Phân tích truyện cười Tam đại con gà
Đánh giá bài viết Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:“ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thế nhưng trong cuộc sống, nhiều người lại có thói “xấu ...
Đánh giá bài viết Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:“ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thế nhưng trong cuộc sống, nhiều người lại có thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Vì thế mà cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ...
Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:“ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thế nhưng trong cuộc sống, nhiều người lại có thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Vì thế mà cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ngụ ngôn để phê phán theo một cách hài hước, trong số đó truyện cười Tam đại con gà là một câu truyện khá phổ biến hướng đến sự châm biếm đả kích vào một anh học trò loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Anh ta học hành dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang đi đâu cũng ra vẻ cũng lên mặt “văn hay chữ tốt”. Cái xấu cái tốt càng che đậy càng dễ lộ ra kệch cỡm và đáng cười hơn rất nhiều lần.
“Tam đại con gà” là câu truyện dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ kể về những sự việc hành vi tự nhiên của con người với tính chất giải trí. Câu chuyện thu hút người đọc ở các tình huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ hay tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên khi tình huống cuối cùng khép lại.
Mấu chốt của câu chuyện chính là ông thầy được mời về gõ đầu trẻ.Bi kịch đã bắt đầu từ đó và khiến ông thầy không thể xoay xở được.Bắt đầu là việc nhận biết mặt chữ.Thầy đồ đi dạy học trò nhưng “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối quá học trò lại hỏi gấp,thầy cuống nói liều”. Thầy gặp chữ “kê” mà cũng không biết là chữ gì nên nói bừa “dủ dỉ là con dù dì”. Đọc chữ kê thành dủ dỉ, rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt Kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người đọc đọc đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy kì quặc này.
Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhớ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ và giấu nhẹm cái dốt của mình. Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt. Thầy khấn hỏi Thổ Công của gia chủ để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì ” không. Lẽ ra, không biết thì thầy phải tìm sách mà học, tìm người mà hỏi. Nhưng chuyện không có cái lẽ ra ấy. Tình huống này làm cho mâu thuẫn phát triển lên tới điểm đỉnh.
Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba. Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp nhiều lần
Tình huống thứ tư nằm ở phần kết thúc truyện. Khi thầy đồ bộc lộ đến tận cùng sự ngoan cố của thói giấu dốt thì cũng là lúc tiếng cười bật lên. Sự tin tưởng mù quáng vào thần thánh đã đưa thầy đến cuộc chạm trán bất ngờ với chủ nhà. Cái dốt nát của thầy đã bị lật tẩy. Lúc này, thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình và thầm trách Thổ Công: Mình đã dốt, Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa. Tác giả dân gian đã không hề đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhưng chỉ với một câu trong suy nghĩ của anh học trò này đã gây ra tiếng cười hài hước cho người đọc.
Vốn “vụng chèo khéo chống”, thầy vẫn cố gượng gạo giấu dốt bằng cách giải nghĩa quanh quẩn rất buồn cười. Không ngờ chữ dủ dỉ vô nghĩa mà lại được thầy tìm ra lắm nghĩa đến thế. Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng cười trào phúng hả hê. Truyện khai thác cả vần điệu, cả yếu tố thứ bậc trong tam đại con gà mà chế giễu, chọc cười: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Yếu tố bất ngờ nhất của chuyện khép lại thì cũng là lúc tiếng cười phê phán vang lên không dứt.
Câu chuyện ngắn gọn khai thác từ những chi tiết, khía cạnh sâu sắc để vấn đề xoay quanh một chữ kê nhưng đã vẽ ra được chân dung thảm hại của nhân vật thầy đồ đáng phê phán. Sự phê phán nằm trong tiếng cười chính là một bài học cho người đời về vấn đề học thức của mỗi người, không biết thì hỏi, không cần che dấu để rồi dấu đầu hở đuôi làm trò cười cho thiên hạ.