Phân tích hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp
Đề bài: Phân tích hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Bài làm Hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quôc. Tác phẩm Bản án...Tã đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu “khai thác triệt để” thuộc địa. Sau ...
Đề bài: Phân tích hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Bài làm Hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quôc. Tác phẩm Bản án...Tã đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu “khai thác triệt để” thuộc địa. Sau Đại chiến thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa hẹn tốt đẹp với nhân dân thuộc địa. Hơn nữa, chúng ra sức tăng cường toàn bộ chính sách bóc lột, đàn áp hết sức dã man, với những ...
Đề bài: .
Bài làm
Hình ảnh những tên thực dân trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quôc. Tác phẩm Bản án...Tã đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu “khai thác triệt để” thuộc địa. Sau Đại chiến thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa hẹn tốt đẹp với nhân dân thuộc địa. Hơn nữa, chúng ra sức tăng cường toàn bộ chính sách bóc lột, đàn áp hết sức dã man, với những kế hoạch quy mô, những tổ chức có hệ thống về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá. Hầm mỏ, nhà máy đồn điền cao su tập trung hàng nghìn công nhân là những địa ngục trần gian. Thuế má nặng nề, phi lí, rượu cồn, thuốc phiện, giam hãm người nông dân trong cảnh bần cùng, đói rét. Bộ máy quan lại được củng cố, trở thành những công cụ đắc lực, bắt bớ những người yêu nước và bóc lột đến tận cùng cái khố rách của nhân dân thuộc địa. Chúng thi hành mọi chính sách thâm hiểm và trắng trợn chống lại nền văn hoá dân tộc. Nấp sau chiêu bài “bình đẳng, bác ái”, và nhiều khi không cần chiêu bài gì, chúng muốn biến dân tộc bị áp bức thành những dân tộc đời đời làm nô lệ. Để thực hiện những âm mưu ấy, chủ nghĩa đế quốc Pháp xuất khẩu những tên thực dân sang thuộc địa. Bọn này hùng hổ kéo từng đoàn, từng lũ sang thuộc địa để vơ vét, chém giết, dưới khẩu hiệu lừa bịp “khai hoá”. Dù che giấu dưới cái vẻ hào nhoáng nào, chúng vẫn để lộ nguyên hình là những con quỷ dữ. Đó là hình ảnh cụ thể nhất của chủ nghĩa đế quốc “ăn bám” và “thối nát”. Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc đã miêu tả quá trình tiêu vong của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn giãy chết của nó, qua hình tượng những tên thực dân dưới nhiều hình dáng.
Tác phẩm mang tính đấu tranh mãnh liệt. Nó mở ra thời đại văn học chủ nghĩa chống thực dân. Trong tác phẩm, tác giả phê phán kịch liệt những “bài diễn thuyết” và “những cây bút đạo đức”, “những ngài chuyên nghề khoác lác” nói về thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân đã đào tạo được hàng loạt bồi bút hạng bét chuyên nghề ca ngợi bọn thực dân “khai hoá”, ca ngợi việc chinh phục thuộc đĩa như “một sứ mệnh văn minh và nhân dạo”, phỉ báng, xuyên tạc những dân tộc bị áp bức chỉ là “giống người hèn hạ”. Đó là một thứ sản phẩm bẩn thỉu bậc nhất của chủ nghĩa đế quốc. Hằng trăm tác phẩm, nào hồi kí, nào thư, nào tiểu thuyết, nào lịch sử, đã nói lên những điều vô liêm sỉ ấy. Một bọn nhà văn như Claude Frane’re muốn xây dựng những “bản anh hùng ca” đẫm máu của chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Năm 1925, Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc đánh dấu bước ngoặt quyết định của văn học chủ nghĩa chống thực dân. “Văn học thuộc địa” bị một đòn đích đáng. Những ảo tưởng tiểu tư sản về “sự thâm nhập hoà bình và thân ái vào các nước thuộc địa bị tiêu tan. Bản án...y ạ ch cho mọi người thấy một thế giới hiện thực vô cùng tàn bạo. Từng bước, tác phẩm lật cái màn dối trá và hoa mĩ, phơi bày một cách bình tĩnh, khoa học, chính xác, những sự việc, những tài liệu chân thực của toàn bộ chế độ thực dân, lột trần cái bản chất thối tha của nó. Tất cả bọn thực dân gớm ghiếc, từ tên tổng trưởng thuộc địa, đến những tên Toàn quyền, Thống sứ, hay cai đoan, viên chức thực dân... lần lượt diễn trên sân khấu, đóng đủ mọi vai trò: khi là một con quỷ ghê tởm, khi là một thằng hề đáng khinh bỉ, khi là một đạo đức giả, một tên hung bạo, đứa côn đồ... Tóm lại, cái “tâm hồn thực dân” biểu hiện dưới con mắt nhân loại, cụ thể, chính xác, rất thực với bản chất của nó.
