Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Văn mẫu lớp 9
Nội dung bài viết1 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 1 2 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 2 3 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 3 4 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 4 Phân tích đoạn trích hồi IV vở ...
Nội dung bài viết1 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 1 2 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 2 3 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 3 4 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 4 Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 1 Tác giả Nguyễn Huy Tưởng là mộ nhà văn tiêu biểu đại diện cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông sinh năm 1912-1960 quê gốc Hà Nội. Vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kích hay nói về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai của giặc. Nó cũng phản ánh hai thái cực của người dân. Một bên là những người tiến bộ muốn đấu tranh không sợ hy sinh, một bên là nhưng người yếu đuối, trốn tránh không muốn đối mặt. Trong đó, hồi IV của tác phẩm khắc họa hình ảnh người phụ nữ can đảm, anh hùng khi nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng đó là nhân vật Thơm. Ta có thể thấy nhân vật Thơm rất anh dũng câu nói đầy quả quyết của cô “Tôi chết thì chết, chứ không báo hai ông đâu” đây là một câu nói thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc, thể hiện tinh thần yêu nước lòng căm thù bọn tàn ác, cướp nước và lũ tay sai. Người dân khi đã giác ngộ thì họ có thể làm nhiều việc và hy sinh nhiều thứ. Chính tinh thần đó đã làm nên thắng lợi của dân tộc ta. Trong nội dung chính của trích đoạn hồi 4 câu chuyện trở nên xung đột, kịch tính tại nhà vợ chồng Ngọc. Trong khi dẫn những tên lính đây đuổi truy bắt hai chiến sĩ quân cách mạng là nhân vật Cửu và Thái. Trong lúc nguy cấp anh Cửu dẫn Thái chạy vào nhà một người điếc trong làng. Nhưng không may cho hai người là nhà anh điếc này đã bị Ngọc mua lại. Trong lúc ấy, Cửu và Thái gặp nhân vật Thơm (vợ của Ngọc tên tay sai của giặc) anh Cửu định bắn chết cô Thơm vì e sợ cô ta sẽ báo cho chồng bắt mình. Nhưng lúc đó Thái giữ tay anh Cửu lại bởi anh nghĩ cô Thơm sẽ không khai báo hai người. Tuy Thơm là vợ Ngọc nhưng cô lại là con gái Cụ Phương một người yêu cách mạng và đã hy sinh vì cách mạng. Trong lúc ba người đang phân vân thì Ngọc chồng Thơm dẫn bọn lính tây về tới ngoài cổng đúng lúc nguy cấp này Thơm đã đẩy hai cán bộ cách mạng vào buồng và nói “Tôi chết thì chết, chứ không bảo hai ông đâu”. Tình hình nhiều căng thẳng gây cấn, khiến cho người đọc, người xem không khỏi nghẹt thở. Trong lúc nguy khốn nhất Thơm đã đứng hẳn về phía chính nghĩa, đứng về phía của những con người cách mạng. Chính bản thân cô cũng căm thù giặc, và bè lũ tay sai nhưng hoàn cảnh thật éo le khi Ngọc chồng cô lại làm tay sai cho giặc. Tinh thần của nhân vật Thơm thể hiện cô là người có chính kiến “Gần bùn mà chẳng hôi thanh mùi bùn”. Không vì những cám dỗ vật chất là quần áo mới, vòng vàng Ngọc mua tặng mình mà cô bán dân, hại nước. Cuộc chiến giữa Thơm và Ngọc, giữa một bên là vợ, một bên là người chồng đầu ấp tay gối còn gay cấn, khốc liệt hơn bất kỳ một cuộc chiến nào. Ngọc thì ngày đêm tìm cách chỉ điểm, bắt giữa các chiến sĩ cách mạng để lấy thành tích với quân cướp nước lãnh tiền thưởng. Đêm nào hắn cũng đi lùng sục, vào từng nhà kiểm tra, quát nạt. Ngược lại, Thơm vợ hắn lại là người che giấu cách mạng trong chính ngôi nhà của hắn. Tình huống kịch bị đẩy tới cao trào, khi mà Ngọc trở về nhà mình, hắn đếm tiền, hỉ hả nhìn vợ âu yếm khoe những thành tích đạt được và lẩm bẩm nuối tiếc vì để tuột mất Thái và Cửu. Trong lúc đó, Thơm lén nhìn chồng lo lắng, Thơm nén sự hồi họp của mình và đối xử với hắn rất tình cảm. Rồi khi hắn chạy ra khỏi nhà cô mừng rỡ khoan khoái, Thơm đã rất tinh tế, khéo léo đóng kịch được trước mặt Ngọc- một tên Việt gian- nhưng cũng là chồng mình. Hình ảnh kết khi mà nhân vật Thơm nói cho Ngọc biết nỗi lòng căm thù giặc căm thù bọn bán nước hại dân và cô sẵn sàng gọi chiến sĩ tới bắt Ngọc chồng mình và bắt luôn mình vì là vợ một tên Việt gian, đã khiến người xem vô cùng cảm động. Nhân vật Thơm là hình tượng anh dũng, can trường đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Họ có sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ, đau thương để xả thân cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 2 Nói đến kịch là nói đến một dạng thức đặc biệt nhằm phản ánh cuộc sống của văn học. Đối tượng của nó là những mâu thuẫn, những xung đột không thể dung hoà giữa các lực lượng đối lập nhau. Nhân vật kịch do đó phản ánh những mâu thuẫn khách quan, nghĩa là có những xung đột cần phải giải quyết. Chỉ có điều: cách thể hiện của kịch thường thông qua đối thoại (cũng có khi độc thoại) cùng với hành động. Những đặc điểm khái quát trên đây bộc lộ khá đầy đủ trong vở kịch Bắc Sơn, vở kịch được xem là một thành công của