31/05/2017, 11:53

Bình giảng khổ thơ 7,8 trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng tuy xuất thân là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội nhưng họ không hề quản ngại gian khổ sống và chiến đấu giữa nơi rừng thiêng nước ...

Bình giảng đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng tuy xuất thân là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội nhưng họ không hề quản ngại gian khổ sống và chiến đấu giữa nơi rừng thiêng nước độc, lại bị căn bệnh sốt rét rừng hoành hành mà không có thuốc chữa nên họ có một ngoại hình khó coi: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùng Nhà thơ Quang Dũng ...

Bình giảng đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng tuy xuất thân là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội nhưng họ không hề quản ngại gian khổ sống và chiến đấu giữa nơi rừng thiêng nước độc, lại bị căn bệnh sốt rét rừng hoành hành mà không có thuốc chữa nên họ có một ngoại hình khó coi:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng

Nhà thơ Quang Dũng đã gọi binh đoàn của mình bằng một cái tên khá thú vị "đoàn binh không mọc tóc". Thêm vào dó, hai câu thơ trên đã tạo ra hai vế đối lập rất cân xứng: “quân xanh màu lá" và "dữ oai hùm", một bên là thiếu thốn gian khổ, một bên là khí phách anh hùng. Một bên là ốm yếu bệnh tật, một bên là tư thế hiên ngang, ngạo nghễ đầy thách thức. Phải chăng những người lính Tây Tiến đã lấy chính hiện thực gian khổ khốc liệt làm niềm kiêu hãnh và tự tôn cho chính mình? Đây chính là một điểm khác biệt giữa Quang Dũng với các nhà thơ đương thời cùng viết về hình tượng người lính. Qua đó ta có thể thấy được tinh thần lạc quan cách mạng, cái "chất lính” dí dỏm hài hước của các chiến sĩ chiến đấu ở mảnh đất miền tây này. Câu thơ ngắt nhịp mạnh, kết hợp với ba tiếng “dữ oai hùm" tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng. Người đọc như cảm nhận được khí thế hừng hực của đoàn quân ra trận.

Người lính Tây Tiến không chỉ quả cảm khi chiến đấu, kiên cường trước gian khổ mà còn là những chàng trai lắm mộng nhiều mơ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Dường như bao tâm nguyện, bao nhiêu khát khao hoài bão tự cõi lòng dâng lên ánh mắt, tạo ra hình ảnh "mắt trừng". Chính ánh mắt đó đã từng khiến cho bao kẻ thù phải khiếp sợ và cũng chính ánh mắt đó là cái nhìn đau đáu khôn nguôi hướng về quê hương – nơi có biết bao người thân, bạn bè, nơi có cả một "dáng kiều thơm" nào đó đã được nhắc đến. Nỗi nhớ mà những người lính Tây Tiến gửi qua những tia nhìn, ánh mắt, qua những giấc mộng khiến cho hình ảnh họ trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn. Và nỗi nhớ ấy sẽ mãi luôn đi theo họ, tiếp thêm sức mạnh cho họ ngay cả khi họ đã ngã xuống.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Người lính Tây Tiến phần đông đã ngà xuống để bảo vệ độc lập, tự do của Tố quốc. Họ đã không tiếc máu xương, không tiếc tuổi đời còn trẻ mà ra sức làm tròn nghĩa vụ của một người con đối với mẹ hiền Tổ quốc. Bỏi vậy sự hy sinh của họ là một điều vô cùng cao cả, thiêng liêng. Sự ra đi của mỗi người lính Tây Tiến không hề mang màu sắc của sầu thương, bi lụy, sự ai oán não nùng mà nó còn trở thành lời động viên, khích lệ đối với lớp người đi sau phải tiếp tục rèn luyện ý chí và quyết tâm chiến đấu với kẻ thù. Tác giả đã mượn hình ảnh "áo bào" để thay cho những manh chiếu rách ngoài đời để tăng thêm sắc thái trang trọng, giảm bớt nỗi buồn thương bị lụy. Qua đó, nhà thơ đã phần nào bày tỏ sự sẻ chia, đồng cảm đối với người lính Tây Tiến. Trước cái chết của họ, dòng sông Mã – chứng nhân của lịch sử – không ngừng tấu lên những khúc ca đơn độc thấm đẫm nỗi buồn thương. Dòng sông như chất chứa bao nỗi uất hận, xót xa, nỗi đau đớn đến tột cùng của lòng người

Nhà thơ Quang Dũng đã dành những vần thơ đầy niềm trang trọng và yêu thương, trìu mến để miêu tả và hoàn thiện thêm bức chân dung người lính Tây Tiến.

0