24/05/2017, 14:30

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tâm trạng bà cụ Tứ.

Đề bài: Em hãy phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tâm trạng bà cụ Tứ qua đó để thấy được tài năng trong việc xây dựng tâm lý nhân vật của Kim Lân. Kim Lân là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, đặc biệt ông rất xuất sắc trong việc hiểu được diễn biến tâm lý nhân vật, qua những hình ảnh đậm ...

Đề bài: Em hãy phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tâm trạng bà cụ Tứ qua đó để thấy được tài năng trong việc xây dựng tâm lý nhân vật của Kim Lân. Kim Lân là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, đặc biệt ông rất xuất sắc trong việc hiểu được diễn biến tâm lý nhân vật, qua những hình ảnh đậm chất nhân văn chính vì vậy việc xây dựng nhân vật và diễn biến tâm lý nhân vật đã hiện lên một cách sâu sắc và có ý nghĩa to lớn nhất trong tác phẩm, vợ nhặt của Kim Lân nổi bật ...

Đề bài: Em hãy phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tâm trạng bà cụ Tứ qua đó để thấy được tài năng trong việc xây dựng tâm lý nhân vật của Kim Lân.

Kim Lân là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, đặc biệt ông rất xuất sắc trong việc hiểu được diễn biến tâm lý nhân vật, qua những hình ảnh đậm chất nhân văn chính vì vậy việc xây dựng nhân vật và diễn biến tâm lý nhân vật đã hiện lên một cách sâu sắc và có ý nghĩa to lớn nhất trong tác phẩm, vợ nhặt của Kim Lân nổi bật lên với hình tượng bà cụ Tứ với những diễn biến tâm lý đặc sắc và mang màu sắc mạnh mẽ.

Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bà cụ Tứ đã phải trải qua rất nhiều những đau đớn do hoàn cảnh sống nghiệt ngã gây ra chỉ có duy nhất một người con trai nhưng cũng phải chịu cảnh cực khổ, và một lối sống đau khổ khi họ phải làm nên những điều có giá trị cho chính cuộc sống của họ, sống ở trong cái xóm ngụ cư nhỏ, bà chưa bao giờ được sống trong những giây phút được sung sướng, nhưng có lẽ điều mà bà cảm thấy hạnh phúc nhất chính là khi người con trai của bà đưa vợ về.

Trong cuộc đời của mình bà chưa bao giờ từng nghĩ rằng con trai mình sẽ lấy được vợ, bởi cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, sống trong những giây phút như vậy bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên, và cũng lo lắng cho cuộc sống sau này của con “ không biết sau này chúng nó có nuôi nổi nhau không”, chính cái đói làm cho bà cảm thấy đau đớn và có những điều làm nên bao giá trị sống mạnh mẽ trong những chi tiết và diễn biến tâm lý nhân vật cũng hiện lên một cách sâu sắc và đậm nét nhất, những chi tiết được xuất hiện ở đây đều mang những đặc trưng nổi bật trong tâm hồn của tác giả, khi ông xây dựng nên nhân vật với những tính cách rất điển hình, điều đó đã mang lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong những khoảng khăc khi nhìn thấy con mình đưa vợ về, và cũng có thái độ ngậm ngùi, và trong đôi mắt chứa đựng bao lo âu cũng kèm theo hai dòng nước mắt, có thể thấy dòng nước mắt đó là dòng nước mắt của hạnh phúc, và dòng nước mắt của sự lo lắng, tâm trạng đang rơi vào tình trạng đôi nửa khi cuộc sống có quá nhiều những điều khó khăn và điều đó khiến bà lo lắng. Trong đôi mắt bà đã kèm theo những nỗi lo lắng và bao nhiêu sự suy tư trắc trở đã diễn ra, điều đó tạo nên những khoảng khắc khiến bà vừa hạnh phúc cũng vừa đau khổ, lo lắng về sự sống sắp tới, những hình ảnh đặc trưng điển hình đó làm nên những khoảng khắc hạnh phúc và có giá trị nhất cho mỗi con người.

Nhưng trong dòng tâm trạng của bà cũng đang dần thay đổi đi khi sự sống cũng đang lóe lên những ý nghĩa to lớn trong tâm hồn của bà, khi bà bình tâm và nói “ ừ thôi thì các con đã phải duyên với nhau thì u cũng mừng lòng”. Tất cả những cảm xúc của tác giả đang dồn vào nhân vật để làm tăng lên mức độ diễn tả được những dòng tâm lý mang đậm màu sắc, hình ảnh đó đã làm nên những giá trị sống mạnh mẽ và khoảng trống tâm hồn.