văn học cách mạng những ngày đầu trong phạm vi sân khấu. Ở đây là hồi bốn của vở kịch. 1. Tình huống kịch (còn gọi là xung đột kịch) bắt đầu từ lớp I, khi Ngọc (chồng Thơm) đột ngột ra đi ("khuya thế đi đâu?"). Hành động khác thường này không những làm cho Thơm không thể yên lòng mà còn phải chăng nó xác nhận những nghi vấn của chị, của dư luận: Ngọc làm tay sai, làm chó săn cho Tây? ("Người ta bảo anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng"). Mặc dù Ngọc che giấu và tìm mọi cách để thanh minh, nhưng tất cả lí lẽ mà hắn đưa ra đều chống lại hắn: không làm tay sai cho giặc thì làm sao lại có nhiều tiền, ông Thái có tội gì mà sục lùng tìm bắt? Lại còn mơ ước có danh phận, được phẩm hàm (cửu phẩm) như ông lí nếu không theo giặc thì lấy đâu ra? Tâm trạng của Thơm thật ngổn ngang: vừa khẳng định ("Chỉ tại con thôi! Con có biết đâu?") vừa nghi ngờ ("Đã chắc gì những lời đồn?… Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế?"…), vừa ân hận ("Thà con cứ ở nhà lại rảnh") vừa lo lắng ("Không khéo thì ông Thái bị bắt mất, sao cứ lúng túng mãi không trốn được đi?"). Sang lớp II, xung đột kịch đột ngột được tăng cường. Đối tượng bị Ngọc và đồng bọn truy lùng lại rơi đúng vào nhà của vợ chồng hắn. Tình huống này một mặt xác nhận động cơ mà Ngọc bỏ nhà ra đi vào lúc đêm khuya đúng như Thơm đã nghi ngờ, nhưng mặt khác, chị phải ứng phó ra sao, giải quyết ra sao với hai người chiến sĩ cách mạng? Chính sự thông minh và thái độ yêu ghét dứt khoát của Thơm đã tìm ra một giải pháp : đưa Thái, Cửu vào nơi mà chính Ngọc không ngờ (buồng ngủ của hai vợ chồng). Nơi ấy vừa bịt mắt được kẻ thù, vừa dễ dàng có lối thoát. Hứng thú của người xem lên tới đỉnh điểm của sự hồi hộp, ấy là khi mâu thuẫn lên đến cao trào: lớp III của Hồi bốn. Lúc này gian ngoài có Thơm và Ngọc, buồng trong có Thái, Cửu ; bên ngoài có quan Tây và đồng bọn của Ngọc bao vây đúng ở lối buồng đi ra. Tình trạng nguy ngập của hai chiến sĩ cách mạng phản ánh trong thái độ cuống quýt của Thơm ("Sao lại đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?") May mà sự nghi ngờ của Ngọc ("Chắc là nó còn ở đấy, lúc nãy, mình trông nhầm nó chạy về đây thì phải") không giữ chân bọn chúng. Còn nếu không, chẳng biết sự thể sẽ diễn biến ra sao? 2. Về nhân vật kịch, ở Hồi bốn có nhiều người. Nhân vật chính là Thơm, Ngọc (chổng Thơm) và Thái, Cửu. Tính cách của Thơm là tính cách của người phụ nữ có phần bị ràng buộc, an phận theo chồng. Nhưng tình thế cách mạng sục sôi làm cho Thơm không thể ngủ yên trong hạnh phúc, nhất là một thứ hạnh phúc mong manh. Nếu chồng Thơm làm tay sai cho giặc thì hạnh phúc đó chắc chắn không còn, và hơn thế, sự đồng loã vô tình của Thơm (với Ngọc) còn là một hành vi phản bội, phản bội với cách mạng và với chính người thân: cha Thơm, em Sáng của Thơm, cả mẹ Thơm khi biết Ngọc là ai đã bỏ vợ chồng hắn ra đi. Những giằng xé ấy buộc người phụ nữ phải chọn lấy một thái độ, một con đường. Chưa biết cách mạng là gì, nhưng biết cha và em mình là ai, biết Thái và Cửu là người tốt, Thơm đứng hẳn về phía cách mạng. Cái cần đối với Thơm lúc này không chỉ có thế. Cùng với sự quyết đoán, Thơm cần phải tỉnh táo, thông minh. Sự thăm dò với chồng (…) ở lớp I (…) ứng phó kịp thời (…) ở lớp II (…), giả vờ vui vẻ (…) ở lớp III (…) đã làm cho người chồng phản bội không tìm ra dấu vết. Hành động của Thơm, nhất là ở lớp II vô cùng nguy hiểm. Điều này không phải chị không tự biết. Nhưng không còn một cách nào hơn. Đúng như Thái nghĩ "Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế". Người cán bộ ấy có một niềm tin đặt vào đúng chỗ. Tuy với quan hệ vợ chồng nhưng điều đáng buồn ở chỗ: nếu Thơm là một nhân vật chính diện (tích cực) thì Ngọc lại là một điển hình phản diện (tiêu cực). Về lí tướng, lẽ sống, Ngọc là một kẻ tầm thường. Vì cái danh, cái lợi cá nhân, hắn có thể bán linh hồn cho quỷ, làm chó săn cho giặc để vinh thân phì gia. Hạnh phúc đối với hắn là kiếm được nhiều tiên để tậu ruộng và để như hắn nói nửa đùa nửa thật với Thơm: "Còn tiền, thì hỏi tôi kiếm về cho ai tiêu ? Cho một minh tôi à? Ai đánh nhẫn, ai may áo?". Còn cái danh mà hắn hậm hực với ông lí: "Ông ấy thế mà cửu phẩm rồi đấy… Chỉ mình là đen, không danh phận gì, lép vế trong làng quá !". Bị vợ truy hỏi gắt gao, hắn biết dánh lạc hướng cũng là để hạ bộ một thần tượng của Thơm: "Em phục giáo Thái thế à?