04/06/2017, 00:35
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm rõ mối liên quan giữa tác giả với nhân vật của truyện ngắn này.
Giữa cuộc đời cũng như nghệ thuật, Nguyễn Tuân là người có lí tưởng thẩm mĩ, phong cách sáng tác rõ nét, độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, sống trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, trong môi trường xã hội ngột ngạt, tù túng, người nghệ sĩ săn tìm không mệt mỏi cái đẹp ấy đã tìm về những vẻ đẹp một ...
Giữa cuộc đời cũng như nghệ thuật, Nguyễn Tuân là người có lí tưởng thẩm mĩ, phong cách sáng tác rõ nét, độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, sống trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, trong môi trường xã hội ngột ngạt, tù túng, người nghệ sĩ săn tìm không mệt mỏi cái đẹp ấy đã tìm về những vẻ đẹp một thời vang bóng.
Chữ người tử tù là một truyện ngắn lãng mạn xuất sắc, tiêu biểu cho lý tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của ông.
Chữ người tử tù là một truyện ngắn gọn. Thế giới nhân vật ở đó cũng không nhiều. Thế nhưng nhân vật nào trong thiên truyện này cũng hiện lên thật sống động với số phận riêng, vẻ đẹp riêng. Vốn là người phóng túng, tài hoa, khinh bạc cái xã hội thối nát đương thời, Nguyễn Tuân đã say sưa, trân trọng khi xây dựng hình tượng người tử tù Huấn Cao.
Khi xây dựng hình tượng người tử tù Huấn Cao, Nguyễn Tuân dựa vào nhân vật lịch sử từng một thời vang bóng. Vậy ông đã tìm thấy những gì ở Cao Bá Quát - nguyên mẫu của hình tượng Huấn Cao? Cao Bá Quát nổi danh với văn hay chữ tốt, lại là người sống có lý tưởng, có bản lĩnh, bất chấp cường quyền. Trong lịch sử dân tộc ta, không thời đại nào vắng bóng anh hùng, nhưng kiểu anh hùng - nghệ sĩ như Cao Bá Quát không nhiều lắm. Cao Bá Quát vừa là một nhà nho uyên bác, vừa là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa vừa là một cá tính tài hoa vừa là một nhân cách cứng cỏi. Vì thế, chúng ta hiểu vì sao trong sáng tác của Nguyễn Tuân cả trước và sau Cách mạng, Huấn Cao là một trong số không nhiều nhân vật mang vẻ đẹp rực rỡ, vẹn toàn nhất. Ở nguyên mẫu Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã tập trung tô đậm những nét cao quý phù hợp với lý tưởng của mình và Huấn Cao là hiện thân lồng lộng của cái đẹp trong hoàn cảnh đen tối, tù túng thời đó.
Huấn Cao trước hết là một con người tài hoa khác thường. Mở đầu truyện ngắn, thông qua cuộc đối thoại bàn luận giữa quản ngục và thơ lại mà nhà văn giới thiệu với người đọc vẻ đẹp này của Huấn Cao. Ấy là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Người xưa thường treo trong nhà, nơi trang trọng nhất những bức họa quý, những hàng chữ đẹp viết trên lụa óng hoặc khắc trên gỗ phủ sơn mài. Ấy là tài thư pháp, là thú chơi chữ - một nét đẹp của truyền thống dân tộc... Bởi cảm cái tài viết chữ của Huấn Cao nên viên quản ngục có sở nguyện thiết tha: có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Trong tâm niệm của quản ngục có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Cái sở nguyện thầm kín, thiết tha trôi đi, ngày Huấn Cao bị hành hình mỗi lúc một gần.
Chữ ông Huấn Cao phải đẹp lắm, quý lắm thì viên quản ngục mới kiên trì, mới đối xử nhún nhường đến thế để mong được ông cho chữ. Mà đâu phải kiên trì, nhún nhường (ngay cả khi bị lạnh lùng đuổi ra), còn phải dũng cảm nữa. Biệt đãi một tên tử tù như thế rõ ràng là hành vi rất nguy hiểm. Hành vi này ắt phải trả giá rất đắt nếu bị bại lộ.
