Phân tích diễn biến tâm lý người Chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc
Phan tich dien bien tam ly cua nguoi Chinh phu – Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý người Chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm Nếu như nhà thơ Vương Xương Linh có bài thơ nói về người phụ nữ có số phận chồng đi lính thì Đặng Trần Côn cũng có. Tác phẩm của Đặng Trần Côn được ...
Phan tich dien bien tam ly cua nguoi Chinh phu – Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý người Chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm Nếu như nhà thơ Vương Xương Linh có bài thơ nói về người phụ nữ có số phận chồng đi lính thì Đặng Trần Côn cũng có. Tác phẩm của Đặng Trần Côn được Đoàn Thị Điểm dịch lại thành bản chinh phụ ngâm khúc. Tác phẩm ấy cũng nói lên tình cảnh lẻ loi cùng những tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nhưng khác với ...
– Đề bài: của Đoàn Thị Điểm
Nếu như nhà thơ Vương Xương Linh có bài thơ nói về người phụ nữ có số phận chồng đi lính thì Đặng Trần Côn cũng có. Tác phẩm của Đặng Trần Côn được Đoàn Thị Điểm dịch lại thành bản chinh phụ ngâm khúc. Tác phẩm ấy cũng nói lên tình cảnh lẻ loi cùng những tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nhưng khác với Nỗi khuê oán ngâm khúc thì người phụ nữ ở đây buồn suốt chứ không chuyển biến tâm trạng từ vô tư sang buồn như thế. Qua bài thơ ta thấy được diễn biến tâm lý của người chinh phụ diễn biến từ nhớ đến đau, từ nhẹ nhàng đến mãnh liệt, từ thấp đến cao.
Trước hết là những câu thơ đầu mang những cảm xúc của nỗi nhớ thương sầu muộn. Nỗi nhớ thương ấy gửi gió đông để đem đến nơi biên cương cửa ải:
“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. ”
Lòng người con gái xa chồng khi chồng phải đi chinh chiến mang đầy những nỗi nhớ thương vơi đầy. Người chồng của nàng đang chinh chiến ở Non Yên nên chính vì thế mà nàng đem tấm lòng thủy chung nhung nhớ của bản thân mình theo gió đông gửi đến cho chàng trai ấy. Tấm lòng của nàng là nghìn vàng cao quý gửi đến chồng. Nghìn vàng ấy không chỉ là tấm lòng nỗi thương nhớ mà còn chính là tấm lòng thủy chung của người chinh phụ.
Mặc dù không thể lên trên đó cùng chàng nhưng đôi mắt, tâm trí, tư tưởng, tình yêu của người phụ nữ ấy luôn nghĩ đến chồng của mình ở phương xa. Có thể nói trong cuộc đời người phụ nữ ấy tình yêu sự chung thủy là bất diệt. Sự nhớ nhung sầu muộn của cô vượt qua mọi trở ngại của không gian địa lí, mượn cơn gió đông để mang đến những tâm trạng của mình cho chồng biết. Thế rồi nỗi nhớ chồng được thể hiện rất rõ qua những câu thơ ấy.
Chữ nhớ được nhắc đến hai lần trong câu kết hợp với những hình ảnh của trời thăm thẳm như thể hiện nỗi nhớ ấy sâu tận trong tim và trong đáy lòng. Người con gái ấy nhớ đến mức làm cho nỗi nhớ ấy bỗng chốc biến thành nỗi đau đớn vô cùng cực. Nỗi nhớ ấy dài tựa đường lên trời, nỗi đau ấy là một nỗi đau đáu dày vò trong tim.
Thế rồi từ nỗi nhớ ấy mà người phụ nữ đã khóc qua hình ảnh của mưa phùn bay. Hình ảnh mưa phùn lất phất ngoài trời dầm dì như những giọt nước mắt khẽ rơi trên bờ mi rợp mắt của nàng chinh phụ. Tiếng mưa phùn trùng trùng rả rích rì rầm như thấm đẫm cái buồn của người thiếu phụ ấy. tiếng mưa ấy cũng như những tiếng nấc nghẹn ngào của nàng. Có thể nói tâm trạng của người chinh phụ ấy từ nhớ thương khôn xiết chuyển thành nỗi đau đáu trong lòng. Và dường như không kìm nén được cảm xúc nàng đã bật lên những tiếng khóc như những tiếng mưa phùn trong đêm. Mà người ta thường nói mưa dầm thấm lâu, vậy tiếng khóc nỉ non, giọt nước mặt lặng lẽ ấy phải chăng còn đau hơn cả khóc to. Chắc vậy vì nếu khóc to nỗi buồn cũng có thể vơi đi phần nào.
Sang đến đoạn thơ tiếp theo người chinh phụ ấy không thể nào nhìn đời bằng con mắt yêu đời được nữa mà cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Bức tranh ấy không phải nắng sớm dịu dàng tinh khôi, không có màu tuyết trắng tươi đẹp. nó cũng chẳng phải hoàng hôn mà mang nét buồn sâu kín. Nó là những hình ảnh của giọt sương, bông tuyết. Tuy nhiên nó không gợi lên màu sắc đẹp đẽ hay sự lãng mạn mà nó nhuốm màu tâm trạng. Đến khổ thơ này nỗi đau đáu chuyển thành nỗi đau như xé vò, cưa xẻ:
“Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô,
Giọt sương phủ, bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Vài tiếng đế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm,
Hoa đãi nguyệt, nguyệt một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. . ”
Đó chính là tâm cảnh, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh của bức tranh ấy như nói lên sự chuyển rời tâm trạng của người chinh phụ. Tuy nhiên nó không giống như cô gái trong Nỗi khuê oán ngâm khúc từ vui sang buồn mà ở đây nó chuyển rời từ đau sang đau hơn nữa. Cấp độ của nó không giảm mà còn tăng lên qua những hình ảnh ấy. Tâm trạng của nàng chinh phụ ấy như bị sương, bị tuyết làm cho buốt giá như bổ, búa như cưa, xẻ và phủ lên chính trái tim thể xác hay tinh thần của cô.
Qua đây ta thấy được những diễn biến tâm lý của người con gái đáng thương ấy. Tâm trạng cô qua những câu thơ không hề giảm đi mà còn tăng lên mãnh liệt. từ những nối nhớ khôn nguôi đến nói đau đáu và nàng khóc đến cuối cùng những cảnh vật bên ngoài qua tâm trạng của nàng cũng khiến cho nàng thêm buồn hơn.