25/05/2017, 10:58

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Đánh giá bài viết “Đứng trên đồi xà nu ấy mà trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến tận chân trời” – Đó là những gì mà tác giả Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình ảnh rừng xà nu hiện ra trước mắt độc giả ở ngay đoạn mở đầu cũng như kết ...

Đánh giá bài viết “Đứng trên đồi xà nu ấy mà trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến tận chân trời” – Đó là những gì mà tác giả Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình ảnh rừng xà nu hiện ra trước mắt độc giả ở ngay đoạn mở đầu cũng như kết thúc của tác phẩm. Vẫn là hình ảnh rừng xà nu bạt ngạt, xanh mát trong tầm mắt, vẫn là một màu xanh ...

“Đứng trên đồi xà nu ấy mà trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến tận chân trời” – Đó là những gì mà tác giả Nguyễn Trung Thành đã miêu tả hình ảnh rừng xà nu hiện ra trước mắt độc giả ở ngay đoạn mở đầu cũng như kết thúc của tác phẩm.  Vẫn là hình ảnh rừng xà nu bạt ngạt, xanh mát trong tầm mắt, vẫn là một màu xanh ngời ngợi của núi rừng Tây Nguyên, hình ảnh những cây xà nu xanh tươi ấy đâu chỉ là sừng sững ở đó, mà đó còn là hình tượng cây xà nu được tác giả nhắc đến ở trong bài. Cây xà nu ấy còn  là hình tượng bất khuất của những người dân làng Xô-man anh hùng. Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trung Thành và cũng là một hình tượng đem lại nhiều cảm xúc cho tác phẩm.

Không phải vô tình hay vô ý mà nhà văn gần như điệp lại câu mở đầu cũng như câu kết trong truyện. Phải chăng đó chính là ẩn ý của tác giả dùng để nhấn mạnh hơn cho khúc ca hùng tráng, trầm hùng của tác giả. Ngay từ đầu đến khi kết thúc tác phẩm, hình tượng những cây xà nu vẫn luôn là chủ đạo và liên kết toàn bộ mạch viết trong bài, đôi khi là những lúc trầm buồn nhưng lại có lúc hào hùng, rực lửa. Những cây xà nu đôi khi dưới bút pháp tả thực của tác giả cô đơn, riêng lẻ, nhưng cũng có khi lại trở thành một biểu tượng lãng mạn khi hòa chung vào cuộc sống của người dân làng Xô-man, là nơi chứng kiến biết bao nhiêu tình cảm yêu thương, là nơi minh chứng cho đôi lứa yêu nhau.

Nếu như các nhà thơ xưa lựa chọn một loài cây để gửi gắm tình cảm, hay một hình tượng để gửi gắm tâm tư như Hồ Xuân Hương gửi vào bánh trôi nước, đại thi hào Nguyễn Du lại chọn cây tre thì tác giả Nguyễn Trung Thành lại là hình tượng những cây xà nu. Và sự thật thì tác giả đã lựa chọn đúng đối tượng để có thể làm hình tượng xuyên suốt và tạo nên dấu ấn đặc biệt đối với chủ đề của bài viết. Tác giả viết về Tây Nguyên, một Tây Nguyên đầy nắng và gió thì hình tượng những cây xà nu  cũng đem lại vẻ đẹp trọn vẹn và đầy sức sống cũng như con người ở nơi đây.