Người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao cũng là một con người có tâm đẹp. Nguyễn Du đã từng viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Chính cái tâm này khiến người đời càng nể trọng Huấn Cao, khiến viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin chữ. Có tài nhưng Huấn Cao đâu dễ phung phí! Chữ của ông vàng ngọc không mua được, quyền thế không ép buộc được. Cái tâm của một kẻ có tài thể hiện ở lòng tự trọng, ở chỗ biết giữ lấy, biết tiếc cho cái tài của mình, biết dùng cái tài đúng lúc, đúng chỗ.
Lòng tự trọng của Huấn Cao thể hiện rõ nhất qua ý thức giữ trọn thiên lương dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi viên quản ngục đánh bạo mở cửa buồng giam ông Huấn, ngỏ ý muốn biệt đãi ông miễn là ngài giữ kín cho, Huấn Cao chưa hiểu lòng tốt, thiên lương ở viên quản ngục khác thường này, cứ nghĩ y như trăm ngàn viên quản ngục tham lam, tàn nhẫn khác. Ông không muốn hưởng ơn huệ của người khác, nhất là lúc người ấy đang ở phía đối địch với mình. Cho đến khi cất lên những lời truyền dạy, khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục, Huấn Cao vẫn muốn người này giữ thiên lương cho lành vững, đừng để nhem nhuốc mất cái đời thiên lương đi.
Là người từng lãnh đạo nông dân tỉnh Sơn khởi nghĩa chống lại triều đình để rồi lãnh án tử hình, là kẻ cầm đầu bọn phản nghịch, Huấn Cao còn nêu cao vẻ đẹp của khí phách cứng cỏi, của tinh thần dũng cảm, thái độ coi thường cái chết. Ngay từ những giờ phút đầu tiên xuất hiện ở trại giam tỉnh Sơn, Huấn Cao đã tỏ rõ khí phách của mình bằng hành động rỗ gông. Bất chấp lời dọa đùa của tên lính áp giải, người đứng đầu cái gông bằng thang gỗ lim nặng dễ đến bảy, tám tạ ấy đã lạnh lùng khom mình thúc mạnh đầu gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái khiến một trận mưa rệp rơi xuống. Cũng người ấy ngồi đợi ngày chết chém mà không hề tỏ ra nao núng, vẫn ung dung đường hoàng... Cũng người ấy cố ý làm ra khinh bạc đến điều đối với viên quản ngục... Lại đến khi nhận được tin sáng sớm ngày mai sẽ bị giải về kinh để lĩnh án tử, người ấy chỉ lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười. Huấn Cao quên việc cái chết đang đến gần mà chỉ lo làm sao đền đáp tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục.
Từ bước ngoặt trong cốt truyện để đi đến cảnh cho chữ trong nhà giam cuối truyện ngắn, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, của một người ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. Những bậc anh hùng - nghĩa sĩ thời xưa bao giờ cũng coi trọng đạo nghĩa. Vì chữ nghĩa, vì ân trả oán đền mà họ sẵn sàng hi sinh thậm chí cả tính mạng của mình. Khi chưa nhận ra lòng tốt của viên quản ngục, Huấn Cao không thèm chấp, lạnh lùng, cứng rắn. Song lúc chợt hiểu được đây là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ thì ông tìm mọi cách để báo đáp. Cao Bá Quát đã từng viết: Nhất sinh đê thủ bái lĩnh mai (Suốt đời chỉ biết cúi lạy trước hoa mai). Huấn Cao - con người suốt đời ngẩng cao đầu trước cường quyền, bạo lực ấy đã biết cúi đầu trước vẻ đẹp của một tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một nhân cách. Con người không hề sợ gông cùm, tiền bạc ấy đã biết sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ: Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Chính Huấn Cao đã chủ động vạch ra kê hoạch cho chữ.
