29/01/2018, 21:21

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 4 5 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 5 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 1 ...

Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 4 5 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 5 Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài tình đồng chí mà bất kể người lính nào cũng có thì nhà thơ còn có một người bạn tri kỉ riêng đó chính là ánh trăng. Nguyễn Duy đã viết về người bạn tri kỉ ấy trong quá trình từ chiến tranh. Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trăng giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch. Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy. Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi: “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi. Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển, là rừng. Bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sợ nhất. Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ. Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 2 Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc sống hòa bình, một số người đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hi sinh lớn lao của đồng đội và nhân dân, từng gắn bó sâu nặng với thiên nhiên nhưng đã vội quên những gian nan, cơ cực và những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình của một thời chưa xa. Bài thơ là một lần “giật mình” nhìn lại của Nguyễn Duy. Nó có tác dụng thức tỉnh bao người. Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm của riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Bài thơ không chỉ đề cập đến thái độ thờ ơ, quay lưng đối với những hi sinh, mất mát của thời chiến tranh mà còn là chuyện nghĩa tình, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Cao hơn nữa, Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình. Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự với trữ tình đã tạo cho bài thơ dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Giọng điệu tâm tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ. Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ về ánh trăng khi chiến đấu trong rừng. Khổ thứ ba là cảm xúc trước vầng trăng trong thành phố hoà bình. Nhịp thơ ở phần này tự nhiên, nhịp nhàng. Đến khổ thứ tư, giọng thơ thay đổi, thể hiện thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của tác giả trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong đêm mất điện. Giọng thơ trầm lắng, thiết tha ở hai khổ cuối rất hợp với sự hồi tưởng và suy tư lặng lẽ. Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ cũng tuôn chảy theo những lời tự sự. Nhà thơ kể rằng: Hồi nhỏ sống với đồng, Với sông rồi với bể; Hồi chiến tranh ở rừng, Vầng trăng thành tri kỉ. Nhà thơ tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Thế mà từ hồi về thành phố ăn sung mặc sướng, quen sống giữa những tiện nghi hiện đại, mới chỉ có mấy năm mà đã nhìn vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường. Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là tác nhân gợi nhớ để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc của mình: Thình lình đèn điện tắt, Phòng buyn-đinh tối om, Vội bật tung cửa sổ, Đột ngột vầng trăng tròn. Ánh trăng toả sáng căn phòng. Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời máu lửa chưa xa. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kí của nhà thơ suốt thời tuổi nhỏ và thời chiến tranh. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng giữa thành phố làm sống dậy tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm ấm áp nghĩa tình của những năm tháng gian nan mà hào hùng. Hiển hiện rõ ràng trong tâm tưởng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại là những khung cảnh thân thương gắn liền với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Tuy nhà thơ không khóc nhưng nỗi nhớ cứ rưng rức ở trong lòng: Ngửa mặt nhìn lên mặt, Có cái gì rưng rưng, Như là đồng là bể, Như là sông là rừng. Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của thiên nhiên mà cao hơn thế, nó là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà nồng đượm nghĩa tình và sáng ngời chân lí. Khổ thơ cuối bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và cũng là chiều sâu tư tương mang tính triết lí của tác phẩm: Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ta có thể hiểu khác đi là những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này không bao giờ tính toán thiệt hơn. Đất nước, dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ. Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Bài thơ Ánh trăng là lời tự nhắc nhở của Nguyễn Duy về thái độ, tình cảm của mình đối với quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước. Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời nhắc nhở riêng ai, mà nhắc nhở cả một thế hệ đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, được nhân dân đùm bọc, che chở, nay được may mắn sống trong hoà bình thì đừng bao giờ quên quá khứ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ trân trọng và biết ơn đối với quá khứ, những người đã khuất và đối với cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta tự bao đời. Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước. Khúc hát ru những em bé lởn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng- chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam! Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trẽn lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh. Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 3 Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”. Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ. Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta. Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ. Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp: Trần trụi giữa thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi. Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo Từ hồi về thành phố Quen đèn điện của gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi. Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra: Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om, Vội bật tung cửa sổ, Đột ngột vầng trăng tròn. Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, ánh trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó. Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì. Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay. Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn: Vầng trăng tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật minh Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy với tứ thơ lạ, độc đáo, cách viết mới mẻ, hấp dẫn, từ ngữ “độc” và hơn hết là tình cảm của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học sâu sắc nhất. Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 4 Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa. Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”. “Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với biển Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ” Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được. “Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa” Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên? “Từ ngày về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường” Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy: “Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn- đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn” Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen, nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng trăng không chỉ soi rọi vào căn phòng mà dường như nó nó còn soi chiếu đến một phần kí ức đã bị lãng quên của nhà thơ. Sự “trùng phùng” bất chợt này khiến cho nhà thơ hoang mang, khắc khoải, đó là khi dòng kí ức ào ạt đổ về, những kí ức ngỡ bị chon vùi thì nay sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ: “Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng” Khi ánh trăng tràn vào cửa sổ, cũng là lúc mà nhà thơ đối diện trực tiếp với vầng trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, chính sự tiếp xúc trực tiếp này khiến cho nhà thơ rưng rưng “Có cái gì rưng rưng”, ta có thể hiểu ở đây rưng rưng là những giọt nước mắt long lanh, trực rơi trên khóe mắt của nhà thơ, cũng có thể là cái rưng rưng trong tâm trạng của nhà thơ khi trải qua một trạng thái xúc động mạnh mẽ. Ánh trăng ấy đã soi chiếu vào sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ, nơi những kí ức được cất giữ, làm những hình ảnh thân thương khi xưa lại tràn về “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng”. “Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” “Tròn vành vạnh” là sự vẹn nguyên của quá khứ, của những hồi ức khi xưa, trăng tròn vành vạnh là những tình nghĩa khi xưa vẫn như vậy, chẳng hề may may thay đổi, trăng vẫn là trăng của ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã đổi khác “Kể chi người vô tình”, nhà thơ tự trách mình vô tình vì đã lỡ quên đi những tình nghĩa khi xưa, vầng trăng vẫn sáng như vậy nhưng lại im lặng đến đáng sợ, và trong cảm nhận của nhà thơ thì chính sự im lặng này lại là hình phạt đáng sợ nhất, vì nó đánh động mạnh mẽ vào tâm hồn, vào những tình cảm gắn bó của quá khứ, đây cũng là sự trách mắng đầy nghiêm khắc của vầng trăng “Ánh trằn im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”. Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy đã mang ta đến một câu chuyện đầy cảm động của chính bản thân nhà thơ. Đó là sự lãng quên đi quá khứ, lãng quên đi những tình nghĩa đã từng có trong quá khứ đó, để chợt nhận ra thì nhà thơ không tránh được cảm giác đau khổ, day dứt. Tuy nhiên, chính những day dứt, sự kiểm điểm nghiêm khắc của nhà thơ dành cho chính mình ta lại thấy được một tâm hồn đẹp, đó là một con người đầy ý thức, đầy tình nghĩa. Chỉ vì cuộc sống mà vô tình quên đi những kỉ niệm xưa, đây là những điều rất dễ gặp trong cuộc sống vì con người không thể cùng một lúc có thể quan tâm, chú ý đến nhiều thứ cùng một lúc, nhận thức và day dứt như vậy đâu phải ai cũng làm được. Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 5 Nhà thơ Anatơle France từng nói: “Đừng đánh mất gì quá khứ vì với quá khứ người ta xây dựng tương lai”. Cho đến khi đọc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn câu nói ấy. Nhà thơ đã đứng giữa hôm nay để nhìn lại những ngày qua, từ tâm trạng riêng, lời thơ nhắc nhở mọi người về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, “uống nước nhớ nguồn.” Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian và ba khổ thơ đầu chính là những năm tháng quá khứ của tác giả: “Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể”. Điệp từ “với” cho thấy sự gắn bó , quấn quýt giữa con người và thiên nhiên. Niềm hạnh phúc của tuổi thơ có lẽ chính là được ngụp lặn trong làn nước mát lành, được hòa mình vào thiên nhiên, đất trời, với “đồng”, “sông”, “bể”. Mở đầu bài thơ, hình ảnh “ánh trăng” chưa xuất hiện, thứ ánh sáng bàng bạc lúc này phải chăng chưa để lại những ấn tượng thật sâu sắc? Chỉ đến khi con người đã trưởng thành, rời xa quê hương, ánh trăng kia bỗng như là niềm nhớ, gợi lại những hình ảnh của quê hương, của những năm tháng ấu thơ. Đối với người lính, ánh trăng ấy còn có ý nghĩa thật đặc biệt. Trong đêm rừng hoang vu, lạnh lẽo như Chính Hữu từng viết: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.” (Đồng chí) Trăng đã thay thế cho “đồng”, “sông”, “bể” để trở thành người bạn đồng hành, chia sẻ mọi buồn vui, xoa dịu đi vết thương và nỗi gian lao bằng thứ ánh sáng diệu kì. Và cũng rất tự nhiên, vầng trăng đã trỏ thành người “tri kỉ”: “Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ.” Với biện pháp tu từ nhân hóa, người và trăng thật gắn bó, chung thủy. Trăng đã gieo vào lòng người lính bao suy nghĩ: “Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa.” Những lời thơ là lời khẳng định tình cảm ân nghĩa, thủy chung. Thế nhưng một thoáng “ ngỡ” ngàng kia dường như báo trước những điều sắp xảy ra, đó là sự thay đổi hoàn cánh sống: “Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương” Đã ba năm sau khi đát nước thống nhất- một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để làm thay đổi một con người. Và thật đáng buồn khi: “Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường”. Vẫn vầng trăng ấy, năm xưa còn là tri khi vậy mà nay đã trở thành người dưng. “Ánh điện”, “cửa gương”- những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống tiện nghi, hiện đại, thứ ánh sáng nhân tạo đã làm lu mờ đi ánh sáng tự nhiên, lu mờ đi cả cách sống của con người. Trong lòng ta không khỏi nhức nhối, xót xa khi nhân vật trữ tình đã vô tình với thiên nhiên, với lịch sử và ngay chính bản thân mình. Ở khổ thơ thứ tư, vầng trăng đột ngột xuất hiện trở lại, gợi bao suy ngẫm. Từ một tình huống tự nhiên, mạch cảm xúc của bài thơ bỗng có một bước ngoặt: “Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn.” Từ láy “đột ngột”, “tình lình” đã nhấn mạnh giây phút tình cờ, bất ngờ. Con người có phản ứng tự nhiên đi tìm nguồn sáng: “vội bật tung của sổ” Và lúc này đây, gặp lại vầng trăng năm xưa, con người ta không khỏi thoảng thốt. Con người không còn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy bản thân nữa, hai linh hồn sống ấy đang ở tư thế đối mặt: “Ngửa mặt lên nhìn mặt.” Ở tư thế đối diện ấy nhân vật trưc tình gặp lại người bạn tri kỉ để nhận ra sự bội bạc của mình, cũng vừa thấy mình trong đó và rồi tự vấn lương tâm. Nỗi xao xuyến, xúc động xen với niềm day dứt: “Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng”. Khổ thơ cuối gồm nhữn hình ảnh mang tính biểu tượng: “Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. ”Trăng tròn vành vạnh” tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, cho sự tròn đầy, thủy chung của quá khứ và cả dự bao dung của cuộc đời, đất nước. Lòng người thay đổi nhưng trăng chẳng đổi thay. Thế rồi trăng lại “im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa thể hiện sự nghiêm khắc khiến cho con người phải “giật mình”. “Giật mình vì nhận ra sự vô tình của bản thân, “giật mình” là để thức tỉnh lương tri, để tự đấu tranh, tìm về những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Cái “ giật mình” đó đáng trân trọng biết bao! “Bài thơ viết về ánh trăng mà để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Tác giả chọn lối viết giản dị, dễ hiểu, đọc xong bài thơ, những người thích lối văn tân kì có thể cho là không có gì, những người ưa lối văn trau chuốt, tỉa tốt đến tinh xảo có thể thất vọng, những người quen lối ồn ào đại ngôn có thể ngỡ ngàng.” (Nguyễn Bùi Vợi). Dẫu vậy áng thơ ấy vẫn đủ để thanh lọc tâm hồn, lay động lại những kí ức đã vô tình quên lãng. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 94.7 (94.29%) 7 đánh giá Từ khóa tìm kiếmviet doan van phan tich kho tho ngua mat len laf rungtrong bai anh trangbài thơ Ánh trăng đã khiến người đọc như thế nàobài thơ ánh trăg viết về trăng mà nói chuyên đơi chuyên tình Nghiaphân tích bài ánh trăng lớp 9phan tich ca bai tho anh trang lop 9phan tich hinh anh dot ngot vang trang tron ngua mat len nhin mat trang cu tron vanh vanh anh trang im phang phac Có thể bạn quan tâm?Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về một vùng quê đẹp – Văn mẫu lớp 9Bàn luận ý kiến sau: “Học, quý ở sự kiên trì” – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về di tích lịch sử Bến Nhà Rồng – Văn mẫu lớp 9Phân tích bài thơ Sang thu – Văn mẫu lớp 9Phân tích bài thơ Đồng chí – Văn mẫu lớp 9Bình luận câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn … – Văn mẫu lớp 9Kể về món ăn làm em nhớ mãi – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 1

Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài tình đồng chí mà bất kể người lính nào cũng có thì nhà thơ còn có một người bạn tri kỉ riêng đó chính là ánh trăng. Nguyễn Duy đã viết về người bạn tri kỉ ấy trong quá trình từ chiến tranh.

Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trăng giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt:

“Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với biển 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa”

Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch.  Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.

Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi:

“Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn”

Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi.

Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình”

Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển, là rừng. Bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về  lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sợ nhất.

Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ.

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 2

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc sống hòa bình, một số người đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hi sinh lớn lao của đồng đội và nhân dân, từng gắn bó sâu nặng với thiên nhiên nhưng đã vội quên những gian nan, cơ cực và những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình của một thời chưa xa.

Bài thơ là một lần “giật mình” nhìn lại của Nguyễn Duy. Nó có tác dụng thức tỉnh bao người.

Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm của riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ.

Bài thơ không chỉ đề cập đến thái độ thờ ơ, quay lưng đối với những hi sinh, mất mát của thời chiến tranh mà còn là chuyện nghĩa tình, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Cao hơn nữa, Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.

Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự với trữ tình đã tạo cho bài thơ dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Giọng điệu tâm tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ. Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ về ánh trăng khi chiến đấu trong rừng. Khổ thứ ba là cảm xúc trước vầng trăng trong thành phố hoà bình. Nhịp thơ ở phần này tự nhiên, nhịp nhàng. Đến khổ thứ tư, giọng thơ thay đổi, thể hiện thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của tác giả trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong đêm mất điện. Giọng thơ trầm lắng, thiết tha ở hai khổ cuối rất hợp với sự hồi tưởng và suy tư lặng lẽ.

Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ cũng tuôn chảy theo những lời tự sự.

Nhà thơ kể rằng:
Hồi nhỏ sống với đồng,
Với sông rồi với bể;
Hồi chiến tranh ở rừng,
Vầng trăng thành tri kỉ.

Nhà thơ tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Thế mà từ hồi về thành phố ăn sung mặc sướng, quen sống giữa những tiện nghi hiện đại, mới chỉ có mấy năm mà đã nhìn vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường.

Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là tác nhân gợi nhớ để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc của mình:

Thình lình đèn điện tắt,
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.

Ánh trăng toả sáng căn phòng. Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời máu lửa chưa xa.

Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kí của nhà thơ suốt thời tuổi nhỏ và thời chiến tranh. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng giữa thành phố làm sống dậy tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm ấm áp nghĩa tình của những năm tháng gian nan mà hào hùng. Hiển hiện rõ ràng trong tâm tưởng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại là những khung cảnh thân thương gắn liền với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Tuy nhà thơ không khóc nhưng nỗi nhớ cứ rưng rức ở trong lòng:

Ngửa mặt nhìn lên mặt,
Có cái gì rưng rưng,
Như là đồng là bể,
Như là sông là rừng.

Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của thiên nhiên mà cao hơn thế, nó là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà nồng đượm nghĩa tình và sáng ngời chân lí.

Khổ thơ cuối bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và cũng là chiều sâu tư tương mang tính triết lí của tác phẩm:

Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ta có thể hiểu khác đi là những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này không bao giờ tính toán thiệt hơn. Đất nước, dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ. Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Bài thơ Ánh trăng là lời tự nhắc nhở của Nguyễn Duy về thái độ, tình cảm của mình đối với quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước.
Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời nhắc nhở riêng ai, mà nhắc nhở cả một thế hệ đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, được nhân dân đùm bọc, che chở, nay được may mắn sống trong hoà bình thì đừng bao giờ quên quá khứ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ trân trọng và biết ơn đối với quá khứ, những người đã khuất và đối với cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta tự bao đời.

Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.

Khúc hát ru những em bé lởn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng- chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!

Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trẽn lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 3

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.

Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ. Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.

Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.

Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn.

Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, ánh trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó.

Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì.

Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay.

Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn:

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật minh

Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ.

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy với tứ thơ lạ, độc đáo, cách viết mới mẻ, hấp dẫn, từ ngữ “độc” và hơn hết là tình cảm của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học sâu sắc nhất.

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Bài số 4

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa.

Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”.

“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với biển
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”

Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được.

“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên?

“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”

Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy:

“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn- đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”

Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen, nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng

0