Tâm trạng của bà cụ Tứ đang dần biến đổi từ trạng thái ngạc nhiên giờ đây bà đang bình tâm trở lại để tất cả cùng làm nên những ý nghĩa mạnh mẽ trong diễn biến tâm lý của nhân vật trong tác phẩm.  Niềm hạnh phúc cũng đang lộ ra một cách có ý nghĩa và giá trị nhất, biết bao khoảng trống trong tâm hồn cũng đang bừng lên, những giọt nước mắt của bà cụ Tứ cứ chảy ra bởi nỗi xúc động không thể kiềm chế được trong cảm xúc của Bà.

Trong toàn bộ diễn biến của tâm lý nhân vật tác giả đang nhập mình vào hoàn cảnh của nhân vật để sáng tỏ lên những giây phút có thể thấy lưu luyến và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc, những khoảng trống trong tâm hồn của người đọc, những cảm xúc đó đang dần lan tỏa và tạo nên những khoảng trống tâm hồn mạnh mẽ, khi hình ảnh bà cụ Tứ còn xuất hiện trong những câu chuyện trong tương lai khi kể cho người con dây nghe những chuyện vui, những chuyện hạnh phúc, ở đây chúng ta có thể thấy những tia hy vọng về một tương lai tươi sáng đã xuất hiện một cách đậm nét và chi tiết nhất trong tâm hồn của tác giả, những giá trị của nó để lại cho người đọc những cung bậc ngọt ngào và mang những điều sâu sắc nhất.

Tâm trạng của bà cụ Tứ diễn ra với tần số càng lớn trong tác phẩm khi diễn biến tâm lý nhân vật hiện lên với những cảm xúc rất khó tả và nó thay đổi theo một chiều hướng tích cực khi bà đã mơ về một tương lai tươi sáng hơn, bà muốn thoát khỏi một cuộc đời nghèo khổ lam lũ hiện tại, những giây phút đó làm cho tâm hồn của bà nhẹ nhõm hẳn lên. Khuôn mặt đang rạng rỡ những niềm tin về một tương lai tươi sáng. Sau khi thức dạy tâm trạng của bà đã dần thay đổi và nó tươi vui trong cuộc đời của mỗi người những hình ảnh đó để lại cho con người rất nhiều cảm xúc và những sự yêu thích một cách có ý nghĩa khi đón xem diễn biến tâm lý của nhân vật.

Khi trong bữa cơm đầu tiên với người con dâu mới bà đã đãi con dâu món chè khoán, có thể thấy tên gọi chè khoán có cái gì đó cao xa nhưng đó chỉ là cơm và rau chuối… cho dù nó đạm bạc không ngon nhưng nó chứa tran trong đó sự ấm áp của tình người, những bữa cơm gia đình ấm cúng tạo nên những cảm giác hạnh phúc và ấm áp nhất đối với bà cụ.

Chi tiết lá cờ đỏ ở cuối câu chuyện cũng đủ để thấy được niềm tin về sự giác ngộ lý tưởng và muốn thay đổi chính cuộc sống của mình. Những chi tiết đó đã làm nổi bật lên những tâm trạng được xuyên suốt và bao trùm lên bài thơ, những giá trị to lớn mà bài thơ này để lại cho người đọc đó là những diễn biến tâm lý đậm màu sắc và ngập tràn những lý tưởng hóa về ngôn ngữ của nhân vật. Những sự vật và hành động được thể hiện trong đó mang đậm cảm xúc và diễn biến tâm lý ngập trong đó là hoài niệm sâu sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Những hình ảnh của Bà cụ Tứ xuất hiện trong tác phẩm làm cho người đọc có rất nhiều những suy nghĩ lớn lao, trong cách xây dựng nhân vật của Kim Lân, những tác phẩm đó đã mang lại những suy nghĩ về xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám, những con người phải chịu số phận cực khổ, luôn phải bon chen và vất vả với những cuộc đời và mang những nỗi bất hạnh lớn. Những điều trên không chỉ để cho mỗi chúng ta thấy được bộ mặt của xã hội Việt Nam trước cách mạng, mà có đó chúng ta có thể tố cáo được tội ác mạnh mẽ của kẻ thù, những tội ác xấu xa được vạch trần và để thấy được tư tưởng chủ đạo của bài văn này là đều xoay quanh những nhân vật nghèo khổ, nhưng họ lại được sống trong một gia đình tran chứa tình yêu thương.

Dù cho đói nghèo nhưng trái tim nồng hậu và một tấm lòng bao la có thể xua đi cái đối để vươn lên một xã hội tốt đẹp hơn. Với tài năng của mình Kim Lân đã xây dựng rất thành công tâm lý nhân vật bà cụ Tứ, qua đó nổi lên rất nhiều những tính cách tiêu biểu của những con người đói khổ nhưng được sống ngập tràn trong tình yêu thương.

0