Ngòi bút của Nguyễn Tuân thật giàu tính tạo hình và đầy chất thơ khi dựng lên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ở cuối truyện ngắn. Bút pháp nghệ thuật đối lập được nhà văn vận dụng triệt để trong cảnh này. Trong cảnh cho chữ hiện lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hành động và hoàn cảnh, giữa sức mạnh tinh thần, bản lĩnh con người và vóc dáng ngoại hình, giữa cái đẹp, cái cao thượng và cái xấu, cái ác. Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ xưa nay chưa từng có: bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu khiến khói tỏa như đám cháy nhà; tư thế của người cho chữ, nhận chữ xưa nay chưa từng có: Huấn Cao cho chữ trong đêm cuối cùng của cuộc đời, vẫn một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, viên quản ngục thì cẩn trọng, khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Giờ đây, Huân Cao trở lại cương vị người cho chữ, người truyền giáo; viên quản ngục ở vị trí người nhận chữ, được đáp ứng sở nguyện thiết tha của mình bấy lâu nay. Không có kẻ phạm tội, không có cai ngục, thơ lại. Chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt sùng kính, ngưỡng mộ của những kẻ liên tài.
Tất cả đều sống động trong ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, của thiên lương và khí phách. Sự gặp gỡ kì lạ giữa ba tấm lòng ấy khiến cho nơi buồng giam nhơ bẩn, giữa chốn ngục tù tàn bạo ngời sáng lên một sức mạnh của nhân cách cao cả, của tài hoa, của cái đẹp. Với cảnh cho chữ, kẻ tử tù Huấn Cao đã đi vào bất tử.
Qua những phân tích trên, có thể không ngần ngại khẳng định rằng Huấn Cao là một trong những hình tượng nhân vật đẹp nhất của sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân. Hình tượng này thể hiện khá đầy đủ đặc sắc tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nét nối bật đầu tiên trong tư tưởng thẩm mĩ Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng Huấn Cao là lòng yêu quý truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Khi mượn lời viên quản ngục, người thơ lại khi miêu tả trực tiếp, Nguyễn Tuân không hề giấu giếm niềm say sưa, thán phục trước cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của Huấn Cao. Phải phục cái tài ấy đến mức nào, phải thiết tha ánh sáng của chủ nghĩa đến đâu thì viên quản ngục mới cam lòng, nhẫn nhục đến như thế. Qua cuộc gặp gỡ khác thường giữa Huấn Cao và viên quản ngục để đi đến cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có. Chữ người tử tù nêu lên bài học về thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá ở con người. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài này chính là biểu hiện sâu sắc của chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc.
Tài phải gắn cùng tâm. Chữ nghĩa đâu phải là chỉ là chuyện chữ nghĩa mà chính là chuyện của nhân cách, thiên lương. Qua truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đã nêu lên một quan niệm về vẻ đẹp con người, đặc biệt trong những hoàn cảnh đen tối. Tiêu chuẩn để xứng đáng với danh hiệu con người mà Nguyễn Tuân dựa vào là thiên lương. Huấn Cao là một bậc anh hùng tài hoa và có thiên lương. Viên quản ngục là người ở môi trường đen tối, làm nghề nghiệp tàn nhẫn nhưng biết trọng tài, biết quý giữ thiên lương. Ấy là kẻ đại diện cho bạo lực đen tối nhưng lại khát khao ánh sáng của chữ nghĩa. Huấn Cao và viên quản ngục càng đẹp lên trong cách ứng xử với nhau đầy văn hóa. Từ cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường này, Nguyễn Tuân đã đặt ra vấn đề sức sống của tài năng, của nhân cách con người trước hoàn cảnh khắc nghiệt, thể hiện khát vọng được giữ gìn và phát huy trọn vẹn tài năng, nhân cách cao cả ấy. Kết thúc tác phẩm là sự chiến thắng của tài năng, của nhân cách người tử tù, là tác dụng cải biến con người, nhân lên gấp bội cái phần thiên lương ở con người từ hành động nghĩa hiệp, cao thượng của Huấn Cao.
Huấn Cao chết nhưng chữ của Huấn Cao còn, những hành động và lời dạy của Huấn Cao đã cảm hóa được quản ngục. Qua lời truyền dạy thiêng liêng của Huấn Cao khi cho chừ, Nguyễn Tuân như muôn khẳng định rằng cái đẹp, cái thiên lương không thể bị đày ải mãi giữa đống cặn bã, ánh sáng của chữ nghĩa và thiên lương ở con người đừng nên để nhem nhuốc mất mà phải tìm môi trường trong sáng cho nó tồn tại. Chuyện chơi chữ chính là chuyện nhân cách, chuyện lẽ sống.