… giáo Thái chính là mật thám cho Tây đấy". Đáng ghét hơn nữa, hắn có thứ triết lí hai giọng thật tàn nhẫn đến lạnh lùng đối với việc lùng sục những người cách mạng : "Đàng nào thì chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì cũng người khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ, dân lại được yên ổn làm ăn, thế lại hơn". Vừa tự thú vừa che giấu, bộ mặt thật của y, nghĩa là tâm địa của y thật là đê tiện. Các nhân vật khác như Thái và Cửu trong hồi kịch này không phải là nhân vật chính. Cả hai chỉ xuất hiện ở lớp II. Tuy đều là những người cách mạng, ở họ cũng có những nét riêng. Cửu tuy là người tốt nhưng còn bồng bột, đơn giản đến ngây thơ (anh cho rằng không thể tin được ở Thơm vì vợ Việt gian thì cũng là Việt gian), rơi vào tình trạng hiểm nghèo dễ hoang mang tuyệt vọng ("Tôi giết anh rồi"). Còn trái lại, Thái là một con người già dặn, đầy bản lĩnh, ứng phó với tình hình có nghĩ trước nghĩ sau. Biết là bước ra khỏi buồng của vợ chồng Thơm là rơi vào vòng vây của cái chết, nhưng ở lại thì không đành lòng vì "liên luỵ đến cô Thơm". Phải nghe theo mệnh lệnh của Thơm, đó là cách lựa chọn duy nhất dúng lúc này. Thành công của vờ kịch nói chung và Hồi bốn nói riêng chính là ở chỗ : Bắc Sơn đã phản ánh được một không khí đầy căng thẳng trong cuộc chiến đấu giữa cách mạng với kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh ấy, cách mạng là vì dân, biết dựa vào dân, được dân đùm bọc, thương yêu, bảo vệ, sự nghiệp của cách mạng nhất định thắne lợi vẻ vang. Chân lí ấy đến với người đọc chúng ta đầy sức thuyết phục bới nó gắn với những hoàn cảnh cụ thể, những số phận con người cụ thế thông qua những xung đột dữ dội mà có được sự trưởng thành. Bài học về cách mạng dầy máu và nước mắt do đó không thể giản đơn, hời hợt. Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 3 Chủ đề cách mạng in đậm trong kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi IV đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng. Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc Sơn: “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu". Sự việc diễn ra, xung đột kịch nổ ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu. Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: "Vợ Việt gian thì cũng tù Việt gian”. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn", vì anh tin rằng Thơm mang "dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói như thề: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không ? Làm thế nào bây giờ?… Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không bảo hai ông đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: "Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại’’. Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng. Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”. Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: "Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!”. Ông Thái, đối với Thơm, là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng”, “cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đấy ", lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là "hai cái thằng tướng cướp… Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng”… Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến "thế mới thích”! Trong lúc ông Thái, anh cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc. Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy,… nhất định là nó còn ở đấy!…”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo dấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: “Mai thì ở nhà mù ngũ cho nó lại .sức”, lúc thì giục giã: “Thế nào có đi không?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: "May thế!”. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch – tính kịch của một lâm trạng bi kịch. Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tây hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc sơn vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam. Cũng Cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn: … “Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh biết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục ù ? Vợ một thằng chó săn! (…) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phú nổi quân du kích! Mà mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mù không biết đời ù?… Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mù báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó!”. Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 4 Nguyễn Huy Tưởng là một nhà viết kịch tài ba của Việt Nam, ông đã để lại rất nhiều vở kịch hay, có giá trị về nội dung cũng như tư tưởng như vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”… nhưng tác phẩm kịch mở đầu cho sự nghiệp sáng tác kịch về đề tài chiến tranh phải kể đến vở kịch “Bắc Sơn”, đây là vở kịch viết về đề tài cách mạng, qua đó cũng thể hiện được nhiều xung đột kịch được nhà văn hé mở và giải quyết một cách khéo léo và cuối cùng, qua những xung đột ấy đã khắc họa được thành công vẻ đẹp của nhân Thơm, người đã đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, bỏ qua những tình cảm cá nhân mà một lòng đi theo và ủng hộ Cách mạng. