
 
Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ Lửa thiêng. Nó là ngọn lửa thiêng liêng, ngọn lửa vĩnh cửu tỏa sáng một hồn thơ đẹp. Thi sĩ đã chọn thể thơ thất ngôn với bốn khổ thơ, như một bức họa tứ bình tuyệt tác. Một nỗi buồn thấm thía được diễn tả lớp lớp tầng tầng qua những vần thơ mỹ lệ, hàm súc. Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc như Xuân Diệu đã nói. Có Tràng giang mới có Đất nở hoa và những Bài thơ cuộc đời đằm thắm nồng hậu... sau này. Đọc Tràng giang ta thêm yêu, thêm nhớ đất trời sông núi quê hương.

0