Có thể nói Chữ người tử tù là một bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người. Những con người đáng kính Nguyễn Tuân say sưa ca ngợi ở đây như những ngọn lửa sáng trong đêm tối mông lung. Những ngọn lửa ấy có sức lan tỏa chiếu sáng cho nhiều đời sau.
Chữ người tử tù là một truyện ngắn gọn. Thế giới nhân vật ở đó cũng không nhiều. Thế nhưng nhân vật nào trong thiên truyện này cũng hiện lên thật sống động với số phận riêng, vẻ đẹp riêng. Vốn là người phóng túng, tài hoa, khinh bạc cái xã hội thối nát đương thời, Nguyễn Tuân đã say sưa, trân trọng khi xây dựng hình tượng người tử tù Huấn Cao.
Khi xây dựng hình tượng người tử tù Huấn Cao, Nguyễn Tuân dựa vào nhân vật lịch sử từng một thời vang bóng. Vậy ông đã tìm thấy những gì ở Cao Bá Quát - nguyên mẫu của hình tượng Huấn Cao? Cao Bá Quát nổi danh với văn hay chữ tốt, lại là người sống có lý tưởng, có bản lĩnh, bất chấp cường quyền. Trong lịch sử dân tộc ta, không thời đại nào vắng bóng anh hùng, nhưng kiểu anh hùng - nghệ sĩ như Cao Bá Quát không nhiều lắm. Cao Bá Quát vừa là một nhà nho uyên bác, vừa là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa vừa là một cá tính tài hoa vừa là một nhân cách cứng cỏi. Vì thế, chúng ta hiểu vì sao trong sáng tác của Nguyễn Tuân cả trước và sau Cách mạng, Huấn Cao là một trong số không nhiều nhân vật mang vẻ đẹp rực rỡ, vẹn toàn nhất. Ở nguyên mẫu Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã tập trung tô đậm những nét cao quý phù hợp với lý tưởng của mình và Huấn Cao là hiện thân lồng lộng của cái đẹp trong hoàn cảnh đen tối, tù túng thời đó.
Huấn Cao trước hết là một con người tài hoa khác thường. Mở đầu truyện ngắn, thông qua cuộc đối thoại bàn luận giữa quản ngục và thơ lại mà nhà văn giới thiệu với người đọc vẻ đẹp này của Huấn Cao. Ấy là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Người xưa thường treo trong nhà, nơi trang trọng nhất những bức họa quý, những hàng chữ đẹp viết trên lụa óng hoặc khắc trên gỗ phủ sơn mài. Ấy là tài thư pháp, là thú chơi chữ - một nét đẹp của truyền thống dân tộc... Bởi cảm cái tài viết chữ của Huấn Cao nên viên quản ngục có sở nguyện thiết tha: có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Trong tâm niệm của quản ngục có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Cái sở nguyện thầm kín, thiết tha trôi đi, ngày Huấn Cao bị hành hình mỗi lúc một gần.
Chữ ông Huấn Cao phải đẹp lắm, quý lắm thì viên quản ngục mới kiên trì, mới đối xử nhún nhường đến thế để mong được ông cho chữ. Mà đâu phải kiên trì, nhún nhường (ngay cả khi bị lạnh lùng đuổi ra), còn phải dũng cảm nữa. Biệt đãi một tên tử tù như thế rõ ràng là hành vi rất nguy hiểm. Hành vi này ắt phải trả giá rất đắt nếu bị bại lộ.
Người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao cũng là một con người có tâm đẹp. Nguyễn Du đã từng viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Chính cái tâm này khiến người đời càng nể trọng Huấn Cao, khiến viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin chữ. Có tài nhưng Huấn Cao đâu dễ phung phí! Chữ của ông vàng ngọc không mua được, quyền thế không ép buộc được. Cái tâm của một kẻ có tài thể hiện ở lòng tự trọng, ở chỗ biết giữ lấy, biết tiếc cho cái tài của mình, biết dùng cái tài đúng lúc, đúng chỗ.
