24/05/2017, 14:23

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “truyện Kiều” Nguyễn Du Bài làm Đoạn trích “Nỗi thương mình” trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”. Trước đó kể về quá trình Kiều sau khi bị bán mình, bị Mã Giám Sinh đưa đến lầu xanh ...

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “truyện Kiều” Nguyễn Du Bài làm Đoạn trích “Nỗi thương mình” trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”. Trước đó kể về quá trình Kiều sau khi bị bán mình, bị Mã Giám Sinh đưa đến lầu xanh của Tú Bà. Biết thực chất hoàn cảnh của mình, Kiều đã chống đối quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn mắc bẫy của Tú Bà và buộc phải tiếp khách làng chơi. Đoạn trích nói về tình cảnh trớ ...

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “truyện Kiều” Nguyễn Du

Bài làm

Đoạn trích “Nỗi thương mình” trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”. Trước đó kể về quá trình Kiều sau khi bị bán mình, bị Mã Giám Sinh đưa đến lầu xanh của Tú Bà. Biết thực chất hoàn cảnh của mình, Kiều đã chống đối quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn mắc bẫy của Tú Bà và buộc phải tiếp khách làng chơi. Đoạn trích nói về tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân trách phận của Kiều.

Thúy Kiều trong đoạn trích xuất hiện với tư thế của một kĩ nữ lầu xanh. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ để thông báo về tình cảnh và thân phận thực tế của Kiều: “bướm lả ong lơi, cuộc say, trận cười, lá gió cành chim, Tống Ngọc, Tường Khanh”. Cuộc sống nơi nhà chứa hiện lên với các góc độ khác nhau: quan hệ chơi bời phóng đãng, những cuộc truy hoan kéo dài thâu đêm suốt sáng, những người khách làng chơi…”

Thúy Kiều về hình thức đang sống trong không gian nhà chứa, đang có thân thế như một kĩ nữ. Tuy nhiên từ trong sâu thẳm tâm hồn Kiều, nàng luôn muốn vươn lên khỏi đóng bùn nhơ bẩn đó: nàng giật mình, thương mình, mỗi khi vắng vẻ, nàng thấm thía nỗi ô nhục chán chường:

“Mặt sao dày dạn gió sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

Nàng như một thân xác vô hồn:

“Mặc người mua Sở bán Tần

Những mình nào biết có xuân  là gì”

 Giữa chốn nhà chứa ồn ào, Kiều là một người cô đơn. Kể cả những lúc ngắm cản cùng ai đó thì cảnh vẫn không an ủi được nàng:

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

Kể cả những lúc cùng ai đó tìm thú vui tinh thần như cầm kì thi họa thì nàng vẫn thấy gượng  gạo. Những người đó dẫu sao vẫn không là tri âm, tri kỉ:

“ Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai”

Nhìn bề ngoài, một cách hình thức, Thúy Kiều là một kĩ nữ nhưng tâm hồn nàng, nhân cách nàng vẫn ngời sáng. Nguyễn Du đã để Kim Trọng nói một câu rất chính xác về Thúy Kiều trong ngày hội ngộ: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Đó là tấm lòng rộng mở của Kim TRọng, cũng tức là của Nguyễn Du đối với Kiều. Đây chính là cái lớn, cái nhân đạo chủ nghĩa chân chính có tầm nhìn vượt xa cách nhìn đầy kì thị của xã hội phong kiến đối với một người phụ nữ rơi vào thân phận kĩ nữ.

Để diễn thân phận éo le của nhân vật, Nguyễn Du đã khai thác rất hiệu quả của bút pháp ước lệ. Những từ ngữ ẩn dụ như “bướm – ong, lá gió – cành chim, gió tựa – hoa kề”, các điển tích như Tống Ngọc – Trường Khanh, mưa Sở – mây Tần, các từ “cuộc say, trận cười,..” vẫn kể về thực tế số phận của Kiều mà tránh tả một cách trần trụi hiện thực cuộc sống ở chốn lầu xanh, tránh được việc nhấn chìm nhân vật chính diện của tác phẩm vào vũng bùn  nhơ của nhà chứa. Điều này đã thể hiện chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt của Nguyễn Du.

0