06/06/2017, 14:49

Cảm nhận của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn

Đề bài: Qua bài Hịch tướng sĩ, em cảm nhận như thế nào về vị anh hùng dân tộc, danh tưởng Trấn Quốc Tuấn? Hướng dẫn Con người tác giả không chỉ hiện ra trực tiếp ở doạn bộc bạch nỗi lòng, mà còn được thể hiện trong toàn bộ bài hịch, ở nhiều phương diện, đặc biệt là ở thái độ và giọng điệu nói với ...

Đề bài: Qua bài Hịch tướng sĩ, em cảm nhận như thế nào về vị anh hùng dân tộc, danh tưởng Trấn Quốc Tuấn? Hướng dẫn Con người tác giả không chỉ hiện ra trực tiếp ở doạn bộc bạch nỗi lòng, mà còn được thể hiện trong toàn bộ bài hịch, ở nhiều phương diện, đặc biệt là ở thái độ và giọng điệu nói với các tướng sĩ. Em có thể nêu cảm nhận của mình về hình ảnh người anh hùng dân tộc, vị danh tướng Trần Quốc Tuân ở các phương diện: một tâm hồn cao đẹp, với lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm ...

Đề bài: Qua bài Hịch tướng sĩ, em cảm nhận như thế nào về vị anh hùng dân tộc, danh tưởng Trấn Quốc Tuấn?

Hướng dẫn

Con người tác giả không chỉ hiện ra trực tiếp ở doạn bộc bạch nỗi lòng, mà còn được thể hiện trong toàn bộ bài hịch, ở nhiều phương diện, đặc biệt là ở thái độ và giọng điệu nói với các tướng sĩ. Em có thể nêu cảm nhận của mình về hình ảnh người anh hùng dân tộc, vị danh tướng Trần Quốc Tuân ở các phương diện: một tâm hồn cao đẹp, với lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc mãnh liệt, tấm lòng với các tướng sĩ vừa chân tình vừa nghiêm khắc; một trí tuệ sắc sảo với sự hiểu biết tâm lí con người, có nghệ thuật tác dộng, thuyết phục, khích lệ rất tài tình.

Bài làm

Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn yêu nước tiêu biểu của thời đại nhà Trần nói riêng, của mọi thời đại nói chung. Áng văn ấy được kết tinh từmột trái tim yêu nước nồng  thắm  của  bậc  anh  hùng  hào  kiệt văn võ  song  toàn:  Hưng Đạo Vương Trần  Quốc Tuấn.

Với lòng căm giận sục sôi, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻthù. Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó  thấy  sứgiặc đi lại nghênh  ngang ngoài đường,  uốn lưỡi  cú diều mà  sỉmắng  triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tềphụ, đểthỏa lòng tham không cùng, giảhiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, đểvét  của  kho  có  hạn.  Thật khác nào như đem thịt  mà nuôi hổđói, sao cho khỏi tai vạvềsau. Thật là tội ác trời không dung, đất không tha!

Thái độcủa Trần Quốc Tuấn đối với bọn giặc là thái độkhinh bỉcao độ. Lòng căm giận và khinh bỉtrào ra ngòi bút khiến ông mô tảsứgiặc như những loài cầm thú xấu xa, bỉổi nhất: cú diều, dê chó, hổđói. Thái độấy là thái độquyết không đội trời chung, thềsống chết cùng quân thù.

Bày  tỏ thái độcủa  mình  với  quân  giặc,  Trần  Quốc  Tuấn  muốn ba quân tướng  sĩ cũng nuôi dưỡng lòng căm thù và ý chí giết giặc như ông. Nhớlại thực tếlich sử: năm 1277 Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước, năm 1281 Sài Xuân đi sang sứ, cưỡi  ngựa đi thẳng  vào  cổng  chính  của  kinh thành, quân  sĩ canh cổng ngăn lại,  bịhắn đánh toạc cảđầu. Vua sai thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh  không  dậy.  So sánh  với  thực  tếlịch  sửấy  sẽthấy  tác  dụng  của  lời  hịch như đổthêm dầu vào ngọn lửa căm hờn của nhân dân ta.

Sau  khi  vạch  rõ  tội  ác  và  bản  chất  của  kẻ thù,  Trần  Quốc  Tuấn  trực  tiếp  bày  tỏnhững  tình  cảm  của  mình. Đây là đoạn văn biểu  hiện  tập  chung  nhất, cao độnhất  cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy. Tất cảcác trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗgối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độmuốn được xảthịt  lột  da nuốt  gan uống máu quân thù. Càng đau xót  bao nhiêu  thìcàng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xảthân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!

Càng yêu nước sâu sắc, hơn ai hết  Trần  Quốc  Tuấn  càng  lo  lắng  cho sựan nguy của đát nước. Sáu mươi vạn quân Mông Cổtinh nhuệvới thếmạnh như chẻtre, đã làm mưa làm gió khắp Á-Âu đang lăm le ngoài biên ải. Vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, thếmà lại có những tư tưởng hoặc dao động cầu hòa, hoặc bàng quan vô trách nhiệm, hoặc  lo  vun  vén  cá  nhân.  Trong  tình thếnước sôi  lửa  bỏng ấy,  ruột  gan  vịchủtướng như có lửa đốt. Người anh hùng yêu nước đã biến hành động cho đất nước. Ông khéo tìm cách khích lệ, động viên tướng sĩ. Ông nhắc lại ân tình sâu nặng của mình đối với tướng sí đểnhắc nhởhọvềsựđền ơn, đáp nghĩa vềtrách nhiệm của kẻlàm tôi. Ông nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đểkích thích họtheo gương người xưa mà hành động. Ông chỉra cho họthấy nỗi nhục của chủquyền đất nước bịchà đạp: Triều đình bịgiặc sỉmắng, tướng  triều đình phải  hầu  giặc, nhạc Thái thường  thì  bịđem ra đểđãi yến  ngụy sư...đểkích động lòng tựtrọng, tựtôn dân tộc...

Đứng trên cương vịmột  vịchủsoái,  Trần  Quốc  Tuấn  vừa  chân tình  chỉbảo vừa nghiêm  khắc phê phán thái độbang quan, thờơ của tướng sĩ: Nay các ngươi nhìn  chủnhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà ko biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đểđãi yến ngụy sứmà không biết căm...

Cũng đứng trên cương vịcủa một vịchủsoái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉbảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờbạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợcon... Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độbàng quan không chỉlà sựthờơ nông cạn mà còn là sựvong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủtướng. Sựham chơi hưởng lạc không chỉlà vấn đềnhân cách mà còn là sựvô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉrõ cho họthấy hậu quảtai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu đểđời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào.

Sựphê  phán  nghiêm  khắc  của  Trần  Quốc  Tuấn  bắt  nguồn  sâu  xa  từlòng  yêu thương chân thành với tướng sĩ và từtình yêu Tổquốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cảlà nhắm đểđánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thếáp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Quyết chiến quyết thắng kẻthù chính là tư tưởng chủđạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

0