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi bốn của vở kịch “Bắc Sơn”. Ở trong hồi này, nhân vật trung tâm của những xung đột và hành động kịch xoay quanh cuộc đối thoại của hai nhân vật Thơm và Ngọc. Và cuối cùng, sau sự đấu tranh nội tâm dữ dội cùng với sự day dứt,đau khổ khôn nguôi thì Thơm cũng quyết định đi theo và tin tưởng cách mạng, một lòng ủng hộ phong trào Bắc Sơn, đứng về phía Cách mạng thay vì bênh vực người chồng đầu gối tay ấp nhưng lại là tên Việt gian bán nước của mình. Ta có thể thấy qua tác phẩm quyết định này của Thơm không hề dễ dàng chút nào, và xoay quanh bao nhiêu xung đột kịch thì Nguyễn Huy Tưởng cũng đã giải quyết một cách khéo léo, để cho nhân vật Thơm đi theo cách mạng cũng là tư tưởng, lòng tin của ông dành cho cuộc khởi nghĩa này. Cái tạo nên sự hấp dẫn của các vở kịch không chỉ là những nhân vật kịch, tình huống kịch mà còn là những xung đột kịch mà các nhà viết kịch khéo léo lồng vào, tạo ra sự đấu tranh của các nhân vật sau đó thì gỡ nút thắt của những xug đột kịch ấy bằng những giải quyết, những lựa chọn sáng suốt, qua đó để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật kịch cũng như thể hiện được ý niệm, quan điểm của nhà văn trong đó. Trong vở kịch Bắc Sơn, cụ thể ở hồi mười bốn này thể hiện được những xung đột kịch gay cấn, đẩy nhân vật Thơm vào những sự đau khổ, day dứt và cuối cùng phải đưa ra những lựa chọn đầy khó khăn, theo ai và bỏ ai, theo chồng phản Cách mạng hay theo cách mạng mà phản bội lại tình cảm vợ chồng. Thơm là con gái của cụ Phương và là chị gái của Sáng, đây là hai người chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết mình chiến đấu trong phong trào Bắc Sơn, họ là những người anh hùng thực sự. Nhưng thật éo le thay khi Thơm cũng là vợ của Ngọc, một tên Việt gian bán nước, vì tiền bạc, lợi ích cá nhân mà Ngọc đã phản bội lại Cách mạng, hắn ta đầu hàng giặc, làm tay sai cho chúng. Hắn cũng là tên chỉ điểm cho bọn thực dân Pháp địa điểm làng Vũ Lăng, là nơi tập trung, là căn cứ điểm của phong trào Bắc Sơn, cũng vì sự phản bội này mà bao nhiêu người yêu nước đã bị hắn gián tiếp sát hại, phong trào cách mạng lao đao bởi sự truy lùng dáo diết của quân Pháp. Như vậy, ta có thể thấy ngay phần đầu thì nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đặt Thơm vào những xung đột, nhưng điều đáng nói là Thơm không hề biết bộ mặt thật của Ngọc, không biết chồng mình là một tên Việt gian bán nước mà vẫn một lòng yêu thương cũng như tin tưởng chồng. Vì vậy, trước những hành động và lời nói đáng nghi ngờ của Ngọc cùng với những dự cảm bất an về con người thật của chồng thì Thơm đã có những đấu tranh nội tâm gay gắt, đó cũng là khi xung đột kịch được bắt đầu. Tình huống mà Thơm biết rõ về sự thật nghiệt ngã về Ngọc, đó là khi Ngọc dẫn người truy bắt hai chiến sĩ cách mạng là Thái và Cửu. Nhưng trùng hợp thay, Thái và Cửu lại chạy trốn, ấp nấp vào trong chính ngôi nhà của Thơm và Ngọc, trong cuộc truy bắt, Ngọc đã có cuộc đối thoại với Thơm, ở đây thì xung đột chính thức diến ra. Dù đã nghe rất nhiều lời không hay về Ngọc nhưng với tấm lòng của một người vợ thủy chung, luôn yêu thương, tin tưởng chồng thì Thơm vẫn không tin rằng chồng mình là kẻ bán nước. Trong cuộc đối thoại với chồng, Thơm đã nảy sinh những nghi ngờ, che giấu cho Thái và Cửu. Nhưng những hoài nghi của Thơm đều bị cho những lời lẽ ngon ngọt của Ngọc làm cho lung lay, Ngọc nới với Thơm rằng Thái và Cửu là những kẻ mật thám, và mình cũng không phải kẻ phản bội. Khi ấy Thơm đã vô cùng bấn loạn, cô không biết phải suy nghĩ sao cho đúng, mặc dù không muốn tin là chồng là kẻ bán nước nhưng linh tính lại mách bảo những điều ngược lại. Đây chính là xung đột đầu tiên của vở kịch. Xung đột thứ hai của vở kịch, đó là khi Thơm quyết định tin và đi theo Cách mạng, xung đột này diễn ra giữa ba nhân vật, đó chín là Thơm, Cửu và Thái. Trước sự lưỡng lự của Thơm, Cửu đã rút súng định bắn thơm vì cho rằng Thơm cũng giống như tên việt gian bán nước chồng mình, nhưng lúc đó Thái đã ngăn cản kịp thời, chính hành động của Thái ấy đã tác động, cảm hóa đến Thơm, cô quyết tâm ủng hộ cách mạng, dùng lời nói của mình để đánh lạc hướng chú ý của Ngọc đến Cửu và Thái, bảo vệ những người chiến sĩ Cách mạng ấy. Như vậy, vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người Cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào Cách mạng. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Văn mẫu lớp 9Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về một vùng đất giàu tiềm năng – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về lễ hội Hùng Vương – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về Rừng Sác – Cần Giờ – Văn mẫu lớp 9Kể về một miền đất, một miền quê đáng nhớ – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về một vùng quê đẹp – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về một di tích văn hóa cổ – Văn mẫu lớp 9
Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 1
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng là mộ nhà văn tiêu biểu đại diện cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông sinh năm 1912-1960 quê gốc Hà Nội. Vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kích hay nói về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai của giặc. Nó cũng phản ánh hai thái cực của người dân. Một bên là những người tiến bộ muốn đấu tranh không sợ hy sinh, một bên là nhưng người yếu đuối, trốn tránh không muốn đối mặt.