Lòng tự trọng của Huấn Cao thể hiện rõ nhất qua ý thức giữ trọn thiên lương dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi viên quản ngục đánh bạo mở cửa buồng giam ông Huấn, ngỏ ý muốn biệt đãi ông miễn là ngài giữ kín cho, Huấn Cao chưa hiểu lòng tốt, thiên lương ở viên quản ngục khác thường này, cứ nghĩ y như trăm ngàn viên quản ngục tham lam, tàn nhẫn khác. Ông không muốn hưởng ơn huệ của người khác, nhất là lúc người ấy đang ở phía đối địch với mình. Cho đến khi cất lên những lời truyền dạy, khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục, Huấn Cao vẫn muốn người này giữ thiên lương cho lành vững, đừng để nhem nhuốc mất cái đời thiên lương đi.
Là người từng lãnh đạo nông dân tỉnh Sơn khởi nghĩa chống lại triều đình để rồi lãnh án tử hình, là kẻ cầm đầu bọn phản nghịch, Huấn Cao còn nêu cao vẻ đẹp của khí phách cứng cỏi, của tinh thần dũng cảm, thái độ coi thường cái chết. Ngay từ những giờ phút đầu tiên xuất hiện ở trại giam tỉnh Sơn, Huấn Cao đã tỏ rõ khí phách của mình bằng hành động rỗ gông. Bất chấp lời dọa đùa của tên lính áp giải, người đứng đầu cái gông bằng thang gỗ lim nặng dễ đến bảy, tám tạ ấy đã lạnh lùng khom mình thúc mạnh đầu gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái khiến một trận mưa rệp rơi xuống. Cũng người ấy ngồi đợi ngày chết chém mà không hề tỏ ra nao núng, vẫn ung dung đường hoàng... Cũng người ấy cố ý làm ra khinh bạc đến điều đối với viên quản ngục... Lại đến khi nhận được tin sáng sớm ngày mai sẽ bị giải về kinh để lĩnh án tử, người ấy chỉ lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười. Huấn Cao quên việc cái chết đang đến gần mà chỉ lo làm sao đền đáp tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục.
Từ bước ngoặt trong cốt truyện để đi đến cảnh cho chữ trong nhà giam cuối truyện ngắn, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, của một người ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. Những bậc anh hùng - nghĩa sĩ thời xưa bao giờ cũng coi trọng đạo nghĩa. Vì chữ nghĩa, vì ân trả oán đền mà họ sẵn sàng hi sinh thậm chí cả tính mạng của mình. Khi chưa nhận ra lòng tốt của viên quản ngục, Huấn Cao không thèm chấp, lạnh lùng, cứng rắn. Song lúc chợt hiểu được đây là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ thì ông tìm mọi cách để báo đáp. Cao Bá Quát đã từng viết: Nhất sinh đê thủ bái lĩnh mai (Suốt đời chỉ biết cúi lạy trước hoa mai). Huấn Cao - con người suốt đời ngẩng cao đầu trước cường quyền, bạo lực ấy đã biết cúi đầu trước vẻ đẹp của một tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một nhân cách. Con người không hề sợ gông cùm, tiền bạc ấy đã biết sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ: Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Chính Huấn Cao đã chủ động vạch ra kê hoạch cho chữ.
Ngòi bút của Nguyễn Tuân thật giàu tính tạo hình và đầy chất thơ khi dựng lên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ở cuối truyện ngắn. Bút pháp nghệ thuật đối lập được nhà văn vận dụng triệt để trong cảnh này. Trong cảnh cho chữ hiện lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hành động và hoàn cảnh, giữa sức mạnh tinh thần, bản lĩnh con người và vóc dáng ngoại hình, giữa cái đẹp, cái cao thượng và cái xấu, cái ác. Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ xưa nay chưa từng có: bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu khiến khói tỏa như đám cháy nhà; tư thế của người cho chữ, nhận chữ xưa nay chưa từng có: Huấn Cao cho chữ trong đêm cuối cùng của cuộc đời, vẫn một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, viên quản ngục thì cẩn trọng, khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Giờ đây, Huân Cao trở lại cương vị người cho chữ, người truyền giáo; viên quản ngục ở vị trí người nhận chữ, được đáp ứng sở nguyện thiết tha của mình bấy lâu nay. Không có kẻ phạm tội, không có cai ngục, thơ lại. Chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt sùng kính, ngưỡng mộ của những kẻ liên tài.
