Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích truyện Kiều của Nguyễn Du.
Đề bài: Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ ra một khung cảnh ngày xuân vô cùng tươi đẹp, rực rỡ, tràn đầy sức sống. Bức tranh không chỉ được tô điểm bởi màu sắc, âm thanh mà còn chấm phá những nét đặc biệt khi xen lồng được tình cảm, cảm xúc tha ...
Đề bài:
Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ ra một khung cảnh ngày xuân vô cùng tươi đẹp, rực rỡ, tràn đầy sức sống. Bức tranh không chỉ được tô điểm bởi màu sắc, âm thanh mà còn chấm phá những nét đặc biệt khi xen lồng được tình cảm, cảm xúc tha thiết, dạt dào của nhân vật trữ tình.Điều đó làm cho bức tranh ngày xuân của Nguyễn Du mới lạ mà vô cùng độc đáo, tinh tế.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã vẽ ra một khung cảnh ngày xuân rợn ngợp bởi những hình ảnh đầy màu sắc:
“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Hai câu thơ đầu tiên của đoạn trích vừa nói đến thời gian, vừa gợi mở được không gian đặc trưng của những ngày xuân.Trước hết, dấu hiệu đầu tiên của ngày xuân chính là hình ảnh cánh én_ hình ảnh mà chỉ cần nhìn thấy thôi là người ta lập tức liên tưởng đến ngày xuân. Tuy nhiên, nếu hình ảnh chim én ở đây được được sử dụng với mục đích nhận diện mùa xuân, gợi tả mùa xuân thì hình ảnh “con thoi” lại được dùng để nhấn mạnh đến sự thấm thoát trôi mau của thời gian.Ngày xuân thấm thoắt trôi qua như những con thoi đưa lượn trên khung dệt vải, tiết trời đã bước sang tháng thứ ba- tháng cuối cùng của mùa xuân.
Trong ngày xuân tươi đẹp, rộn ràng, những cánh én vẫn chao lượn giữa bầu trời trong, cao.
Ở đây, Nguyễn Du nói đến sự chảy trôi của thời gian- quy luật tuần hoàn của đất trời, vũ trụ.Đồng thời cũng bộc lộ kín đáo sự luyến tiếc với sự hữu hạn của thời gian.
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trong hai câu thơ tiếp theo,Nguyễn Du đã vẽ ra vẻ đẹp tươi non, tràn đầy sức sống của cảnh vật. Không gian được gợi ra vô cùng khoáng đạt, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
Câu thơ gợi cho ta liên tưởng đến một màu xanh non rợn ngợp, kéo dài bất tận đến phía cuối của đường chân trời.Màu xanh là màu của sự sống, sinh sôi. Hình ảnh “ cỏ non” mang lại cho người đọc cảm giác nhựa sống đang tràn trề, bao phủ toàn bộ không gian.
Trên cái nền xanh bất tận của cỏ non được điểm xuyết bởi sắc trắng của những bông hoa lê. Sự tinh khôi của những cánh hoa lê càng làm cho bức tranh mùa xuân thêm rực sáng, tươi đẹp.
Sự kết hợp giữa sắc xanh của cỏ non với sắc trắng của hoa lê hài hòa đến độ tuyệt diệu, gợi ra nét đẹp riêng của ngày xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.
Trong tám câu thơ tiếp theo,Nguyễn Du đã tái hiện sống động cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
“ Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Cấu trúc trần thuật kết hợp với nghệ thuật liệt kê và tiểu đối cho ta biết về hai hình thức sinh hoạt văn hóa: nghi lễ và hội hè trong tết thanh minh mùng ba tháng ba ngày trước.
“Lễ tảo mộ” là sửa sang, quét dọn,hương khói cho phần mộ của những người thân đã mất- một nghi thức thành kính, trang nghiêm mang tính truyền thống.
“Hội đạp thanh” là cuộc vui chơi,du xuân trên thảm cỏ xanh nơi đồng quê.
Sau đó,không khí lễ hội được Nguyễn Du miêu tả sống động:
“ Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Cảnh lễ hội, không khí náo nhiệt, vui tươi được khắc họa qua hệ thống các động từ như: “ nô nức”, “ sắm sửa”
Tính từ “ gần xa” gợi ra cảnh con người tham gia lễ hội. Mọi người ở khắp mọi nơi kéo về hội xuân với tâm trạng hồ hởi, náo nức.
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Dự lễ hội còn có chị em, tài tử giai nhân. Hình ảnh “ yến anh” với các phương tiện “ ngựa xe như nước”, trang phục “ áo quần như nêm”, mọi người nườm nượp kéo về hội xuân như chim én, chim oanh, chủ yếu là những người đang ở độ tuổi xuân non.
Quanh những ngôi mộ của người thân,mọi người rắc thoi vàng, giấy bạc, thắp hương khấn bái.
Dường như cách trở âm- dương đã bị xóa nhòa, bởi người sống vẫn giành cho người đã mất những tình cảm tha thiết, dạt dào.
Sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn đan tay ra về
………….
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Cảnh sắc vẫn mang cái nét thanh dịu của mùa xuân. Nắng dịu, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang..không gian như được thi nhỏ lại, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, chậm dãi.
Mặt trời ngả về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Không khí nhộn nhịp của lễ hội không còn nữa, tất cả như đang nhạt dần, lắng dần xuống
Với tâm hồn đầy nhạy cảm, tình yêu đối với sự sống của thiên nhiên, đất trời, cùng tài năng thể hiện tinh tế bậc thầy,Nguyễn Du đã vẽ ra một cách sinh động nhất, chân thực nhất khung cảnh ngày xuân trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” của Truyện Kiều.
Nguồn: Văn mẫu