Trong đó, hồi IV của tác phẩm khắc họa hình ảnh người phụ nữ can đảm, anh hùng khi nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng đó là nhân vật Thơm. Ta có thể thấy nhân vật Thơm rất anh dũng câu nói đầy quả quyết của cô “Tôi chết thì chết, chứ không báo hai ông đâu” đây là một câu nói thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc, thể hiện tinh thần yêu nước lòng căm thù bọn tàn ác, cướp nước và lũ tay sai. Người dân khi đã giác ngộ thì họ có thể làm nhiều việc và hy sinh nhiều thứ. Chính tinh thần đó đã làm nên thắng lợi của dân tộc ta.
Trong nội dung chính của trích đoạn hồi 4 câu chuyện trở nên xung đột, kịch tính tại nhà vợ chồng Ngọc. Trong khi dẫn những tên lính đây đuổi truy bắt hai chiến sĩ quân cách mạng là nhân vật Cửu và Thái. Trong lúc nguy cấp anh Cửu dẫn Thái chạy vào nhà một người điếc trong làng. Nhưng không may cho hai người là nhà anh điếc này đã bị Ngọc mua lại. Trong lúc ấy, Cửu và Thái gặp nhân vật Thơm (vợ của Ngọc tên tay sai của giặc) anh Cửu định bắn chết cô Thơm vì e sợ cô ta sẽ báo cho chồng bắt mình.
Nhưng lúc đó Thái giữ tay anh Cửu lại bởi anh nghĩ cô Thơm sẽ không khai báo hai người. Tuy Thơm là vợ Ngọc nhưng cô lại là con gái Cụ Phương một người yêu cách mạng và đã hy sinh vì cách mạng. Trong lúc ba người đang phân vân thì Ngọc chồng Thơm dẫn bọn lính tây về tới ngoài cổng đúng lúc nguy cấp này Thơm đã đẩy hai cán bộ cách mạng vào buồng và nói “Tôi chết thì chết, chứ không bảo hai ông đâu”.
Tình hình nhiều căng thẳng gây cấn, khiến cho người đọc, người xem không khỏi nghẹt thở. Trong lúc nguy khốn nhất Thơm đã đứng hẳn về phía chính nghĩa, đứng về phía của những con người cách mạng. Chính bản thân cô cũng căm thù giặc, và bè lũ tay sai nhưng hoàn cảnh thật éo le khi Ngọc chồng cô lại làm tay sai cho giặc. Tinh thần của nhân vật Thơm thể hiện cô là người có chính kiến “Gần bùn mà chẳng hôi thanh mùi bùn”. Không vì những cám dỗ vật chất là quần áo mới, vòng vàng Ngọc mua tặng mình mà cô bán dân, hại nước.
Cuộc chiến giữa Thơm và Ngọc, giữa một bên là vợ, một bên là người chồng đầu ấp tay gối còn gay cấn, khốc liệt hơn bất kỳ một cuộc chiến nào. Ngọc thì ngày đêm tìm cách chỉ điểm, bắt giữa các chiến sĩ cách mạng để lấy thành tích với quân cướp nước lãnh tiền thưởng. Đêm nào hắn cũng đi lùng sục, vào từng nhà kiểm tra, quát nạt. Ngược lại, Thơm vợ hắn lại là người che giấu cách mạng trong chính ngôi nhà của hắn. Tình huống kịch bị đẩy tới cao trào, khi mà Ngọc trở về nhà mình, hắn đếm tiền, hỉ hả nhìn vợ âu yếm khoe những thành tích đạt được và lẩm bẩm nuối tiếc vì để tuột mất Thái và Cửu. Trong lúc đó, Thơm lén nhìn chồng lo lắng, Thơm nén sự hồi họp của mình và đối xử với hắn rất tình cảm. Rồi khi hắn chạy ra khỏi nhà cô mừng rỡ khoan khoái, Thơm đã rất tinh tế, khéo léo đóng kịch được trước mặt Ngọc- một tên Việt gian- nhưng cũng là chồng mình.
Hình ảnh kết khi mà nhân vật Thơm nói cho Ngọc biết nỗi lòng căm thù giặc căm thù bọn bán nước hại dân và cô sẵn sàng gọi chiến sĩ tới bắt Ngọc chồng mình và bắt luôn mình vì là vợ một tên Việt gian, đã khiến người xem vô cùng cảm động.