Để tiếp cận với những câu xà nu, tác giả tiếp cận ở góc độ tả thực, đó không phải là một rừng xà nu bất kỳ nơi đâu, đó cũng không phải là rừng xà nu ở một nơi nào xa xăm, mà đó là rừng xà nu ở ngay cạnh bản Xô-man. Rừng xà nu đã gắn bó với con người Tây Nguyên từ rất lâu, cũng giống như làng quê Bắc Bộ thì gắn với hình ảnh cây đa, giếng nước, con đò thì người Tây Nguyên cũng như vậy đó. Cũng bởi vậy mà cây xà nu đã gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây thì ngàn đời. Dù không được miêu tả một cách trực tiếp những hình ảnh những cây xà nu vẫn đang tồn tại, hiện hữu trong từng trang giấy, từng dòng bút của tác giả. “Cây xà nu nằm ngay cạnh làng, muốn về làng thì cũng phải đi qua rừng xà nu” . Cũng bởi vậy mà T-nú sau 3 năm tham gia lực lượng trở về làng thì hình ảnh chạm ngay vào mắt anh chính là những cây xà  nu xanh mướt. Đâu chỉ có chạm vào mắt những người con khi trở về làng, những cây xà nu còn xuất hiện trong những bếp lửa của người dân làng Xô-man, nơi tụ họp của mọi người tại nhà ưng. Cây xà nu cũng là công cụ để T-nú và Mai học cái chữ. Cũng chính trong cái đêm mà cả dân làng nổi dậy “Đống lửa xà nu lớn giữa nhà cũng đỏ xác mười tên giặc nằm ngổn ngang trên đống lửa đỏ”.  Cứ như vậy mà cây xà nu đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân làng Xô-man. Xà nu sinh ra đã trở thành người Tây Nguyên, gắn bó, che trở và bảo vệ cho làng. Là nơi chứng kiến những niềm vui và cả những biến cố của dân làng, hay đơn giản chỉ là những niềm vui nhỏ nhoi trong tâm hồn của mỗi con người. Cây xà nu lúc nào cũng thế, cũng luôn song song và đồng hành với con người Tây Nguyên, dù mộc mạc, giản dị nhưng cũng thật kiên cường, bất khuất.

Cứ như vậy mà ngay cả ở góc độ tả thực, những cây xà nu vẫn luôn nổi bật trong mọi góc độ khi tả. Xà nu khi là cây, khi là cây, khi là khói, khi là lửa,… nhưng lúc nào xà nu cũng hiện diện. Ngọn lửa xà nu luôn thắp sáng cho không khí hừng hực của dân làng khi nổi dậy, để chứng kiến cho lời thề bằng máu của cả dân làng: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.

Nếu như ở góc độ tả thực, rừng xà nu đã tạo nên một chất Tây Nguyên không thể trộn lẫn thì đến góc độ biểu tượng thì những phẩm chất, những vẻ đẹp của con người Tây Nguyên lại thực sự sống dậy trong cây xà nu. Hình ảnh những cây xà nu được tác giả đặc tả một cách mãnh liệt: “ Trong rừng, ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới gục ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn,…” Cái sức sống tràn trề của cây xà nu đã được thể hiện qua hình ảnh “mũi tên lao thẳng lên trên trời” – đó là một sức sống mãnh liệt, bất khuất, là sức mạnh không có gì có thể ngăn cản được. Để diễn tả sức sống ấy, tác giả đã viết: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng,….từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Đó chính là cái sức sống căng tràn không bao giờ vụt tắt cây xà nu hay chính là người dân làng Xô-man. Ngay cả khi  dưới sự hủy diệt khốc liệt của bom đạn, mà cây xà nu bi thương: “ nhựa ứa ra tràn trề,…rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”,  ấy vậy mà cây xà nu vẫn sống, vẫn sinh sôi rất mãnh liệt: “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn”. Nỗi đau mà kẻ thù gây ra cho rừng xà nu, cho người dân làng Xô-man chỉ là một thách thức để sức sống của rừng xà nu, của những con người Tây Nguyên nhân lên mạnh mẽ.

Tác giả viết về rừng xà nu cũng như chính là viết về chính người dân làng Xô-man “chúng vượt lên rất nhanh để thay thể cho những cây đã ngã xuống”.  Cây xà nu hiện lên trong sự tiếp nối giữa cây mẹ và cây con, cũng giống như những người dân làng Xô-man vẫn tiếp tục tiếp nối những truyền thống anh hùng của dân tộc ta, nhân dân ta. Lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của nhân dân ta sẽ không bị mai một, từ anh Sút, bà Nhan, T-nú và ngay cả những thế hệ tiếp nối là Dít, là Heng. Lớp người trước đã gục ngã, thì lớp người sau đã tiếp tục lớn lên, kiên cường. Đó là một vẻ đẹp kiên cường, dũng mãnh hơn.

Tác phẩm rừng xà nu là một bản anh hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên. Lấp lánh trong từng câu văn là sắc xanh bạt ngàn của rừng xà nu. Sắc xanh ấy trở thành một phông nền  tuyệt đẹp cho một bức tranh anh hùng, của những con người yêu nước. Không khí rừng xà nu trầm hùng, dũng mãnh, mang âm hưởng sử thi cho tác phẩm và cho chính những con người Tây Nguyên đã trở thành những anh hùng cho những thiên sử thi ấy. 

0