21/02/2018, 09:30

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh – Văn hay lớp 9

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh – Bài làm 1 Bài ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một đoạn trích trong văn kiện báo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội thứ hai do Đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc năm 1951 ...

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh – Bài làm 1

Bài ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một đoạn trích trong văn kiện báo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội thứ hai do Đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc năm 1951 trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tuy đây chỉ là một đoạn trích nhưng bài văn có đầy đủ nhất tính chất đặc trưng của một bài văn nghị luận và được chứng minh qua ba phần rõ rệt sau:

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Từ đoạn: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của dân tộc ta từ xưa đến nay….Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Ở bài viết này tác giả đã nhấn mạnh đến lòng yêu nước của nhân dân ta ở các cuộc kháng chiến cho nên lòng yêu nước và hi sinh là vô cùng quan trọng. Trên thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra rất quyết liệt., đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước.

Để khẳng định được tinh thần yêu nước thì tác giả đã mượn một hình ảnh có tính chất tượng trương để so sánh: lòng yêu nước kết thành một làn sóng mạnh mẽ…..nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần bằng động từ thay thế nó đó là từ “nó”. Từ đó làm nổi bật sức mạnh yêu nước không gì có thể ngăn cản nổi. Cảm xúc mãnh liệt và sôi nổi rất đáng tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh đã bộc lộ rõ trong từng câu từng chữ. Phải là người yêu đất nước, cống hiến cả đời cho đất nước thì mới viết nên những câu văn dễ đi vào lòng người đến như vậy.

Đến phần thân bài để chứng minh cho những nhận định trên thì tác giả đã đưa ra những chứng cứ trong lịch sử giữ nước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là những tấm gương yêu nước mà điển hình là các vị anh hùng của dân tộc.

Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm không bao giờ cạn trong dòng máu người Việt. Giờ đây những lời nói đó đã được biểu hiện thành hành động thiết thực.

“Đồng bao ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở những vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức địa phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ ữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ nhưng nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến., cho đến nhưng đồng bào điền chủ quyên ruộng cho chính phủ….Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi làm việc, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Trong đoạn cuối thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để cụ thể hóa giúp cho người đọc có thể hình dung ra và nghe hiểu một cách dễ dàng nhất, chúng ta hãy ra sức để tuyên truyền, lãnh đạo và tổ chức, làm cho tinh thần yêu nước được hình thành vào công việc kháng chiến, vào công việc yêu nước.

Tinh thần yêu nước được Hồ Chí Minh phân tích lúc thì sôi nổi, lúc thì mãng liệt, lúc lại mang một vẻ tiềm tàng. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và sức thuyết phục cao, nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như liệt kê, so sánh, cấu trúc câu và một loạt các động từ có khả năng gợi cảm cao….từ đó làm cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối và sinh động có sức hấp dẫn và thuyết phục cao.

Đoạn bài văn chúng ta như được thổi bùng lên một ngọn lửa yêu nước của dân tộc ta, truyền thống bất khuất kiên cường là nền tảng để làm nên cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi vẻ vang.

Qua đoạn trích này Hồ Chí Minh đã khẳng định được lòng yêu nước chính là truyền thống quý báo của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó đã được thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh – Bài làm 2

Bài trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một đoạn trích trong văn kiện báo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội thứ II do đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc năm 1951 trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ nhất tính chất đặc trưng của một bài văn nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay….Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. ở chính bài viết này tác giả đã nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống giặc ngoại xâm cho nên lòng yêu nước và xả thân hi sinh là vô cũng quan trọng.Trên thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  đang diễn ra rát quyết liệt,đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước.

Để khẳng định đươc tinh thần yêu nước thì tác giả đã mượn một hình ảnh có tính chất tượng trưng để so sánh: lòng yêu nước kết thành một làn sóng mạnh mẽ… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần bằng đại từ thay thế đó là từ nó. Từ đó làm nổi bật sức mạnh lòng yêu nước không gì có thể ngắn cản nổi. Cảm xúc mãnh liệt và sôi nổi rất đỗi tự hào của chủ tích Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu từng chữ.

Xuống đến phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên thì tác gỉa đã đưa ra những chứng cứ trong lịch sử giữ nước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là những tấm gương yêu nước, điển hình là các vị anh hùng của dân tộc

Bốn ngàn năn dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm không bao giừ cạn trong dòng máu người dân Việt. Giờ đây những lời nói đó đã được biểu hiện thành hành động thiết thực:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”

Trong đoạn văn cuối thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để cụ thể hóa khái nệm trừu tượng giúp cho người đọc có thể hình dung ra và nghe hiểu một cách dễ dàng nhất, chúng ta hãy hãy ra thức để tuyên truyền, lãnh đạo và tổ chức,làm cho tinh thần yêu nước được hình thành vào công việc kháng chiến, vào công việc yêu nước.

Tinh thần yêu nước được bác phân tích lúc sôi nổi, lúc mãnh liệt và lúc tiêm tàng. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục rất cao,nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như là liệt kê, so sánh,lặp cấu trúc câu và một loạt động từ có khả năng gợi cảm cao…từ đó làm cho câu thơ trở nên nhịp nhàng,cân đối và khỏe khoắn hơn rất nhiều.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mọi người dân chúng ta, truyền thống bất khuất là sơ sở vững vàng để đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống pháp đi đến sự thắng lợi.

Qua đoạn trích này,tác giả đã khẳng định được lòng yêu nước chính là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó đã được thể hiện một cách rõ ràng nhất trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

0