Nhân vật Thơm là hình tượng anh dũng, can trường đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Họ có sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ, đau thương để xả thân cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 2
Nói đến kịch là nói đến một dạng thức đặc biệt nhằm phản ánh cuộc sống của văn học. Đối tượng của nó là những mâu thuẫn, những xung đột không thể dung hoà giữa các lực lượng đối lập nhau. Nhân vật kịch do đó phản ánh những mâu thuẫn khách quan, nghĩa là có những xung đột cần phải giải quyết. Chỉ có điều: cách thể hiện của kịch thường thông qua đối thoại (cũng có khi độc thoại) cùng với hành động. Những đặc điểm khái quát trên đây bộc lộ khá đầy đủ trong vở kịch Bắc Sơn, vở kịch được xem là một thành công của văn học cách mạng những ngày đầu trong phạm vi sân khấu. Ở đây là hồi bốn của vở kịch.
1. Tình huống kịch (còn gọi là xung đột kịch) bắt đầu từ lớp I, khi Ngọc (chồng Thơm) đột ngột ra đi ("khuya thế đi đâu?"). Hành động khác thường này không những làm cho Thơm không thể yên lòng mà còn phải chăng nó xác nhận những nghi vấn của chị, của dư luận: Ngọc làm tay sai, làm chó săn cho Tây? ("Người ta bảo anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng"). Mặc dù Ngọc che giấu và tìm mọi cách để thanh minh, nhưng tất cả lí lẽ mà hắn đưa ra đều chống lại hắn: không làm tay sai cho giặc thì làm sao lại có nhiều tiền, ông Thái có tội gì mà sục lùng tìm bắt? Lại còn mơ ước có danh phận, được phẩm hàm (cửu phẩm) như ông lí nếu không theo giặc thì lấy đâu ra? Tâm trạng của Thơm thật ngổn ngang: vừa khẳng định ("Chỉ tại con thôi! Con có biết đâu?") vừa nghi ngờ ("Đã chắc gì những lời đồn?… Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế?"…), vừa ân hận ("Thà con cứ ở nhà lại rảnh") vừa lo lắng ("Không khéo thì ông Thái bị bắt mất, sao cứ lúng túng mãi không trốn được đi?"). Sang lớp II, xung đột kịch đột ngột được tăng cường. Đối tượng bị Ngọc và đồng bọn truy lùng lại rơi đúng vào nhà của vợ chồng hắn. Tình huống này một mặt xác nhận động cơ mà Ngọc bỏ nhà ra đi vào lúc đêm khuya đúng như Thơm đã nghi ngờ, nhưng mặt khác, chị phải ứng phó ra sao, giải quyết ra sao với hai người chiến sĩ cách mạng? Chính sự thông minh và thái độ yêu ghét dứt khoát của Thơm đã tìm ra một giải pháp : đưa Thái, Cửu vào nơi mà chính Ngọc không ngờ (buồng ngủ của hai vợ chồng). Nơi ấy vừa bịt mắt được kẻ thù, vừa dễ dàng có lối thoát. Hứng thú của người xem lên tới đỉnh điểm của sự hồi hộp, ấy là khi mâu thuẫn lên đến cao trào: lớp III của Hồi bốn. Lúc này gian ngoài có Thơm và Ngọc, buồng trong có Thái, Cửu ; bên ngoài có quan Tây và đồng bọn của Ngọc bao vây đúng ở lối buồng đi ra. Tình trạng nguy ngập của hai chiến sĩ cách mạng phản ánh trong thái độ cuống quýt của Thơm ("Sao lại đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?") May mà sự nghi ngờ của Ngọc ("Chắc là nó còn ở đấy, lúc nãy, mình trông nhầm nó chạy về đây thì phải") không giữ chân bọn chúng. Còn nếu không, chẳng biết sự thể sẽ diễn biến ra sao?
2. Về nhân vật kịch, ở Hồi bốn có nhiều người. Nhân vật chính là Thơm, Ngọc (chổng Thơm) và Thái, Cửu. Tính cách của Thơm là tính cách của người phụ nữ có phần bị ràng buộc, an phận theo chồng. Nhưng tình thế cách mạng sục sôi làm cho Thơm không thể ngủ yên trong hạnh phúc, nhất là một thứ hạnh phúc mong manh. Nếu chồng Thơm làm tay sai cho giặc thì hạnh phúc đó chắc chắn không còn, và hơn thế, sự đồng loã vô tình của Thơm (với Ngọc) còn là một hành vi phản bội, phản bội với cách mạng và với chính người thân: cha Thơm, em Sáng của Thơm, cả mẹ Thơm khi biết Ngọc là ai đã bỏ vợ chồng hắn ra đi. Những giằng xé ấy buộc người phụ nữ phải chọn lấy một thái độ, một con đường. Chưa biết cách mạng là gì, nhưng biết cha và em mình là ai, biết Thái và Cửu là người tốt, Thơm đứng hẳn về phía cách mạng. Cái cần đối với Thơm lúc này không chỉ có thế. Cùng với sự quyết đoán, Thơm cần phải tỉnh táo, thông minh. Sự thăm dò với chồng (…) ở lớp I (…) ứng phó kịp thời (…) ở lớp II (…), giả vờ vui vẻ (…) ở lớp III (…) đã làm cho người chồng phản bội không tìm ra dấu vết. Hành động của Thơm, nhất là ở lớp II vô cùng nguy hiểm. Điều này không phải chị không tự biết. Nhưng không còn một cách nào hơn. Đúng như Thái nghĩ "Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế". Người cán bộ ấy có một niềm tin đặt vào đúng chỗ. Tuy với quan hệ vợ chồng nhưng điều đáng buồn ở chỗ: nếu Thơm là một nhân vật chính diện (tích cực) thì Ngọc lại là một điển hình phản diện (tiêu cực). Về lí tướng, lẽ sống, Ngọc là một kẻ tầm thường. Vì cái danh, cái lợi cá nhân, hắn có thể bán linh hồn cho quỷ, làm chó săn cho giặc để vinh thân phì gia. Hạnh phúc đối với hắn là kiếm được nhiều tiên để tậu ruộng và để như hắn nói nửa đùa nửa thật với Thơm: "Còn tiền, thì hỏi tôi kiếm về cho ai tiêu ? Cho một minh tôi à? Ai đánh nhẫn, ai may áo?". Còn cái danh mà hắn hậm hực với ông lí: "Ông ấy thế mà cửu phẩm rồi đấy… Chỉ mình là đen, không danh phận gì, lép vế trong làng quá !". Bị vợ truy hỏi gắt gao, hắn biết dánh lạc hướng cũng là để hạ bộ một thần tượng của Thơm: "Em phục giáo Thái thế à?