Bản án chế độ thực dân Pháp là một tác phẩm mang tính khoa học chính xác, đanh thép, khách quan. Đấy là những tài liệu lấy trong hồ sơ của bọn thống trị, đó là những con số, những bản thống kê, những sự việc được báo chí tư bản thú nhận, tóm lại, những bằng chứng cụ thể, chỉ rõ tên tuổi bọn “khai hoá” đầu sỏ trong lịch sử nhục nhã của chế độ thực dân Pháp, với niên hiệu rành rọt, nơi chốn rõ ràng. Tác giả đã phân tích, tống hợp những tài liệu, rút ra những kết luận khái quát, tạo thành một “bản án” kết hợp hùng hồn và kịch liệt.
Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, tác giả vẽ lên một bức tranh địa ngục đầy rẫy những cảnh bất nhân, bất nghĩa, những cảnh bất công phi 11, đầy phẫn nộ, những bức hoạ vẽ bằng máu và nước mắt của người dân mất nước. Những tên thực dân khát máu chỉ biết có đốt phá, chém giết, đầu độc, vơ vét. Gần suốt tác phẩm, ta nghe thấy những tiếng hò hét man rợ của chúng, tiếng roi vọt tàn nhẫn, tiếng bom đạn. Tác giả gọi những tên thực dân ấy là “bọn côn đồ”, “bọn gian phi”, “những tên bạo ngược”, “bọn chó má”, “quân ngu xuẩn và đểu cáng”, “được điểm trang bằng những huy chương mục nát: bác ái, bình đẳng”. Mở đầu tác phẩm là chương Thuế máu đầy uất hận: “Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương”.
Đôi với những thanh niên Xê-nê-gan không chịu đi lính thay cho bọn đế quốc, một tên thực dân Pháp bắt thân nhân họ ra hành hạ. Hắn bắt ông già, bà già, đàn bà có thai, con gái, đem lột trần truồng, hai tay trói ghì. Những nạn nhân ấy bị bắt chạy qua các thôn xã dưới đòn roi vọt. Nguyễn Ái Quốc kể tiếp: “Một người đàn bà cõng con trên lưng phải van xin mãi người ra mới cởi trói cho một tay để đỡ đứa bé. Trong khi chạy, hai cụ già ngã xuống, ngất đi vì đói lả;
nhiều em gái bị khủng bố, đã bật hành kinh tuy chưa đến tuổi; một người đàn bà có mang bị truỵ thai, con chết ngay khi đẻ; một người đàn bà khác thì sinh đứa con mù mắt”.
Chương mở đầu ấy mãnh liệt và khủng khiếp như hồi I vở kịch Hăm-lét, bóng vua cha xuất hiện giữa đêm khuya vô cùng giận dữ và kêu gọi báo thù. Năm 1924, trong bài báo Hành trình kiểu Lynnch, tác giả đã phản ánh một cảnh tượng vô cùng dã man của “nền văn minh Mỹ”. Một lần nữa, chúng ta thấy, ở Việt Nam, Bác là người đầu tiên lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ, cách đây ngót nửa thế kỉ. Bọn đế quốc Mỹ hằn thù một cách thú vật những người da đen vô tội. Chúng đặt ra lối “hành hình kiểu Lynch”:
“Các bạn hãy tưởng tượng một đám đông cuồng dại. Quả đấm nhăm nhăm, mắt đỏ ngầu, miệng sùi bọt, la ó, chửi bới nguyền rủa”.
Chúng trói người da den bị “hành hình” vào một gốc cây trong rừng, tưới dầu lửa vào người. Trước khi châm lửa, chúng bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, rồi móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo những mảng da đẫm máu. Nguyễn Ái Quốc kể: “Người da đen không kêu được nữa: lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ gí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con rắn bị đánh dập nửa mình, dở sống, dở chết. Một nhát dao, thế là rụng một cái tai. Ái già! Nó mới đen làm sao! Thế là những mụ đàn bà cào cấu cho nát mặt người ấy ra”.
Bản án chế độ thực dân Pháp không thiếu những cảnh dã man như thế: Một tàu biển cập bến; mấy chiếc xuồng bán hoa quả của người Việt Nam đến sát mạn tàu để bán hàng; bọn lính thực dân “hắt chơi một gàu nước sôi xuông lưng những người bán hàng khốn khổ”... “Một người Việt Nam bị giội nước sôi bỏng từ đầu đến chân, phát điên lên, muốn nhảy xuống biển. Cha của anh, quên cả nguy hiểm, bỏ tay chèo ra, ôm xôc lây anh, bắt anh nằm xuông thuyền. Cuộc vật lộn chớp nhoáng vừa chấm dứt thì gầu nước thứ hai giội xuống. Thế là chính người cha bị luộc đỏ chín. Ông già giãy giụa trong thuyền, da bị róc đi, tróc thịt đỏ rói, miệng gào rống lên”. Bọn thực dân ấy “bật cười, cho là rất ngộ nghĩnh”.
Nguyễn Ai Quốc mô tả một thời kì lịch sử đẫm máu của chủ nghĩa tư bản. Đó là những tiếng chuông báo động cho nhân loại phải đứng dậy tiêu diệt cái chế độ vô nhân đạo ấy đi. Với Bản án... tác giả đã làm cho bọn thực dân “bắt buộc phải nhảy múa lên, khi nó nghe chính bản nhạc đó đã dạo lên”, như Mác nói. Trần Dân Tiên thì bình tĩnh kể rằng: “Chính vi vậy mà ông Nguyễn bị bọn thực dân thù ghét”.