Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương – Văn lớp 11
Đề bài: Bài làm Hình ảnh người phụ nữ vất vả, mang trên vai gáng nặng của cả gia đình, một nắng hai sương được Tú Xương khắc họa thật rõ nét qua bào thơ “Thương vợ”. Bài thơ đã khắc họa chân thực hình ảnh bà Tú, một người vợ, người mẹ sẵn sàng hi sinh cho ...
Đề bài:
Bài làm
Hình ảnh người phụ nữ vất vả, mang trên vai gáng nặng của cả gia đình, một nắng hai sương được Tú Xương khắc họa thật rõ nét qua bào thơ “Thương vợ”. Bài thơ đã khắc họa chân thực hình ảnh bà Tú, một người vợ, người mẹ sẵn sàng hi sinh cho chồng, cho con
Nhắc đến Tú Xương, người ta lại nhớ đến một cây bút sắc sảo, giọng thơ trào phúng, châm biếm nhưng vẫn rất chữ tình. Có những bài toàn là đả kích như “Hỏi ông trời, Phỗng sành”. Có những bài lại mang tính trữ tình sâu sắc, thể hiện chất nghệ sĩ, sự cảm thông với những con người, những số phận trong cuộc đời này. Bài thơ “Thương vợ” cũng nằm trong số đó. Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh vất vả, tảo tần của bà Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Hình ảnh bà Tú được khắc họa với dáng hao gầy, đôi quang gánh bên thấp, bên cao. Quanh năm vất vả, đi sớm về khuya buôn bán kiếm tiền để nuôi gia đình gồm năm người con và một ông chồng. “Mom sông” chỉ một mỏm đất nhỏ nhô ra ở sông, nơi thuyền bè qua lại, một địa điểm không chắc chắn. Có thể, sau một trận mưa, nước ngập sẽ không còn dấu vết, có thuyền bè qua thì thành chợ, có thể chợ chỉ họp trong chốc lát. Lèo tèo đôi ba hàng quán, nơi đây chỉ phù hợp với những người buôn thúng bán mẹt với đồng vốn ít ỏi, kiếm tiền sống qua ngày, lời lãi chẳng có đáng là bao. Vậy mà, cái công việc bếp bênh, khó nhọc ấy bà Tú không phải chỉ chịu đựng trong một vài ngày, một vài tháng, “quanh năm”, nó gợi lên một thời gian dài đằng đẵng, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, dường như cả 12 tháng bà không có ngày nghỉ ngơi. Công việc thì vất vả, khó nhọc, vốn ít lãi không cao, trên vai bà còn phải gánh vác cả gia đình “năm con với một chồng”. Người con gái trong xã hội phong kiến phải chịu cảnh “tam tòng tứ đức”, sự bất công trong xã hội đè nặng trên vai. “Năm” số nhiều, “một” là số ít, người ta chỉ đếm tiền, đếm bạc… chứ có ít ai lại đếm số con, số chống. Câu thơ chứa đựng nỗi niềm chua xót, hình ảnh một gia đình vốn đã nheo nhóc vì đông con lại còn phải lo cho một ông chồng “ăn bám vợ”.
Để khắc họa rõ nét hơn chân dung của bà Tú, nhà thơ đã ví bà với hình ảnh con cò
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh con cò gắn với những bài ca dao, gắn liền với làng quê Việt Nam, nó được so sánh với những con người hiền lành, nhỏ bé, đêm ngày cặm cụi kiếm ăn
Con cò bay lả bay la
Bay từ đồng ruộng bay ra cánh đồng
Hay “Con cò lặn lội bờ sông”
Nhà thơ đã dùng hình ảnh “con cò” để so sánh với bà Tú, dáng vẻ hao gầy, bước chân tất tả vội vàng những ngày chợ đông. Tú Xương đã dùng biện pháp đảo từ “lặn lội” lên đầu câu, câu thơ không chỉ đơn thuần chỉ miêu tả mà còn như đang tả cảnh, nét vẽ chân thực, sống động, khắc họa hình ảnh nhỏ bé “thân cò”, một cuộc đời “lặn lội”, sáng sáng chiều chiều nơi “mom sông”.
Câu thơ không chỉ phác họa sự khó nhọc, tấm lòng hết lòng vì chồng vì con của bà Tú mà trong đó ta còn thấy được tấm lòng của Tú Xương dành cho vợ. Ông không dửng dưng trước những sự hi sinh, ông thấu hiểu cho những khó nhọc đó. Thương vợ ông tự trách mình, là một người trụ cột trong nhà, vậy mà ông coi mình như một miệng ăn để vợ phải nuôi
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Chamẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng thành ngữ “Vợ chồng là duyên nợ” “Duyên” là duyên số, sự sắp đặt cảu ông tơ, bà nguyệt. “Nợ” là nợ đời, sự cam chịu số phận. Nếu trời cho một lương duyên thì tốt đẹp, còn nếu “nợ” thì phải chịu đựng, đau khổ một đời. Chính vì lẽ đó, dù cuộc sống có nhiều sóng gió, nhiều khó nhọc, những “nắng, mưa” của cuộc đời âu cũng là số phận. Các số từ trong câu thơ cứ tăng lên dần “một…hai….năm…mười” cho ta thấy rõ sự hi sinh của bà Tú, “âu đành phận” một sự chấp nhận đến chua xót, đau lòng.
Hai câu thơ kết, là tiếng lòng của chính tác giả, ông tự chửi đời, chửi mình.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Với vai trò một người chồng, người cha, tru cột chính trong gia đình, vậy mà “hờ hững cũng như không”, một ông nghè, ông cử thất thế trước sự thăng trầm của xã hội.
Bài thơ với ngôn ngữ thơ bình dì, lời lẽ tự nhiên, phóng khoáng, hình tượng thơ gợi cảm xúc nơi người đọc. “Thương vợ” không chỉ là sự thương cảm, cảm thông sâu sắc của Tú Xương dành cho vợ mà còn nói lên nỗi niềm xót xa của chính nhà thơ.
Nguồn: Văn mẫu hay
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
- phân tich thương vợ