Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư để thấy được tài năng độc đáo của ông. Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt ...
Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư để thấy được tài năng độc đáo của ông. Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt mà về câu chữ nhưng lại có cái chân thực trong cảm xúc. Ông viết thơ dường như viết ra những dòng cảm xúc, tâm sự, cảm nhận thật nhất của chính mình, cũng có lẽ vì vậy mà nhiều ...
Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư để thấy được tài năng độc đáo của ông.
Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt mà về câu chữ nhưng lại có cái chân thực trong cảm xúc. Ông viết thơ dường như viết ra những dòng cảm xúc, tâm sự, cảm nhận thật nhất của chính mình, cũng có lẽ vì vậy mà nhiều người không đánh giá cao thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng nếu cảm nhận được những cái mà ông viết thì lại có một cái đánh giá khác. Một trong những bài thơ được đánh giá là hay nhất của Lưu Trọng Lư, đó chính là bài thơ “Tiếng thu”.
Đánh giá về bài thơ “Tiếng thu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng nhận định đây không chỉ là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Lưu Trọng Lư, mà còn là bài thơ “thơ” nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Như vậy, qua cách đánh giá này, ta cũng phần nào hiểu được vị trí và vai trò của “Tiếng thu” trong thơ ca Việt Nam. Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”
Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được? Dù hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn thương bởi sự chia phôi, nhạt nhòa như chính cảnh sắc mùa thu khắc tạc vào lòng người.
Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm. Mà nó lại đẹp lại bởi chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn. Hay chính tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu như vậy. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không còn là một vật thể vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một con người, đặc biệt là một con người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự xa cách đối với người mà mình yêu. Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ. Và chính những giọt lệ trực trào ấy đã khiến cho mọi thứ trở nên nhạt nhòa, không thể nhìn rõ nét, chân thực. Hai câu thơ đầu gợi cho ta liên tưởng đến một đôi lứa yêu nhau, nhưng dường như họ bị ngăn cách, không thể gặp nhau. Vì vậy mà dù làm gì thì cũng nhớ, cũng mong đến đối phương.
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”
Theo dõi dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dù có đặt ra những câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm, nhưng dường như cũng chỉ là tự độc thoại với chính mình. Vì không nghe âm thanh thu về, nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh phúc. Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người chinh phụ. Giữa họ gắn kết bởi tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết. Nhưng, cũng chính sự tha thiết, nồng thắm ấy mà khi chia li không tránh được cảm giác đau đớn, mất mát.
Đó chính là hình ảnh mong chờ, khắc khoải của người chinh phụ khi mong ngóng từng chút tin tức về người chồng của mình nơi xa trường. Nỗi nhớ thương ấy càng bị đẩy lên cao trào khi biết nơi người chồng ra đi, đó chính là chiến trường xa xôi, đầy hiểm nguy mà bất kì lúc nào cũng có thể hi sinh mạng sống. Hiểu như thế, ta có thể thấy sự rạo rực mà nhà thơ Lưu Trọng lư nói đến ở đây không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm mà còn là sự đau đớn, lo lắng sự cách li có thể bất chợt ập đến. Hình ảnh người chinh phụ và chinh phụ trong câu thơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người chinh phu và chinh phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Mùa thu khiến cho những chiếc lá trên tán cây xanh trở nên héo tàn và bay theo làn gió, chỉ để lại những cành cây khẳng khiu. Đây là một hiện tượng tự nhiên của đất trời, nhưng khi đi vào những trang thơ văn thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa, biểu tượng của sự chia li. “Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén rễ và phát triển tươi tốt. Nhưng vào mùa thu, những cây xanh đã rụng lá, giống như thế giới tâm hồn của con người khi thu đến, đó chính là những cảm giác mất mát không tên của cảm xúc, làm khắc khoải, xao động mạnh mẽ trong tâm hồn.
“Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn. Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu, về những chiếc lá khô bay xào xạc, hình ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác “Con nai vàng ngơ ngác”. Người đọc cũng không khỏi thắc mắc, tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có liên kết, mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay không. Hay đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của Lưu Trọng Lư. Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ta lại có cảm giác hoàn toàn khác biệt. Con nai thường gợi liên tưởng đến sự ngây thơ, trong sáng. Và tình yêu cũng vậy, dù có bao nhiêu đau khổ thì nó cũng mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy. Câu thơ “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình của nhân vật trữ tình. Bởi dù có những bộn bề, đau đớn, mất mát thì chỉ cần còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì có thể vượt qua mọi giới hạn, thử thách.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn. Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đó là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu. Và tình yêu đó dù có những xa cách, có những bất đồng về cảm nhận nhưng vượt lên tất cả, tình yêu ấy được Lưu Trọng Lư khẳng định với tất cả sự thiêng liêng, to lớn của nó.