06/06/2017, 14:49

Soạn bài Con Rồng Cháu Tiên

CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Nội dung: Truyện kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai vị tổ tiên đã sinh ra dân tộc Việt Nam. Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, đã giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu ...

CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Nội dung: Truyện kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai vị tổ tiên đã sinh ra dân tộc Việt Nam. Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, đã giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành; lại dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Âu Cơ dòng tiên, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng, tâm hồn ...

CON RỒNG, CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Nội dung:

Truyện kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai vị tổ tiên đã sinh ra dân tộc Việt Nam. Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, đã giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành; lại dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Âu Cơ dòng tiên, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng, tâm hồn thơ mộng: thích đi du ngoạn đến vùng đất có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nhân dân ta gọi bằng cái tên thân yêu, tôn kính: Bố Rồng, Mẹ Tiên. Họ gặp nhau, thành vợ chồng, sinh ra một cái bọc trăm trứng nỏ ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường; sau đấy, chia con theo bố, mẹ xuống biển và lên núi cai quản các phương. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương. Dân tộc Việt Nam được sinh ra và đất nước Việt Nam được dựng lên như vậy - từ huyền thoại Con Rồng, cháu Tiên mà mỗi người dân Việt đều ghi giữ trong lòng và tự hào về điều đó.

2. Ý nghĩa

Người xưa sáng tạo ra câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên để giải thích nguồn gốc dân tộc và thế' hiện lòng tự hằo dân tộc của mình. Không phải đến bây giờ, mà ngay từ ngày xưa, ông cha ta đã rất có ý thức về nguồn gốc dân tộc mình. Cách giải thích như trong truyện thực chất là một sự đề cao dân tộc mình qua việc đề cao nguồn gốc dân tộc: một nguồn gốc thật là danh giá, cao sang, đẹp đẽ và thống nhất. Không chỉ giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, truyện còn biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.

3. Nghệ thuật:

Truyện có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo do trí tưởng tượng phong phú của người xưa bắt nguồn từ tư duy mộc mạc, nguyên sơ mang đậm tính chất thần thoại mà tiêu biểu nhất là kỉ tích diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tỉnh, Mộc Tinh của Lạc Long Quân và hỉnh tượng “bọc trăm trứng nở ra trăm con” (xem thêm phần Mở rộng kiến thức dưới đây). Những chi tiết hoang đường, kì ảo đó không những làm cho câu chuyện thêm lung linh, huyền ảo, hấp dẫn mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Có phải chính cái sắc màu huyền thoại của câu chuyện “bọc trăm trứng” đã tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc ta, nhằm tô đậm thêm nguồn gốc thiêng liêng của cội nguồn đất nước? Ở đây, trí tưởng tượng của cha ông ta thật là phong phú, diệu kì, nhưng trí tưởng tượng đó chỉ có thể bay lên từ một lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ để sáng tạo ra một hình ánh tuyệt vời về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ:

a) Lạc Long Quân:

-Dòng dõi nguồn gốc: nòi Rồng, con trai thần Long Nữ. -Tài năng: sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

-Kì tích phi thường: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.

b) Âu Cơ: 

-Dòng dõi nguồn gốc: dòng Tiên, thuộc dòng họ Thần Nông.

-Sắc đẹp: xinh đẹp tuyệt trần.

-Tính tình phóng khoáng, tâm hồn thơ mộng: thích đi du ngoạn đến vùng đất có nhiều hoa thơm cỏ lạ.

c) Cảm nhận chung:

“Ta vốn nòi Rồng ở vùng nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao”- Lạc Long Quân mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh và nhân hậu; Âu Cơ mang vè đẹp dịu dàng, trong sáng và thơ mộng. Phải chăng đó cũng là vẻ đẹp anh hùng mà tình nghĩa của dân tộc Việt Nam:

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

(Huy Cận - Đi trên mảnh đất này)

Vẻ đẹp của Bố Rồng, Mẹ Tiên là kết tinh vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Chuyện kết duyên của Lạc Long Quán cùng Âu Cơ và chuyện Ầu Ca sinh nở có gì kì lạ ?

Gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vợ chồng như một mối kì ngộ lương duyên, như Trời đả định sẵn để họ thành hai vị tổ tiên của dân tộc. Sinh ra “một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”.

Đây là điều tưởng như không thể có, không bao giờ có được, vậy mà nó đã xảy ra đối với hai con người đẹp đẽ, xuất chúng này, khiến ta có thể nghĩ răng: dường như chỉ có hai con người ấy đến với nhau (thành vợ thành chồng) thì mới có dược cái điều kì lạ ấy. Đây cũng là chi tiết hay nhất và có ý nghĩa nhất của truyện.

Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai nứa: 50 người con theo bô' xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương. Như vậy, theo truyện này, người Việt Nam ta là con cháu vua Hùng, có nguồn gốc là con Rồng, cháu Tiên.

Câu 3. Cơ sở lịch sử của truyện Con Rồng, cháu Tiên chính là thời đại Hùng Vương, có tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, triều đình có quan văn, quan võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương,... Đó là cơ sở lịch sử mà người xưa đã dựa vào để sáng tác nên huyền thoại Con Rồng, cháu Tiên. Vì vậy, tuy có những yếu tô' tường tượng, kì ảo nhưng các nhân vật và sự kiện trong truyện đều có liên quan đến lịch sử thời quá khứ: nó là một truyền thuyết về thời đại Hùng Vương gắn với nguồn gỏ'c dân tộc và công cuộc dựng nước cùa vị vua Hùng đầu tiên trong lịch sử.

Câu 4. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thực, không thể xảy ra trong cuộc sống thực của con người. Đây chỉ là những chi tiết mà người xưa tưởng tượng ra nhằm nói lên một điều gì đó mà họ mong muốn. Vì tưởng tượng nên thường kì áo, và kì ảo nên mới làm cho câu chuyện huyền diệu, lung linh, li kì, hấp dần; nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Ví như chi tiết “bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai” thì thật kì diệu, không thể nào có được trong cuộc sống của con người, nhưng phải có những chi tiết siêu nhiên kì ảo như thế thì mới tôn vinh được nguồn gốc đẹp đõ, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, và nhất là tô đâm, khắc sâu cái ý dán tộc ta có chung một cội nguồn thống nhất, có chung hai tlểng “đồng bào” (cùng một bọc) ruột thịt thán thương. Vai chi tiết tưởng tượng, kì ảo không thể thiếu được trong các truyền thuyết, đặc biệt là trong các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, chính là vì vậy. Đó là nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta bắt nguồn từ một tư duy mộc mạc, nguyên sơ mang đậm sắc màu thần thoại của con người thời viễn cổ.

Câu 5. Ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên:

- Giải thích nguồn gốc dân tộc.

- Tôn vinh nguồn gốc dân tộc Việt Nam: đẹp đẽ, thiêng liêng, thống nhất, cũng có nghĩa là đề cao dân tộc và tự hào về dân tộc.

(Xem thêm phần Ý nghĩa truyện, trong mục 2 phần I ở trên)

0