Phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”- Văn 12
Đề bài: Em hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nhắc đến nhà văn Nguyễn Minh Châu người ta biết ngay ông chính là một hiện tượng văn học vừa độc đáo của văn học thời kỳ đổi mới. Và như Nguyên Ngọc đã nhận xét “Nguyễn Minh Châu là ...
Đề bài: Em hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Nhắc đến nhà văn Nguyễn Minh Châu người ta biết ngay ông chính là một hiện tượng văn học vừa độc đáo của văn học thời kỳ đổi mới. Và như Nguyên Ngọc đã nhận xét “Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh và tài năng”. Những tác phẩm của ông chứ đựng những triết lý nhân sinh, đó chính là cảm hứng thế sự đời tư. Và “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biể của ông thể hiện được phong cách độc đáo này. Trong tác phâm thì nhân vật người đan bà hàng chài nổi lên là một nhân vật trung tâm, thể hiện được nhiều những suy tư, trăn trở và thông điệp tác phẩm mà nhà văn muốn nhắn nhủ.
Có thể thấy được trong tác phẩm, nhân vật người đàn bà hàng chài chính là tâm điểm trong câu chuyện của người nghệ sĩ Phùng. Và rất dễ nhận ra được ở nhân vật này chủ yếu xuất hiện trong phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng về chính chiếc thuyền chài lưới. Hơn nữa đó như cũng lại xuất hiện trong chính câu chuyện cuộc đời chị kể ở toà án huyện. Và cũng thông qua đó, cuộc đời, số phận, tính cách, cảnh ngộ của chị như thực sự gây được sự xúc động, trăn trở mạnh mẽ không chỉ với tác giả mà còn với người đọc.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại không đặt tên cho nhân vật của mình. Khi nhân vật không được gọi tên cụ thể mà lại được gọi là người đàn bàn hàng chai. Và có lẽ đây cũng chính là dụ ý nghệ thuật của tác giả. Người đàn bà hàng chai vô danh kia như lại là đại diện của rất nhiều người đàn bà hàng chai khác cũng phải sống cuộc sống cam chịu như nhân vật trong tác phẩm. Và không gọi tên là để cho nhân vật của mình có một tầm phổ quát lớn lao. Đây là người đàn bà có ngoại hình xấu xí tàn tạ ”trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Có lẽ rằng chính vì cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ dường như cũng đã làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch đi biết bao nhiêu.
Số phận của người đàn bàn này thật bất hạnh biết bao nhiêu. Có lẽ rằng chính cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc như cũng thật là vất vả, lam lũ, bấp bênh. Gia đình rất nghèo lại còn đông con nưa song thuyền thì lại chật,… Người đàn bà như luôn bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thường xuyên cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Thật xác đáng khi nhận xét rằng chị là nạn nhân của sự nghèo đói. Và chính số phận đầy bi kịch ấy được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.
Song như tiềm ẩn bên trong người đàn bà hình dáng bên ngoài xấu xí, thô kệch, lại còn phải như đã chịu biết bao cay đắng, nhọc nhằn ở cuộc đời này đó còn chính là những phẩm chất cao đẹp. Trước hết ở người đàn bà này chính là sự nhẫn nhục, chịu đựng vì hoàn cảnh. Chị dường như cũng đã coi việc mình bị đánh đó như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Chị đã chấp nhận, chị như không hề kêu van, không trốn chạy cũng như không hề có ý định rời bỏ gia đình nghèo khó ấy.
Ta như cũng đã thấy được nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị, một người mẹ rất mực yêu thương chồng con. Và cũng chính với người đàn bà này, các con là cuộc sống, lẽ sống. Khi tòa án đưa ra giải pháp li dị, chị đã từ chối. Có nghĩa rằng là khi chị đã bị từ chối trút bỏ tấm bi kịch nhục nhã của đời mình. Với người đàn bà này thà bị đi tù, và khi cho dù có bị đánh đập còn hơn phải bỏ chồng, bỏ con. Nhất là hình ảnh người đàn bà ở tòa án huyện đã minh chứng cho thấy sự chung thủy, yêu con và thương cho chồng. chị như thật hiểu lẽ đòi. Có thể thấy được ở người đàn bà này một sự yêu thương vô bò đối với chồng con. Và chị biết rằng cho dù chồng có đánh như thế nào đi chăng nữa thì chiếc thuyền luôn cần phải có một người đan ông.
Không những thế, ta như thấy được ở đây còn là người phụ nữ vị tha thánh thiện. Chị như không chỉ yêu thương, chị cũng đã hi sinh đến quên mình vì đàn con. Và có thể thấy được chính ở người phụ nữ này còn có một tấm lòng bao dung, độ lượng đối với chồng với con. Và điều này cũng đã làm cho người nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu như đã vỡ lẽ và khi nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng lên án. Nhưng chính cách nhìn nhận, sự hiểu lẽ đời đã giúp cho người đàn bà không học này thắng thế về lý lẽ đối với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng
Trong những cơn khổ đau triền miên, dường như ở người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc vô cùng nhỏ nhoi, đời thường. Đó chỉ đơn giản là những giây phút vợ chồng con cái sống bên nhau vui vẻ, hoà thuận. Và có thể thấy được chính vì cái hạnh phúc hiếm hoi, ít ỏi đó phải trả giá bằng những hành hạ, bạo tàn. Và có thể thấy được chính cái niềm vui lớn nhất là của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Và cũng như chính với những kiếp đàn bà nhọc nhằn đó nói đến niềm vui thật xa xỉ. Nhưng chính vì những sự tận tụy hi sinh cho chồng con chính là niềm vui lớn nhất đối với người phụ nữ. Và ta như thấy được ở đây chính là sức mạnh nội tâm nâng đỡ người đàn bà rằng là “lần đầu tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười”. Đó như đồng thời cũng chính là triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người. Và thông qua đó ta như thấy được chính những quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà dường như nó vẫn nằm ngoài tầm tay.
Chính bằng biện pháp đồi lập giữa hoàn cảnh và tính cách,và đối lập giữa ngoại hình và tâm hồn, như cũng đã đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người. Và thông qua nhân vật người đàn bà hàng chài, thì tác giả Nguyễn Minh Châu dường như cũng đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Và thật tinh tế khi ông đã khai thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường, để có thể phát hiện những nét đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ. Và đó cũng thật đúng khi nói cả đời, ông đã tâm niệm sáng tác văn học là đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người”.
Nguồn: Văn mẫu hay