… giáo Thái chính là mật thám cho Tây đấy". Đáng ghét hơn nữa, hắn có thứ triết lí hai giọng thật tàn nhẫn đến lạnh lùng đối với việc lùng sục những người cách mạng : "Đàng nào thì chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì cũng người khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ, dân lại được yên ổn làm ăn, thế lại hơn". Vừa tự thú vừa che giấu, bộ mặt thật của y, nghĩa là tâm địa của y thật là đê tiện. Các nhân vật khác như Thái và Cửu trong hồi kịch này không phải là nhân vật chính. Cả hai chỉ xuất hiện ở lớp II. Tuy đều là những người cách mạng, ở họ cũng có những nét riêng. Cửu tuy là người tốt nhưng còn bồng bột, đơn giản đến ngây thơ (anh cho rằng không thể tin được ở Thơm vì vợ Việt gian thì cũng là Việt gian), rơi vào tình trạng hiểm nghèo dễ hoang mang tuyệt vọng ("Tôi giết anh rồi"). Còn trái lại, Thái là một con người già dặn, đầy bản lĩnh, ứng phó với tình hình có nghĩ trước nghĩ sau. Biết là bước ra khỏi buồng của vợ chồng Thơm là rơi vào vòng vây của cái chết, nhưng ở lại thì không đành lòng vì "liên luỵ đến cô Thơm". Phải nghe theo mệnh lệnh của Thơm, đó là cách lựa chọn duy nhất dúng lúc này. Thành công của vờ kịch nói chung và Hồi bốn nói riêng chính là ở chỗ : Bắc Sơn đã phản ánh được một không khí đầy căng thẳng trong cuộc chiến đấu giữa cách mạng với kẻ thù.
Trong cuộc đấu tranh ấy, cách mạng là vì dân, biết dựa vào dân, được dân đùm bọc, thương yêu, bảo vệ, sự nghiệp của cách mạng nhất định thắne lợi vẻ vang. Chân lí ấy đến với người đọc chúng ta đầy sức thuyết phục bới nó gắn với những hoàn cảnh cụ thể, những số phận con người cụ thế thông qua những xung đột dữ dội mà có được sự trưởng thành. Bài học về cách mạng dầy máu và nước mắt do đó không thể giản đơn, hời hợt.
Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 3
Chủ đề cách mạng in đậm trong kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi IV đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc Sơn: “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu". Sự việc diễn ra, xung đột kịch nổ ra tại nhà vợ chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.
Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: "Vợ Việt gian thì cũng tù Việt gian”. Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn", vì anh tin rằng Thơm mang "dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói như thề: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không ? Làm thế nào bây giờ?… Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không bảo hai ông đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: "Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại’’.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.
Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”. Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: "Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!”. Ông Thái, đối với Thơm, là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng”, “cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đấy ", lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là "hai cái thằng tướng cướp… Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng”… Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến "thế mới thích”!
Trong lúc ông Thái, anh cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc. Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiền, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó còn ở đấy,… nhất định là nó còn ở đấy!…”. Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo dấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: “Mai thì ở nhà mù ngũ cho nó lại .sức”, lúc thì giục giã: “Thế nào có đi không?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: "May thế!”. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch – tính kịch của một lâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tây hơn 60 năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc sơn vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.
Cũng Cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:
… “Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh biết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục ù ? Vợ một thằng chó săn! (…) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phú nổi quân du kích! Mà mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mù không biết đời ù?… Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mù báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó!”.
Phân tích đoạn trích hồi IV vở kịch Bắc Sơn – Bài số 4
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà viết kịch tài ba của Việt Nam, ông đã để lại rất nhiều vở kịch hay, có giá trị về nội dung cũng như tư tưởng như vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”… nhưng tác phẩm kịch mở đầu cho sự nghiệp sáng tác kịch về đề tài chiến tranh phải kể đến vở kịch “Bắc Sơn”, đây là vở kịch viết về đề tài cách mạng, qua đó cũng thể hiện được nhiều xung đột kịch được nhà văn hé mở và giải quyết một cách khéo léo và cuối cùng, qua những xung đột ấy đã khắc họa được thành công vẻ đẹp của nhân Thơm, người đã đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, bỏ qua những tình cảm cá nhân mà một lòng đi theo và ủng hộ Cách mạng.
Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi bốn của vở kịch “Bắc Sơn”. Ở trong hồi này, nhân vật trung tâm của những xung đột và hành động kịch xoay quanh cuộc đối thoại của hai nhân vật Thơm và Ngọc. Và cuối cùng, sau sự đấu tranh nội tâm dữ dội cùng với sự day dứt,đau khổ khôn nguôi thì Thơm cũng quyết định đi theo và tin tưởng cách mạng, một lòng ủng hộ phong trào Bắc Sơn, đứng về phía Cách mạng thay vì bênh vực người chồng đầu gối tay ấp nhưng lại là tên Việt gian bán nước của mình. Ta có thể thấy qua tác phẩm quyết định này của Thơm không hề dễ dàng chút nào, và xoay quanh bao nhiêu xung đột kịch thì Nguyễn Huy Tưởng cũng đã giải quyết một cách khéo léo, để cho nhân vật Thơm đi theo cách mạng cũng là tư tưởng, lòng tin của ông dành cho cuộc khởi nghĩa này.
Cái tạo nên sự hấp dẫn của các vở kịch không chỉ là những nhân vật kịch, tình huống kịch mà còn là những xung đột kịch mà các nhà viết kịch khéo léo lồng vào, tạo ra sự đấu tranh của các nhân vật sau đó thì gỡ nút thắt của những xug đột kịch ấy bằng những giải quyết, những lựa chọn sáng suốt, qua đó để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật kịch cũng như thể hiện được ý niệm, quan điểm của nhà văn trong đó. Trong vở kịch Bắc Sơn, cụ thể ở hồi mười bốn này thể hiện được những xung đột kịch gay cấn, đẩy nhân vật Thơm vào những sự đau khổ, day dứt và cuối cùng phải đưa ra những lựa chọn đầy khó khăn, theo ai và bỏ ai, theo chồng phản Cách mạng hay theo cách mạng mà phản bội lại tình cảm vợ chồng.
Thơm là con gái của cụ Phương và là chị gái của Sáng, đây là hai người chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết mình chiến đấu trong phong trào Bắc Sơn, họ là những người anh hùng thực sự. Nhưng thật éo le thay khi Thơm cũng là vợ của Ngọc, một tên Việt gian bán nước, vì tiền bạc, lợi ích cá nhân mà Ngọc đã phản bội lại Cách mạng, hắn ta đầu hàng giặc, làm tay sai cho chúng. Hắn cũng là tên chỉ điểm cho bọn thực dân Pháp địa điểm làng Vũ Lăng, là nơi tập trung, là căn cứ điểm của phong trào Bắc Sơn, cũng vì sự phản bội này mà bao nhiêu người yêu nước đã bị hắn gián tiếp sát hại, phong trào cách mạng lao đao bởi sự truy lùng dáo diết của quân Pháp.
Như vậy, ta có thể thấy ngay phần đầu thì nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đặt Thơm vào những xung đột, nhưng điều đáng nói là Thơm không hề biết bộ mặt thật của Ngọc, không biết chồng mình là một tên Việt gian bán nước mà vẫn một lòng yêu thương cũng như tin tưởng chồng. Vì vậy, trước những hành động và lời nói đáng nghi ngờ của Ngọc cùng với những dự cảm bất an về con người thật của chồng thì Thơm đã có những đấu tranh nội tâm gay gắt, đó cũng là khi xung đột kịch được bắt đầu. Tình huống mà Thơm biết rõ về sự thật nghiệt ngã về Ngọc, đó là khi Ngọc dẫn người truy bắt hai chiến sĩ cách mạng là Thái và Cửu.
Nhưng trùng hợp thay, Thái và Cửu lại chạy trốn, ấp nấp vào trong chính ngôi nhà của Thơm và Ngọc, trong cuộc truy bắt, Ngọc đã có cuộc đối thoại với Thơm, ở đây thì xung đột chính thức diến ra. Dù đã nghe rất nhiều lời không hay về Ngọc nhưng với tấm lòng của một người vợ thủy chung, luôn yêu thương, tin tưởng chồng thì Thơm vẫn không tin rằng chồng mình là kẻ bán nước. Trong cuộc đối thoại với chồng, Thơm đã nảy sinh những nghi ngờ, che giấu cho Thái và Cửu. Nhưng những hoài nghi của Thơm đều bị cho những lời lẽ ngon ngọt của Ngọc làm cho lung lay, Ngọc nới với Thơm rằng Thái và Cửu là những kẻ mật thám, và mình cũng không phải kẻ phản bội. Khi ấy Thơm đã vô cùng bấn loạn, cô không biết phải suy nghĩ sao cho đúng, mặc dù không muốn tin là chồng là kẻ bán nước nhưng linh tính lại mách bảo những điều ngược lại. Đây chính là xung đột đầu tiên của vở kịch.
Xung đột thứ hai của vở kịch, đó là khi Thơm quyết định tin và đi theo Cách mạng, xung đột này diễn ra giữa ba nhân vật, đó chín là Thơm, Cửu và Thái. Trước sự lưỡng lự của Thơm, Cửu đã rút súng định bắn thơm vì cho rằng Thơm cũng giống như tên việt gian bán nước chồng mình, nhưng lúc đó Thái đã ngăn cản kịp thời, chính hành động của Thái ấy đã tác động, cảm hóa đến Thơm, cô quyết tâm ủng hộ cách mạng, dùng lời nói của mình để đánh lạc hướng chú ý của Ngọc đến Cửu và Thái, bảo vệ những người chiến sĩ Cách mạng ấy.
Như vậy, vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người Cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào Cách mạng.
Nguyễn Tuyến tổng hợp