Tất cả đều sống động trong ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, của thiên lương và khí phách. Sự gặp gỡ kì lạ giữa ba tấm lòng ấy khiến cho nơi buồng giam nhơ bẩn, giữa chốn ngục tù tàn bạo ngời sáng lên một sức mạnh của nhân cách cao cả, của tài hoa, của cái đẹp. Với cảnh cho chữ, kẻ tử tù Huấn Cao đã đi vào bất tử.
Qua những phân tích trên, có thể không ngần ngại khẳng định rằng Huấn Cao là một trong những hình tượng nhân vật đẹp nhất của sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân. Hình tượng này thể hiện khá đầy đủ đặc sắc tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nét nối bật đầu tiên trong tư tưởng thẩm mĩ Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng Huấn Cao là lòng yêu quý truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Khi mượn lời viên quản ngục, người thơ lại khi miêu tả trực tiếp, Nguyễn Tuân không hề giấu giếm niềm say sưa, thán phục trước cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của Huấn Cao. Phải phục cái tài ấy đến mức nào, phải thiết tha ánh sáng của chủ nghĩa đến đâu thì viên quản ngục mới cam lòng, nhẫn nhục đến như thế. Qua cuộc gặp gỡ khác thường giữa Huấn Cao và viên quản ngục để đi đến cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có. Chữ người tử tù nêu lên bài học về thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá ở con người. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài này chính là biểu hiện sâu sắc của chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc.
Tài phải gắn cùng tâm. Chữ nghĩa đâu phải là chỉ là chuyện chữ nghĩa mà chính là chuyện của nhân cách, thiên lương. Qua truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đã nêu lên một quan niệm về vẻ đẹp con người, đặc biệt trong những hoàn cảnh đen tối. Tiêu chuẩn để xứng đáng với danh hiệu con người mà Nguyễn Tuân dựa vào là thiên lương. Huấn Cao là một bậc anh hùng tài hoa và có thiên lương. Viên quản ngục là người ở môi trường đen tối, làm nghề nghiệp tàn nhẫn nhưng biết trọng tài, biết quý giữ thiên lương. Ấy là kẻ đại diện cho bạo lực đen tối nhưng lại khát khao ánh sáng của chữ nghĩa. Huấn Cao và viên quản ngục càng đẹp lên trong cách ứng xử với nhau đầy văn hóa. Từ cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường này, Nguyễn Tuân đã đặt ra vấn đề sức sống của tài năng, của nhân cách con người trước hoàn cảnh khắc nghiệt, thể hiện khát vọng được giữ gìn và phát huy trọn vẹn tài năng, nhân cách cao cả ấy. Kết thúc tác phẩm là sự chiến thắng của tài năng, của nhân cách người tử tù, là tác dụng cải biến con người, nhân lên gấp bội cái phần thiên lương ở con người từ hành động nghĩa hiệp, cao thượng của Huấn Cao.
Huấn Cao chết nhưng chữ của Huấn Cao còn, những hành động và lời dạy của Huấn Cao đã cảm hóa được quản ngục. Qua lời truyền dạy thiêng liêng của Huấn Cao khi cho chừ, Nguyễn Tuân như muôn khẳng định rằng cái đẹp, cái thiên lương không thể bị đày ải mãi giữa đống cặn bã, ánh sáng của chữ nghĩa và thiên lương ở con người đừng nên để nhem nhuốc mất mà phải tìm môi trường trong sáng cho nó tồn tại. Chuyện chơi chữ chính là chuyện nhân cách, chuyện lẽ sống.
Có thể nói Chữ người tử tù là một bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người. Những con người đáng kính Nguyễn Tuân say sưa ca ngợi ở đây như những ngọn lửa sáng trong đêm tối mông lung. Những ngọn lửa ấy có sức lan tỏa chiếu sáng cho nhiều đời sau.