Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương
Đề bài: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương Bài làm Nhà thơ Trần Tế Xương là một bài thơ trào phúng với giọng thơ vô cùng sắc sảo, châm biên, thể hiện sự chế nhạo, mạnh mẽ hiếm thấy. Trần Tế Xương sống trong xã hội phong kiến ông bị dày vò bởi cảm ...
Đề bài: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương
Bài làm
Nhà thơ Trần Tế Xương là một bài thơ trào phúng với giọng thơ vô cùng sắc sảo, châm biên, thể hiện sự chế nhạo, mạnh mẽ hiếm thấy.
Trần Tế Xương sống trong xã hội phong kiến ông bị dày vò bởi cảm giác mình không làm tròn trách nhiệm với người vợ của mình. Bài thơ “Thương vợ” thể hiện sự dằn vặt của tác giả không làm cho vợ mình được hạnh phúc. Khiến cho vợ mình phải chịu khổ.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Hình ảnh người vợ, người phụ nữ trong bài thơ là hình ảnh người vợ tần tảo, chăm chỉ hy sinh vì chồng vì con, và một người chông luôn rằn vặt bản thân mình vì chưa lam cho vợ được hạnh phúc.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Người phụ nữ làm nghề buôn bán ở quanh sống, như mọi nghề mưu sinh khác nhưng những công việc buôn bán gắn liền với sông và biển thường phải thức khuya dậy sớm. Người phụ nữ được ví như thân cò, thân vạc.
Bằng đôi quãng gánh của mình, nhờ sự tần tảo của người phụ nữ mà gia đình những người con được nuôi dưỡng chăm sóc, dù thu nhập cũng chẳng là bao. Những công việc đó có thể làm nên sự mưu sinh của người phụ nữ
Công việc thì khó khăn, nhọc nhằn thu nhập không nhiều, nhưng bà Tú lại phải lo lắng cho cả một gia đình có tất cả sáu miệng ăn “Năm con với một chồng” tất cả những người thân đó đều phụ thuộc vào công sức lao động của bà Tú.
Thông qua những câu thơ giản dị của Trần Tế Xương người đọc có thể cảm nhận được sự hy sinh gian khổ của bà Tú trong công việc thường ngày. Một người phụ nữ vô cùng chăm chỉ, thương chồng thương con có thể làm hết tất cả cho những người thân của mình.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Hình ảnh bà Tú được ví như một thân cò, chăm chỉ hiền lành, quanh năm mưu sinh nhặt nhạnh kiếm ăn nơi đồng ruộng, mom sông, trở thành biểu tượng lam lũ hy sinh vì chồng vì con của người phụ nữ Việt Nam
Trong thơ của Trần Tế xương không phải là thân con cò, nhưng được ví như thân cò, không còn là con vật cụ thể mà là thân phận, một cái gì đó vô cùng gày guộc mỏng manh, nhỏ bé trước biết bao xoay vần của cuộc đời.
Người phụ nữ yếu đuối, luôn phụ thuộc vào người đàn ông của đời mình nhưng giờ phải lặn lội, kiếm sống mưu sinh gánh gồng nuôi cả gia đình
Đức tính hy sinh của bà Tú chính là sự hy sinh của những người phụ nữ Việt Nam họ luôn chịu đựng mọi sự thiệt thòi, hy sinh mà không bao giờ than thở làm tất cả chỉ vì gia đình thân yêu của mình.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Trong hai câu thơ này Trần Tế Xương thể hiện sự duyên phận của việc trở thành vợ chồng. Người xưa có câu tu trăm năm mới được ngồi cùng thuyền, tu nghìn năm mới thành vợ chồng thể hiện duyên phận của những con người khi thành vợ chồng đều có nhân duyên từ kiếp trước.
Người phụ nữ khi lấy chồng mong gặp được người có thể mang lại hạnh phúc cho mình nhưng bà Tú lại trở thành trụ cột của gia đình, phải chăm sóc chồng con
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Trong hai câu thơ cuối này, tác giả Trần Tế Xương đang tự trách chính mình, thương cho số phận người phụ nữ, người vợ của mình khi phải vất vả mưu sinh quanh năm lo lắng cho chồng cho con.
Tác giả chửi bản thân khi không lo được cho vợ mình một cuộc sống đầy đủ, chửi mình “hờ hững” nghe sao thật cay đắng chua chát, thể hiện sự bất lực của người chồng khi không lo lắng, chăm nom cho vợ được tốt.
Bài thơ “Thương vợ” được tác giả Trần Tế Xương viết để tặng vợ mình thể hiện cuộc sống long đong lận đận của người phụ nữ khi lấy nhầm chồng phải tần tảo, nhẫn nại, quên mình lo toan cho chồng con.
Bài thơ “Thương vợ” là một bài thơ thể hiện sự kiểm điểm, tác giả tự trách bản thân mình khi không lo lắng được cho vợ con tử tế để cho người vợ đầu ấp má kề của mình phải lam lũ vất vả.
Thông qua những lời thơ tác giả muốn thể hiện tình cảm thương vợ, tấm lòng của tác giả dành cho người vợ của mình.
Thảo Nguyên