24/05/2017, 14:30

Điều dạy của bác Hồ qua câu: mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn dạy ta điều gì qua hai dòng thơ, vì sao việc trồng cây trong mùa xuân góp phần làm nên mùa xuân.  Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, mùa của trăm hoa khoe sắc rực rỡ nhất. Vì vậy, vào ...

Đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn dạy ta điều gì qua hai dòng thơ, vì sao việc trồng cây trong mùa xuân góp phần làm nên mùa xuân.  Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, mùa của trăm hoa khoe sắc rực rỡ nhất. Vì vậy, vào mùa xuân người ta thường trồng cây, bởi đây là mùa thích hợp để cho cây cối sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, nên Bác Hồ vĩ đại của chúng ta còn gọi mùa xuân là Tết trồng cây. ...

Đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn dạy ta điều gì qua hai dòng thơ, vì sao việc trồng cây trong mùa xuân góp phần làm nên mùa xuân.

 Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, mùa của trăm hoa khoe sắc rực rỡ nhất. Vì vậy, vào mùa xuân người ta thường trồng cây, bởi đây là mùa thích hợp để cho cây cối sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, nên Bác Hồ vĩ đại của chúng ta còn gọi mùa xuân là Tết trồng cây. Bác còn có một câu nói đầy ý nghĩa mùa trồng cây này: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Câu nói của Bác không chỉ thể hiện được sự quan tâm của Người đến mùa xuân của đất nước mà còn thể hiện được tầm hiểu biết về vạn vật, vũ trụ , một tầm nhìn sâu rộng về vai trò của cây cối đối với sự sống của con người nói chung, về con người Việt Nam nói riêng.

Mùa xuân là mùa của những cơn mưa phùn nhẹ, tiết trời trong lành mà ẩm ướt. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các loài cây cối, thực vật được hồi sinh sức sống, phát triển mạnh mẽ sau một mùa đông dài giá rét, cằn cỗi. Đây cũng là một quy luật của tự nhiên, đất trời. Bước vào mùa thu, cây cối bắt đầu trút từng chiếc lá khỏi cành, chỉ trơ lại những cành cây khô khẳng khiu chống chọi với một mùa đông đầy giá rét. Tuy nhiên, khi tiết trời lập xuân thì những cây này lại bắt đầu đâm chồi nảy lộc, phát triển những cành lá xanh mướt, mọi loài thực vật đều căng tràn sức sống. Cũng có lẽ vì mùa xuân mang đặc điểm ấy mà Bác Hồ của chúng ta gọi mùa xuân với cái tên đầy thân mật là Tết trồng cây.

Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là người cha già của dân tộc Việt Nam. Với địa vị của một vị lãnh tụ, Bác đã phải lo trăm công ngàn việc, giải quyết biết bao chuyện bộn bề của chính sự, của Cách mạng. Nhưng Bác luôn dành những khoảng thời gian quý báu của mình để vận động người dân trồng cây mùa xuân. Và câu nói “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” cũng được ra đời trong những lần vận động ấy. Bác Hồ phát động toàn dân trồng cây vào mùa xuân hoàn toàn không phải xuất phát từ mục đích cá nhân của Bác. Bác là người biết nhìn xa trông rộng, việc trồng cây hoàn toàn là vì một tương lai tốt đẹp của toàn dân. Nghĩa là Bác căn cứ vào cơ sở khoa học để thực hiện những cuộc vận động đầy ý nghĩa này. Như chúng ta đã biết, cây cối thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cây xanh cung cấp cho con người nguồn ô xi, lọc xạch không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết dòng chảy của sông ngòi, chống xói mòn mỗi khi có bão lũ xảy ra…

Xuất phát từ vai trờ thiết yêu của cây xanh đối với cuộc sống của con người. Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào trồng cây. Đặc biệt, lời phát động của Bác là vào mùa xuân, là mùa của sinh trưởng, mùa của các loài cây phát triển tươi tốt nhất. Như vậy, Bác Hồ không chỉ quan tâm đến cuộc sống của người dân mà còn am hiểu sâu sắc về đặc tính sinh học, quy luật tự nhiên của các mùa trong năm, để từ đó phát động toàn dân trồng cây. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây, không chỉ bởi thời tiết ủng họ, mà mùa xuân cũng là mùa mà con người thảnh thơi, thư thái nhất. Sau cả năm bận rộn với những công việc làm ăn, nhà cửa thì mùa xuân là lúc con người tạm gác lại công việc, rọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón tết.

Vì vậy, mùa xuân cũng là lúc con người có thể tham gia tích cực nhất vào phong trào trồng cây. Mùa xuân có thể coi là lúc “Thiên thời­_ Địa lợi_ Nhân hòa” thời điểm tập hợp được mọi yếu tố thích hợp để trồng cây. Mùa xuân không chỉ là mùa của tết xum vầy mà còn là mùa của Tết trồng cây. Theo Bác Hồ, trồng cây cũng là “trồng” thễm xuân cho đất trời, cho con người “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Câu nói của Bác quả thực rất ý nghĩa bởi mục đích của hành động trồng cây thật đẹp. Cây cối không chỉ làm cho mùa xuân thêm tươi đẹp, thếm nhựa sống mà còn làm cho cuộc sống của con người trở nên trong lành, tốt đẹp hơn. Vì vậy, câu nói “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” của Bác ở đây không chỉ hướng đến cái tươi đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mà “mùa xuân” ở đây là dùng để chỉ sự tươi đẹp, phát triển của đất nước. Nếu mùa xuân thường được các thi sĩ dùng để chỉ tuổi xuân của con người, thì ở đây Bác Hồ dùng nó để chỉ tuổi xuân của đất nước, về sự trường tồn của đất nước.

Như vậy, câu nói “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” của chủ tịch Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa lớn lao, không cỉ cho con người mà còn cho sự trường thịnh của đất nước, non sông. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng song song với nó là bao nhiêu mặt trái cần khắc phục, một trong số đó là sự ô nhiễm nặng nề của môi trường sống, đe dọa đến sự sống và sự tồn tại của con người. Vì vậy, câu nói của Bác Hồ càng có ý nghĩa đặc biệt trong thời đại ngày nay. Trồng cây góp phần làm cho không khí trong lành, hạn chế được những mặt trái của sự phát triển kinh tế.

0